Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Giao Thủy B

TRƯỜNG THPT GIAO THỦY B

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:  Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

    A.  Kinh thành Thăng Long                                     

    B.  Hoàng thành Thăng Long

    C.  Kinh thành Huế                                                 

    D.  Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

Câu 2:  Giáo dục nho giáo có hạn chế gì?

    A.  Nội dung chủ yếu là kinh sử

    B.  Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

    C.  Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học

    D.  Không khuyến khích việc học hành thi cử

Câu 3:  Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là

    A.  Lam Sơn thực lục                                               

    B.  Đại Việt sử kí toàn thư

    C.  Đại Việt sử kí                                                    

    D.  Đại Việt sử lược

Câu 4:  Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam

    A.  Hình luật                                                             

    B.  Hình thư         

    C.  Hoàng Việt luật lệ                                               

    D.  Quốc triều hình luật    

Câu 5:  Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là

    A.  Phật giáo                                                            

    B.  Thiên Chúa giáo         

    C.  Đạo giáo                                                              

    D.  Nho giáo      

Câu 6:  Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là

    A.  Bình Than và Diên Hồng                                   B.  Bình Than và Bạch Đằng

    C.  Diên Hồng và Bạch Đằng                                 D.  Diên Hồng và Lam Sơn

Câu 7:  Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua

    A.  Trần Thánh Tông                                   B.  Lý Thái Tổ                           C.  Lê Thánh Tông                     D.  Lê Thái Tổ

Câu 8:  Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

    A.  Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Xiêm

    B.  Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và  Minh

    C.  Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Thanh

    D.  Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

Câu 9:   Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ?

    A.  Thế kỉ XV – triều Lê sơ                                    B.  Thế kỉ XI – triều Lý

    C.  Thế kỉ X – triều Tiền Lê                                   D.  Thế kỉ XIV – triều Trần

Câu 10:  Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào?

    A.  Thế kỉ XIV                                           B.  Thế kỉ XV                             C.  Thế kỉ XII                          D.  Thế kỉ XIII

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1

D

9

A

2

B

10

B

3

C

11

A

4

D

12

B

5

B

13

D

6

A

14

B

7

C

15

C

8

D

16

D

 

ĐỀ SỐ 2

A - TRẮC NGHIỆM:    

Câu 1:  Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

    A. Bị bộ tộc Giéc-man và Hung –nô xâm chiếm

    B. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm            

    C. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

    D. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm

Câu 2:  Tính chất xã hội ở các thị quốc Phương Tây là gì?

    A.  Chế độ quân chủ chuyên chế.                         B.  Tính chất dân chủ.

    C.  Tính chất dân chủ chủ nô.                                D.  Tính chất chuyên chế cổ đại

Câu 3:  Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

    A.  Những người giàu có phung phí của cải thừa

    B. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.

    C.  Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo.

    D.  Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

Câu 4:  Hàng hóa quan trọng nhất trong quan hệ buôn bán của các quốc gia cổ đại Phương Tây là gì ?

    A.  Nô lệ                                                     B.  Lúa mì

    C.  Rượu nho                                             D.  Tơ lụa.                                    

Câu 5:  Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông lại đồ sộ như vậy?

    A. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc

    B. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua

    C. Thể hiện sức mạnh của thần thánh

    D. Thể hiện sức mạnh của đất nước

Câu 6:  Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?

    A.  Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo

    B.  Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân

    C.  Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người

    D.  Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân

Câu 7: Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

    A. Thúc đẩy hoạt động thương mại

    B. Bảo vệ thương hội

    C. Chống lại các thế lực phong kiến

    D. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển

Câu 8: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên những nguyên liệu nào ?

    A.  Mảnh sành

    B.  Lụa, thẻ tre, xương thú, mai rùa      

    C.  Giấy Pa-pi-rut                                   

    D.  Đất sét.

Câu 9: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

    A. Nô lệ                                                                     B. Nông dân tự do

    C. Lãnh chúa phong kiến                                       D. Nông nô

Câu 10: “Con đường Tơ Lụa” nối từ đâu đến đâu ?

    A.  A rập sang Châu Phi                                          B.  A rập sang Châu Âu.       

    C.  Trung Quốc sang Châu Âu                               D.  Trung Quốc sang A rập 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A - TRẮC NGHIỆM:    

1D

9D

2C

10C

3C

11D

4A

12A

5B

13B

6D

14C

7A

15A

8B

16B

 

ĐỀ SỐ 3

A - TRẮC NGHIỆM:   

Câu 1:  Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- phu- chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

    A. Thời kì Ăng –co                                                  B. Thời kì Bay-on

    C. Thời kì hoàng kim                                              D. Thời kì thình đạt        

Câu 2:  Hàng hóa quan trọng nhất trong quan hệ buôn bán của các quốc gia cổ đại Phương Tây là gì ?

    A.  Lúa mì                                                              B.  Nô lệ

    C.  Tơ lụa.                                                             D.  Rượu nho                

Câu 3:  Tính chất xã hội ở các thị quốc Phương Tây  là gì?

    A.  Tính chất dân chủ.                                             B.  Tính chất chuyên chế cổ đại

    C.  Tính chất dân chủ chủ nô.                                 D.  Chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 4: Biết tạo ra lửa và sử dụng lửa đó là phát minh quan trọng nhất của:

    A. Người tối cổ và người tinh khôn                         B. Người tinh khôn

    C. Vượn cổ                                                              D. Người tối cổ    

Câu 5: Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?

    A.  Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau

    B.  Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung và làm chung

    C.  Tập hợp một số thị tộc, sông cạnh nhau, cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi

    D.  có sự phân biệt giữa giàu và nghèo

Câu 6: Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?

    A.  Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo

    B.  Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân

    C.  Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân

    D.  Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người

Câu 7: Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

    A. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

    B. Bị bộ tộc Giéc-man và Hung –nô xâm chiếm

    C. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm            

    D. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm

Câu 8:  Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

    A. Lãnh chúa phong kiến                                          B. Nông dân tự do

    C. Nô lệ                                                                     D. Nông nô

Câu 9:  Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên những nguyên liệu nào ?

    A.  Giấy Pa-pi-rut                                   

    B.  Mảnh sành

    C.  Lụa, thẻ tre, xương thú, mai rùa      

    D.  Đất sét.

Câu 10: Lãnh địa phong kiến là gì?

    A. Vùng đất rộng lớn của nông dân     

    B. Vùng đất rộng lớn của quý tộc, tăng nữ

    C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

    D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1A

9C

2B

10C

3C

11A

4D

12D

5B

13D

6C

14B

7D

15D

8D

16C

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1:  Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại vì

    A.  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.

    B.  là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây.

    C.  có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn thợ làm việc.

    D.  là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại.

Câu 2:  Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

    A.  chữ tượng hình.                                      B.  chữ tượng ý.

    C.  hệ chữ cái A, B, C.                                  D.  chữ tượng thanh

Câu 3: Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

    A.  quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

    B.  vua, quý tộc, nô lệ.

    C.  chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

    D.  quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 4:  Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

    A.  biết chế tác đồ gốm.                                   B.  biết cách tạo ra lửa.

    C.  biết trồng trọt và chăn nuôi.                       D.  biết chế tác công cụ lao động.

Câu 5: Tư hữu xuất hiện là do

    A. điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    B. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm của xã hội làm của riêng.

    C. của cải làm ra quá nhiều, không thể dùng hết.

    D. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.

Câu 6:  Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là

    A. luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

    B. tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    C. năng suất lao động vươt xa thời kì đồ đá.

    D. con người có thể khai phá những vùng đất mới.

Câu 7:  Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông

    A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

    B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

    C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

    D. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

    A.  công xã.                   B.  bộ lạc.                   C.  làng bản.                   D.  thị tộc.

Câu 9: Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là

    A.  phố xá, nhà thờ.                            B.  sân vận động, nhà hát.

    C.  bến cảng.                                      D.  vùng đất trồng trọt xung quanh.

Câu 10:  Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

    A.  Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

    B.  Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.

    C.  Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

    D.  Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1

A

9

C

2

C

10

A

3

D

11

A

4

B

12

C

5

B

13

A

6

B

14

B

7

C

15

D

8

D

16

D

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM:  

Câu 1: Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được xây dựng làm bến cảng buôn bán và trao đổi hàng hóa nước ngoài dưới triều đại nào?

    A.  Trần.                                   B.  Lê sơ.                           C.  Hồ.                                D.  Lý.

Câu 2: Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là:

   A.  Quốc tử giám.                     B.  Quan xưởng.                C.  Quân xưởng.                 D.  Đồn điền.

Câu 3:  Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua:

    A.  Lý Nhân Tông.                   B.  Lý Thái Tông.              C.  Lý Thái Tổ.                      D.  Lý Thánh Tông.

Câu 4:  Ai được coi là ông tổ của nền sử học Việt Nam?

    A.  Lê Quý Đôn.                     B.  Lê Văn Hưu.                 C.  Tư Mã Thiên.                   D.  Ngô Sĩ Liên.

Câu 5: Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là:

    A.  Phố Hiến (Hưng Yên).                                        B.  Thanh Hà (Phú Xuân – Huế).

    C.  Thăng Long.                                                       D.  Hội An (Quảng Nam).

Câu 6:  Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách:

    A.  Ngụ binh ư nông.

    B.  Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc.

    C.  Tiên phát chế nhân.

    D.  Vườn không nhà trống.

Câu 7:  Vào đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được:

    A.  Súng bắn đá.                    B.  Súng thần cơ.                   C.  Thuốc súng.                    D.  Máy cày.

Câu 8: Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là:

    A.  Đinh Công Trứ.                                                  B.  Đinh Điền.

    C.  Đinh Bộ Lĩnh.                                                    D.  Ngô Xương Ngập.

Câu 9:  Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là:

    A.  Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc.

    B.  Chăm lo đến đời sống nhân dân.

    C.  Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị.

    D.  Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước.

Câu 10: Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

    A.  Hương Khê                    B.  Lam Sơn                           C.  Bãi Sậy                            D.  Tây Sơn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM:  

1

D

9

C

2

B

10

B

3

D

11

B

4

B

12

B

5

C

13

B

6

D

14

C

7

B

15

A

8

C

16

B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Giao Thủy B. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?