Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Ngọc Lâm có đáp án

TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian làm bài: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Bài 1.

Hai bản kim loại đồng chất, tiết diện đều, có cùng chiều dài l = 20cm và tiết diện nhưng có trọng lượng riêng khác nhau: d1 = 1,25d2.

Hai bản được hàn dính lại một đầu và được treo bằng sợi dây như hình (H1).

Để thanh nằm ngang người ta thực hiện hai biện pháp sau:

a) Cắt một phần của bản thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tìm chiều dài phần bị cắt.

b) Cắt bỏ một phần của bản thứ nhất. Tìm chiều dài phần bị cắt đi.

Bài 2.

Cho mạch điện như hình vẽ (H2)

Cho    R1 = 6Ω ; R2 = 20 Ω

          R3 = 20 Ω ; R4 = 2 Ω

a) Tính điện trở của đoạn mạch khi K đóng và khi K mở.

b) Khi K đóng, cho UAB = 24V. Tìm cường độ dòng điện qua R2 .

Bài 3.

 Dòng điện chạy qua một vòng dây tại  hai  điểm  A, B như hình. Dây dẫn là vòng dây đồng chất, tiết  diện đều và có điện trở R= 32Ω. Góc AOB =α.

a)Tính điện trở tương đương của vòng dây khi mắc vào mạch tại A, B.

b) Biết điện trở tương đương của vòng dây là 6Ω. Tính góc α.

c) Tính α để điện trở tương đương là lớn nhất.

ĐÁP ÁN

Bài 1:

a) - Gọi x là phần bị cắt. Do nó được đặt lên chính giữa phần còn lại và thanh cân bằng, ta có: 

\({P_1}.\frac{{l - x}}{2} = {P_2}\frac{l}{2}\)

- Gọi S là tiết diện của mỗi bản, ta có:   

\(\begin{array}{l}
{d_1}.S.l.\frac{{l - x}}{2} = {d_2}.S.l.\frac{l}{2}\\
 \Rightarrow {d_1}.(l - x) = {d_2}.l\\
 \Rightarrow x = \left( {1 - \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}} \right).l = \left( {1 - \frac{1}{{1,25}}} \right).20 = 4cm
\end{array}\)

b) - Gọi y là phần bị cắt bỏ đi,

trọng lượng bản còn lại là: \(P_1^/ = {P_1}.\frac{{l - y}}{l}\).

Do thanh cân bằng, ta có:   \({d_1}.S.(l - y).\left( {\frac{{l - y}}{2}} \right) = {d_2}.S.l.\frac{l}{2} \Rightarrow {\left( {l - y} \right)^2} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}.{l^2}\)

Thay số và biến đổi ta được: y2 - 40y + 80 = 0 ,

giải ra ta được:        \({y_1} = 20 + 8\sqrt 5 \)> 20cm (loại),    

                               \({y_2} = 20 - 8\sqrt 5  \approx 2,11cm\)

Bài 2:

a) Vẽ được một hoặc hai hình thì cho điểm :

- Khi K mở.

Mạch điện được vẽ lại như hình (H1,1)

   

    R12 = R1 + R2 = 26 Ω.

    R124  =  R12.R4 /(R12 + R4) = 1,86 Ω.

RAB = R124 + R3 = 21,86 Ω.

- Khi K đóng.

 Mạch điện được vẽ lại như hình (H1,2)

    R23  =  R2.R3 /(R2 + R3) = 10 Ω

    R234 = R23 + R4 = 12 Ω.

    RAB  =  R234.R1 /(R234 + R1) = 4 Ω.

b) - Khi K đóng dòng điện qua R2 là I2 :

   Dòng Điện qua R4 : I4 = UAB / R234 = 2A.

   Hiệu điện thế:          UCD = I4.R23 = 20V.

   Dòng điện qua R2 :  I2 = UCD / R2 = 1A.

                            Vậy I2 = 2A.

...

-(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

2. ĐỀ SỐ 2

Bài 1:

Một người đi xe máy trên đoạn đường chiều dài s km. Trong 1/2  quãng đường đầu, người đó đi đoạn đường s1, với vận tốc v1=30km/h. Trên đoạn đường còn lại, người đó đi 1/2  quãng đường đầu với vận tốc v2=20km/h và trong 1/2  quãng đường cuối với vận tốc v3, Biết vận tốc trung bình trên quãng đường s là v=30km/h. Tính v3.

Bài 2:

Ba bình đựng ba chất lỏng khác nhau và không gây tác dụng hoá học với nhau. Nhiệt độ của ba bình lần lượt là t1=30oC, t2=10oC và t3=45oC.Nếu đổ một nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12=15oC. Còn nếu đổ một nửa chất lỏng ở bình 1 sang bình 3 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t­13=35oC. Hỏi nếu đổ cả ba chất lỏng vào một bình thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt t123 là bao nhiêu? Xem như chỉ có ba chất lỏng đó trao đổi nhiệt với nhau.

...

-(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

3. ĐỀ SỐ 3

Bài 1: (4.0 điểm ) Một Xuồng máy đi trong nước yên lặng với vận tốc 35km/h. Khi xuôi dòng từ A đến B mất 3h và khi ngược dòng từ B đến A mất 4h .Hãy tính vận tốc dòng nước đối với bờ sông và quãng đường AB?

Bài 2: ( 4.0 điểm) Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2. Với cùng một hiệu điện thế và cùng một ấm nước, nếu dùng điện trở R1 thì nước trong ấm sôi sau thời gian

t1 = 30 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2 = 20 phút. Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ, nhiệt năng tỏa ra môi trường tỉ lệ với điện năng cung cấp cho bếp. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp sau:

a. Hai điện trở mắc nối tiếp.

b. Hai điện trở mắc song song.

Bài 3: ( 6.0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ.

Trong đó UAB = 2V; R2 = R3 =1.5 ; R4 = 2  ; R5  =3 ; R1= 0 .

Tìm các dòng điện.

...

-(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

4. ĐỀ SỐ 4

Bài 1.

An có việc cần đi vội ra ga. An có thể đi bộ với vận tốc 6km/h hoặc cũng có thể chờ 24 phút nữa thì sẽ có xe buýt đến ngay trước cửa nhà mình, đi đến ga với vận tốc 30km/h. Hỏi An nên chọn cách nào để đi đến ga sớm hơn ?

Bài 2.

Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng 300gam thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi ? Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 880J/kg.K. Biết nhiệt do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn.

Bài 3.

Hai gương phẳng M1, M2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau, cách nhau một đoạn d = 12cm. Nằm trong khoảng hai gương có hai điểm O và S cùng cách gương M1 một đoạn a = 4 cm; ( biết OS =  h = 6cm).

a) Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương M1 tại I, phản xạ đến gương M2 tại J rồi phản xạ đến O.

b) Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B. (AB là đường thẳng đi qua S và vuông góc với mặt phẳng của hai gương).

...

-(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1.(5,0 điểm)  Một cầu thang cuốn đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang trên đưa một người hành khách đứng yên lên lầu trong thời gian t1=1phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người hành khách đó phải đi mất thời gian t2=3phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển động, đồng thời người hành khách đi trên nó thì phải mất bao lâu để đưa người đó lên lầu?

Câu 2. (5,0 điểm) Một quả cầu kim loại có khối lượng riêng D = 7500 kg/m3 nổi trên mặt nước. Biết tâm của quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước. Bên trong quả cầu có một phần rỗng có thể tích V0. Biết khối lượng của quả cầu là 350g, khối lượng riêng của nước Dn = 103 kg/m3.

a) Tính V0.

b) Người ta bơm nước vào phần rỗng của quả cầu. Hỏi phải bơm khối lượng nước là bao nhiêu để quả cầu bắt đầu chìm toàn bộ trong nước?

Câu 3. (5,0 điểm) Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở nhiệt độ 250C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K. Nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K và 30% nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.

...

-(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngọc Lâm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?