Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 Trường THCS Lý Thái Tổ có đáp án

TRƯỜNG THCS LÝ THÁI TỔ

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

ĐỀ SỐ 1

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện

C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D. Phong trào Duy Tân.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892

C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885

D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895

Câu 5: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu 6: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu 7: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?

A. Xây dựng phòng tuyến

B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.

C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.

Câu 8: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?

A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.

B. Lo tích lũy lương thực.

C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Câu 9: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?

A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.

C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.

Câu 10: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?

A. Chưa hợp thời thế.

B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.

C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 2

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?

A.Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Hiệp ước Hác - măng (1883)

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 2: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?

A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Câu 3: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Câu 6: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?

A. 1884

B. 4/1892

C. 1893

D. 1897

Câu 7: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A. Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Câu 8: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

A. Vơ vét tiền của nhân dân

B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.

C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.

D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Câu 2: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

A. Hoàng Diệu

B. Nguyễn Tri Phương

C. Tôn Thất Thuyết

D. Phan Thanh Giản

Câu 3: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?

A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.

C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.

D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.

Câu 4: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.

B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.

C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.

D. Được trang bị vũ khí hiện đại

Câu 5: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Câu 6: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

A. Người Dao, người Hoa.

B. Người Thượng, người Khơ-me.

C. Người Thái, người Mường.

D. Người Thượng, người Thái.

Câu 7: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Đã gây được tiếng vang lớn

B. Đạt được những thắng lợi nhất định.

C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội

D. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.

(Thực tại xã hội lúc bấy giờ là một xã hội mục nát, chế độ phong kiến khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu và yêu cầu cải cách đã đặt ra là phải cải cách, duy tân.)

Câu 8: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?

A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội

B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.

C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.

D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau

B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau

C.  Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước

Câu 2. Sự kiện nào tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ ở thế kỉ XVIII?

A. Công bố Tuyên ngôn độc lập.

B. Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.   

C. Hội nghị lục địa.

D. “ Chè Bốt-xtơn”.

Câu 3. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì?

A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh

B. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện

C. Tiến hàng chiến tranh với các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản

D. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc

Câu 4. Sự kiện nào gây ra tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại?

A. Chủ nghĩa phát xít được hình thành ở Đức, Italia, Nhật Bản.

B. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

Câu 5. Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?

A. Hai chính quyền song song tồn tại.

B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.

C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.

D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.

Câu 6. Sự kiện nổi bật nào tạo nên sự chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước châu Á.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

C. Phe Hiệp ước giành thắng lợi trên các mặt trận.

D.  Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện

Câu 7. Đảng Quốc Đại là đảng của giai cấp nào?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp vô sản.

C. Giai cấp phong kiến.

D. Giai cấp nông dân

Câu 8. Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?

A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.

B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển.

C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.

D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân các nước thực dân phương Tây tiến hành xâm lược Đông Nam Á?

A. Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên.

B. Nhu cầu thị trường và thuộc địa của các nước phương Tây.

C. Chính trị các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng.

D. Các nước Đông Nam Á thực hiện cải cách không thành công.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi - pay (Ấn Độ) diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1857 đến năm 1858.

B. Từ năm 1858 đến năm 1859.

C. Từ năm 1857 đến năm 1859.

D. Từ năm 1856 đến năm 1858.

Câu 2. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?

A. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.

B. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.

C. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. 

D. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.

Câu 3. Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 1929 – 1929 có liên quan đến đặc điểm nào của cuộc đấu tranh?

A. Mục tiêu và lãnh đạo.

B.  Lãnh đạo và quy mô.

C. Mục tiêu và quy mô.

D. Mục tiêu và ý nghĩa.

Câu 5. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là gì?

A. Cách mạng tư sản triệt để nhất.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân chủ nhân dân.

D. Cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 - Trường THCS Lý Thái Tổ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?