Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quất Lâm

TRƯỜNG THPT QUẤT LÂM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM:   

Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn của con người, đó là gì?

    A.   Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới.

    B.   Phát hiện ra châu Đại Dương.

    C.   Phát hiện ra châu Mĩ .

    D.   Phát hiện ra con đường buôn bán mới.

Câu 2:  Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

    A.   Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.

    B.   Chống lại các thế lực phong kiến.

    C.   Bảo vệ thương hội.

    D.   Thúc đẩy hoạt động thương mại.

Câu 3:  Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

    A.   “những con người xuất chúng”                      B.   “những con người thông minh”

    C.   “những con người vĩ đại’’                               D.   “những con người khổng lồ”

Câu 4:  Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

    A.   Khoa học tự nhiên.

    B.   Tôn giáo và văn hóa.

    C.   Khoa học- xã hội nhân văn.

    D.   Giá trị con người và tự do cá nhân.

Câu 5:  Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

    A.   Ấn Độ và các nước phương Đông.

    B.   Nhật Bản và các nước phương Đông.

    C.   Ấn Độ và các nước phương Tây.

    D.   Trung Quốc và các nước phương Đông.

Câu 6:  Nước nào là quê hương của phong trào Văn hoá phục hưng?

    A.   Pháp                        B.   Hà Lan                        C.   Đức                              D.   I-ta-li-a

Câu 7:  Lĩnh vực nào thể hiện sự tiến bộ của khoa học kĩ thụât vào thế kỉ XV ở các nước châu Âu?

    A.  Sự hiểu biết về dự báo thời tiết .

    B.  Hiểu biết về thiên văn và du lịch.

    C.  Sự hiểu biết về địa lí, đại dương.

    D.  Sự hiểu biết về đại dương, sử dụng la bàn.

Câu 8:  Một trong những nguyên nhân dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI là

    A.   Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước.

    B.   Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

    C.   Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội.

    D.   Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng.

Câu 9:  Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

    A.   Lãnh chúa phong kiến.                                    B.   Giai cấp nô lệ.

    C.   Giai cấp nông nô.                                             D.   Giai cấp nông dân tự do.

Câu 10:  Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

    A.   Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm.

    B.   Bị bộ tộc Giéc-man và Hung –nô xâm chiếm.

    C.   Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm.

    D.   Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm .

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm:

1

C

9

C

2

D

10

A

3

D

11

D

4

D

12

D

5

A

13

D

6

D

14

C

7

D

15

D

8

B

16

C

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM:  

Câu 1:   Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại vì

    A.  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.

    B.  là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây.

    C.  có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn thợ làm việc.

    D.  là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại.

Câu 2:  Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

    A.  chữ tượng hình.                                                  B.  chữ tượng ý.

    C.  hệ chữ cái A, B, C.                                             D.  chữ tượng thanh

Câu 3:  Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

    A.  quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

    B.  vua, quý tộc, nô lệ.

    C.  chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

    D.  quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 4:  Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

    A.  biết chế tác đồ gốm.                                          B.  biết cách tạo ra lửa.

    C.  biết trồng trọt và chăn nuôi.                               D.  biết chế tác công cụ lao động.

Câu 5:  Tư hữu xuất hiện là do

    A. điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    B. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm của xã hội làm của riêng.

    C. của cải làm ra quá nhiều, không thể dùng hết.

    D. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.

Câu 6:  Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là

    A. luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

    B. tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    C. năng suất lao động vươt xa thời kì đồ đá.

    D. con người có thể khai phá những vùng đất mới.

Câu 7:  Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông

    A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

    B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

    C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

    D. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

    A.  công xã.                   B.  bộ lạc.                          C.  làng bản.                      D.  thị tộc.

Câu 9: Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là

    A.  phố xá, nhà thờ.                                                   B.  sân vận động, nhà hát.

    C.  bến cảng.                                                             D.  vùng đất trồng trọt xung quanh.

Câu 10:  Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

    A.  Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

    B.  Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.

    C.  Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

    D.  Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần trắc nghiệm:

1

A

9

C

2

C

10

A

3

D

11

A

4

B

12

C

5

B

13

A

6

B

14

B

7

C

15

D

8

D

16

D

 

ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là:

    A.  Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng

    B.  Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng

    C.  Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến

    D.  Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm

Câu 2:  Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là

    A.  Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè

    B.  Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì

    C.  Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp

    D.  Đặt ra nhiều thứ thuế mới

Câu 3: Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

    A.  Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ

    B.  Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

    C.  Xử tử vua Lui XVI

    D.  Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là:

    A.  Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng

    B.  Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp

    C.  Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới

    D.  Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp

Câu 5: Vua Sáclơ I bị xử tử là do:

    A.  Ý muốn của giai cấp tư sản

    B.  Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội

    C.  Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc

    D.  Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân

Câu 6:  Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì:

    A.  Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ

    B.  Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi

    C.  Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

    D.  Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

    A.  Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc

    B.  13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây

    C.  13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất

    D.  13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài

Câu 8:  Tháng 9 – 1791 ở nước Pháp, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

    A.  Cộng hòa tư sản                            B.  Dân chủ tư sản

    C.  Quân chủ lập hiến                         D.  Dân chủ

Câu 9: Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

    A.  Giáo hội Anh                                B. Nông dân và công nhân

    C.  Quý tộc mới                                 D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh

Câu 10: Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:

    A.  G.Oasinhtơn            B.  B.Phranklin                 C.  Ru-dơ-ven           D.  A.Lincôn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần trắc nghiệm:

1

C

9

D

2

C

10

A

3

B

11

D

4

A

12

B

5

D

13

D

6

C

14

B

7

A

15

A

8

C

16

B

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:   

Câu 1:  Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được xây dựng làm bến cảng buôn bán và trao đổi hàng hóa nước ngoài dưới triều đại nào?

    A.  Trần.                         B.  Lê sơ.                           C.  Hồ.                                D.  Lý.

Câu 2:  Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là:

    A.  Quốc tử giám.      B.  Quan xưởng.            C.  Quân xưởng.            D.  Đồn điền.

Câu 3:  Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua:

    A.  Lý Nhân Tông.        B.  Lý Thái Tông.             C.  Lý Thái Tổ.                 D.  Lý Thánh Tông.

Câu 4:  Ai được coi là ông tổ của nền sử học Việt Nam?

    A.  Lê Quý Đôn.           B.  Lê Văn Hưu.                C.  Tư Mã Thiên.              D.  Ngô Sĩ Liên.

Câu 5: Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là:

    A.  Phố Hiến (Hưng Yên).                                      B.  Thanh Hà (Phú Xuân – Huế).

    C.  Thăng Long.                                                       D.  Hội An (Quảng Nam).

Câu 6:  Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách:

    A.  Ngụ binh ư nông.

    B.  Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc.

    C.  Tiên phát chế nhân.

    D.  Vườn không nhà trống.

Câu 7:  Vào đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được:

    A.  Súng bắn đá.           B.  Súng thần cơ.              C.  Thuốc súng.                D.  Máy cày.

Câu 8:  Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là:

    A.  Đinh Công Trứ.                                                  B.  Đinh Điền.

    C.  Đinh Bộ Lĩnh.                                                    D.  Ngô Xương Ngập.

Câu 9:  Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là:

    A.  Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc.

    B.  Chăm lo đến đời sống nhân dân.

    C.  Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị.

    D.  Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước.

Câu 10:  Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

    A.  Hương Khê          B.  Lam Sơn                     C.  Bãi Sậy                        D.  Tây Sơn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần trắc nghiệm:

1

D

9

C

2

B

10

B

3

D

11

B

4

B

12

B

5

C

13

B

6

D

14

C

7

B

15

A

8

C

16

B

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN TRẮC NGHIỆM:   

Câu 1:  Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại vì

    A.  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.

    B.  là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây.

    C.  có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn thợ làm việc.

    D.  là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại.

Câu 2: Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

    A.  chữ tượng hình.                                                  B.  chữ tượng ý.

    C.  hệ chữ cái A, B, C.                                              D.  chữ tượng thanh

Câu 3: Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

    A.  quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

    B.  vua, quý tộc, nô lệ.

    C.  chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

    D.  quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 4: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

    A.  biết chế tác đồ gốm.                                          B.  biết cách tạo ra lửa.

    C.  biết trồng trọt và chăn nuôi.                               D.  biết chế tác công cụ lao động.

Câu 5:  Tư hữu xuất hiện là do

    A. điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    B. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm của xã hội làm của riêng.

    C. của cải làm ra quá nhiều, không thể dùng hết.

    D. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.

Câu 6:  Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là

    A. luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

    B. tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    C. năng suất lao động vươt xa thời kì đồ đá.

    D. con người có thể khai phá những vùng đất mới.

Câu 7:  Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông

    A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

    B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

    C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

    D. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

    A.  công xã.                   B.  bộ lạc.                          C.  làng bản.                      D.  thị tộc.

Câu 9:  Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là

    A.  phố xá, nhà thờ.                                                  B.  sân vận động, nhà hát.

    C.  bến cảng.                                                             D.  vùng đất trồng trọt xung quanh.

Câu 10:  Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

    A.  Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

    B.  Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.

    C.  Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

    D.  Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần trắc nghiệm:

1

A

9

C

2

C

10

A

3

D

11

A

4

B

12

C

5

B

13

A

6

B

14

B

7

C

15

D

8

D

16

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quất Lâm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?