TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN
BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021
MÔN LỊCH SỬ 8
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do Nga hoàng đứng đầu.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 2. Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô so với thế giới xếp hàng thứ mấy?
A. Xếp thứ nhất.
B. Xếp thứ nhì.
C. Xếp thứ ba.
D. Xếp thứ tư
Câu 3. Câu kết thúc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?
A. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.
B. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.
C. Biểu hiện sự đoàn kết của vô sản thế giới.
D. Là khẩu hiệu kết đấu tranh của vô sản thế giới.
Câu 4. Điểm tiến bộ chung của Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp là
A. Đề cao sự tự do, bình đẳng của con người.
B. Khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng.
C. Xóa bỏ chế độ nô lê và bóc lột công nhân làm thuê.
D. Xác định quyền bình đẳng của công nhân trước pháp luật.
Câu 5. Tại sao Liên Xô phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong những năm 1926 – 1929?
A. Đây là bước khởi đầu của công nghiệp hóa.
B. Thúc đẩy công nghiệp nhẹ, công nghiệp và củng cố quốc phòng.
C. Để hỗ trợ cho tất cả các ngành kinh tế.
D. Để trang bị máy móc cho tất cả các ngành.
Câu 6. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là
A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô.
B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng.
C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen .
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen.
Câu 7. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình các nước tư bản chủ nghĩa ở Âu - Mĩ như thế nào?
A. Các nước Âu - Mĩ đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị.
B. Các nước Âu - Mĩ ra sức cạnh tranh với nhau quyết liệt.
C. Các nước Âu - Mĩ chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Các nước Âu - Mĩ lần lượt lâm vào tình trạng khủng khoảng kinh tế.
Câu 8. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
A. Đưa nước Nhật thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
B. Tăng cường địa vị chính trị của Nhật trên trường quốc tế.
C. Mở rộng thuộc địa, âm mưu bá chủ thế giới.
D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
B. Thái tử Đức bị ám sát.
C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở các nước.
D. Thái tử Nga bị ám sát.
Câu 10. Cương lĩnh của Đông minh hội là
A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, giành ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc, giành độc lập.
C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 11. Tại sao nói: “Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”
A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc.
B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân
Câu 12. Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là
A. Vua.
B. Tư sản, quý tộc mới.
C. Nông dân.
D. Chủ nô.
Câu 13. Nền cộng của nước Pháp được thành lập ngày tháng năm nào?
A. Ngày 21/9/ 1792.
B. Ngày 20/9/ 1792.
C. Ngày 23/9/ 1792.
D. Ngày 24/9/ 1792
Câu 14. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Mít tinh, biểu tình
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Bãi công
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 12 năm 1921.
B. Tháng 12 năm 1922.
C. Tháng 12 năm 1923.
D. Tháng 12 năm 1924.
Câu 2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nào?
A. Các công trường thủ công.
B. Các ngành ngoại thương.
C. Các trung tâm về công nghiệp.
D. Các thành thị phát triển.
Câu 3. Nhân tố nào không khiến các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản tháng Mười Nga.
D. Hai khối quân sự đối lập nhau được thành lập.
Câu 4. Cơn bão táp cách mạng tư sản diễn ra ở nhiều nước châu Âu trong những năm 1848 – 1849 đã
A. làm suy yếu chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Âu.
B. làm rung chuyển chế độ phong kiến ở nhiều nước.
C. thống nhất các quốc gia, dân tộc ở châu Âu.
D. bùng lên phong trào cải cách nông nô ở châu Âu.
Câu 5. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào đối với nhân dân Ấn Độ ?
A. Mở rộng quyền tự do dân chủ.
B. Cai trị hà khắc.
C. Cai trị gián tiếp.
D. Đàn áp tôn giáo.
Câu 6. Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là gì?
A. Ổn định đời sống nhân dân.
B. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh.
C. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa.
D. Giải quyết hậu quả chiến tranh.
Câu 7. Biểu hiện nào sau đây không phải hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Tàn dư phong kiến tồn tại nặng nề.
B. Nhiều công ti mới xuất hiện.
C. Giá thực phẩm tăng cao.
D. Nông nghiệp không có gì thay đổi.
Câu 8. Biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (Nga) diễn ra vào ngày tháng nào năm 1917?
A. 27/2.
B. 23/2.
C. 20/2.
D. 3/2.
Câu 9. Một trong những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật của nền văn hóa Xô viết là gì?
A. Nhiều nhà văn và nghệ sĩ nổi tiếng khắp thế giới.
B. Phổ cập giáo dục tiểu học trên cả nước.
C. 60 triệu người thoát nạn mù chữ.
D. Nhiều trường học được xây dựng mới.
Câu 10. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Tiểu tư sản.
D. Tăng lữ.
Câu 11. Cách mạng tháng Hai năm 1917 mang tính chất là một cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản.
B. dân chủ tư sản kiểu mới.
C. giải phóng dân tộc.
D. dân tộc, dân chủ nhân dân.
Câu 12. Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?
A. Đồng minh những người cộng sản.
B. Quốc tế thứ nhất.
C. Quốc tế thứ hai.
D. Quốc tế thứ ba.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Chính sách kinh tế mới được thực hiện đã mang lại kết quả gì cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của nước Nga Xô viết?
A. sản xuất công, nông nghiệp đình trệ.
B. đưa Liên Xô trở thành một nước đế quốc.
C. được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
D. Đảng Bôn-sê-vích củng cổ quyền lực.
Câu 2. Nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của
A. nhiều quốc gia dân tộc dân chủ.
B. một loạt quốc gia tư sản mới.
C. nhiều quốc gia vô sản mới.
D. một loạt của các quốc gia tư bản mới.
Câu 3. Khối Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những nước nào?
A. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a.
B. Đức, Anh, Pháp.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Anh, Pháp, i-ta-li-a.
Câu 4. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều đạt được mục tiêu chung là gì?
A. Lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến.
B. Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới.
C. Thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
D. Giành lại độc lập từ tay thực dân Anh.
Câu 5. Cương lĩnh của “Đồng minh những người cộng sản” do Mác và Ăng-ghen soạn thảo có tên là
A. Cương lĩnh những người cộng sản.
B. Cương lĩnh đồng minh cộng sản.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Tuyên ngôn những người cộng sản.
Câu 6. Sự kiện nào được xem là đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Véc – xai (5/5/1789).
B. Quần chún nhân dân phá ngục Ba – xti (14/7/1789).
C. Các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành hội đồng dân tộc (17/6/1789).
D. Vua Louis XVI lên ngôi (1774).
Câu 7. Thực dân phương Tây đã không thực hiện thủ đoạn cai trị nào đối với các nước Đông Nam Á ?
A. Chính sách "chia để trị".
B. Ra sức vơ vét của cải, tài nguyên đem về chính quốc.
C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh và nổi dậy của nhân dân thuộc địa.
D. Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.
Câu 8. “Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai?
A. Lê-nin.
B. Hồ Chí Minh.
C. Xta-lin.
D. Mao Trạch Đông.
Câu 9. Điểm tương đồng về nội dung giữa bản “Tuyên ngôn độc lập” của nhân dân Bắc Mĩ (4/7/1776) và bản “Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền” (26/8/1789) của nhân dân Pháp là gì?
A. Lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo và phản động của thực dân Anh.
B. Đề cao và bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.
C. Đề cao và bảo vệ các quyền tự nhiên cơ bản của con người như: Tự do, bình đẳng,..
D. Tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ và sự áp bức cuat giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Câu 10. Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất không đóng vai trò nào sau đây?
A. Kêu gọi nhân dân các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ.
B. Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
C. Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
Câu 11. Hai mươi năm sau khi thành lập Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào?
A. Một bộ phận chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực.
B. Một bộ phận muốn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
D. Một bộ phận cũng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để.
Câu 12. Nước Nga thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến trong hoàn cảnh nào?
A. Cách mạng tháng Mưới thành công.
B. Nội chiến kết thúc.
C. Khôi phục kinh tế.
D. Chống thù trong giặc ngoài.
Câu 13. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực nào?
A. Thái Bình Dương.
B. Đông Nam Á.
C. Bắc châu Âu.
D. Đông Nam châu Phi.
Câu 14. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào cách mạng của
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp nông dân.
C. giai cấp công nhân.
D. giai cấp tiểu tư sản.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
Câu 2: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1960, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 3: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?
A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn.
B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp.
C. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp.
D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam.
Câu 4: Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?
A. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
B. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.
D. Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Câu 5: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước
A. Giáp Tuất.
B. Nhâm Tuất.
C. Hác-măng.
D. Pa-tơ-nốt.
Câu 6. Một trong những nội dung quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX là
A. nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Việt Nam phục tùng một nước lớn là Trung Quốc.
C. Việt Nam có vị trí gần Lào và Campuchia.
D. triều Nguyễn muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh.
Câu 7. Tại sao thực dân Pháp tấn công Gia Định năm 1859?
A. Một số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.
B. Hệ thống giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng.
C. Cứu vãn “kế hoạch đánh nhanh” đang trên đà thất bại.
D. Hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 8. Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)?
A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.
B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.
C. Bồi thường cho Pháp chiến phí tương đương 380 vạn lạng bạc.
D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là
A. quân Pháp đánh chiếm Thuận An - cửa ngõ của kinh thành Huế, triều đình phải xin đình chiến (1883).
B. quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, đại diện triều đình là Tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn (1882).
C. triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
D. vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình rối loạn (1883).
Câu 2. Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) được kí kết tại
A. Thuận An.
B. kinh thành Huế.
C. Hà Nội.
D. Gia Định.
Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng về tình hình kinh tế Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Cuộc sống nhân dân ngày càng đói khổ.
B. Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ.
C. Các đề nghị cải cách đều bị khước từ.
D. Giặc cướp nổi lên khắp nơi.
Câu 4. Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e đã có hành động gì ngay sau khi đổ bộ lên Hà Nội?
A. Gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu.
B. Chiếm các mỏ than Hòn Gai, Nam Định.
C. Đồng loạt kéo sang Việt Nam đóng ở nhiều nơi.
D. Ra lệnh cho quân Việt Nam phải rút lên mạn ngược.
Câu 5. Chiến thắng tiêu biểu nào của nhân dân ta tại Hà Nội vào năm 1883 đã làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động?
A. Chiến thắng tại cửa Nam.
B. Chiến thắng tại Sơn Tây.
C. Chiến thắng Cầu Giấy.
D. Chiến thắng tại Bắc Ninh.
Câu 6. Pháp quyết định tấn công thẳng vào của biển Thuận An vào năm 1883 trong khi triều Nguyễn đang gặp khó khăn nào?
A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.
B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.
C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 - Trường THCS Bùi Thị Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 Trường THCS Trần Phú có đáp án
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021 Trường THCS Lý Thái Tổ có đáp án
Chúc các em học tốt!