TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: ( 2.0 điểm )
a. Thế nào là cặp gen dị hợp tử? Vai trò của cặp gen dị hợp trong tiến hoá, trong chọn giống và trong một số bệnh di truyền?.
b. Phép lai AaBbccDdee x AabbccDdEe sẽ sinh ra kiểu gen aabbccddee chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?(Với 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn. Không viết sơ đồ lai)
Câu 2 ( 2.0 điểm )
a. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kỳ sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ trước của nguyên phân toàn bộ thoi phân bào bị phá huỷ?
b. Công nghệ tế bào là gì, nêu các giai đoạn của công nghệ tế bào? Tại sao trong nuôi cấy tế bào và mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc?
Câu 3 ( 2.0 điểm ) Do đột biến nên ở người có những dạng XO, XXY, XXX; và cũng do đột biến nên gen h trên NST X gây bệnh máu khó đông.
a. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một con gái XO bị bệnh máu khó đông. Hãy giải thích.
b. Một phụ nữ bị bệnh máu khó đông lấy chồng bình thường. Họ sinh một con trai XXY. Hãy giải thích khi:
+ Người con trai này bị bệnh.
+ Người con trai này không bị bệnh.
Câu 4: ( 2.0 điểm ) Ở thực vật, Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 64000 cây trong đó 12000 cây quả đỏ hạt dài. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST khác nhau. Đối lập với quả đỏ hạt dài là quả vàng hạt tròn.
Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai? Tính số cây của các kiểu hình còn lại?
Câu 5: (2,0 điểm)Trên một phân tử mARN có tổng số X và U bằng 30% số Nuclêôtít của mạch, G lớn hơn U là 10% số Nuclêôtít của mạch, U bằng 180. Một trong hai mạch đơn sinh ra mARN đó có T=20%, G=30% số Nuclêôtít của mạch.
a. Xác định số đơn phân của mARN và của từng mạch đơn của gen?.
b. Khi gen đó sao mã liên tiếp 3 lần cần môi trường cung cấp bao nhiêu Ribônucl êôtit mỗi loại ?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | a. Cặp gen dị hợp tử. Vai trò của cặp gen dị hợp trong tiến hoá, trong chọn giống và trong một số bệnh di truyền. - Cặp gen di hợp tử: Hai alen của một cặp gen tương ứng tồn tại ở một vị trí nhất định của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, chúng khác nhau bởi số lượng, thành phần, trật tự phân bố các nuclêôtit. - Vai trò của cặp gen dị hợp: + Trong tiến hoá: tạo ưu thế lai, đảm bảo cho loài thích ứng tốt hơn với điều kiện sống bất lợi. Dị hợp trung hoà các đột biến lặn gây hại. Dị hợp tích luỹ các đột biến tạo điều kiện cho các đột biến tiềm ẩn tránh tác dụng của chọn lọc tự nhiên. + Trong chọn giống: tạo ưu thế lai ở thực vật, tạo lai kinh tế ở động vật, nâng cao năng suất, phẩm chất, sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. + Trong một số bệnh di truyền: Dị hợp hạn chế được sự xuất hiện một số đột biến lặn có hại, đồng thời tạo cho đột biến có điều kiện tích lũy, nhân lên qua các thế hệ để có dịp biểu hiện thành kiểu hình đột biến. b. Phép lai AaBbccDdee x AabbccDdEe sẽ sinh ra kiểu gen aabbccddee chiếm tỉ lệ bao nhiêu Ở trường hợp này ta xét 5 phép lai độc lập nhau ( có thể hs có cách tóm tắt khác, nếu đúng vẫn cho điểm) Aa x Aa → \(\frac{3}{4}\)A- + → \(\frac{1}{4}\)aa Bb x bb → \(\frac{1}{2}\)B- + →\(\frac{1}{2}\) bb cc x cc 1cc Dd x Dd → \(\frac{3}{4}\)D- + \(\frac{1}{4}\)dd Ee x ee \(\frac{1}{2}\)E- + \(\frac{1}{2}\)ee Vậy kiểu gen aabbccddee sinh ra ở đời con chiếm tỉ lệ là: \(\frac{1}{4}x\frac{1}{2}x1x\frac{1}{4}x\frac{1}{2} = \frac{1}{{64}}\) |
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0, 25đ
0, 5đ 0, 5đ
|
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2.5 điểm):
a) Tại sao nói sự kết hợp ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể?
b) Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta làm như thế nào?
Câu 2. (2.5 điểm):
a) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.
b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên kết?
Câu 3. (3.0 điểm):
Trên một cây cam có: bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang săn nhện.
a) Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trên.
b) Trên ngọn và lá cây cam còn có rệp bám; quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen.
Hãy nêu rõ mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài kể trên.
(Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp).
Câu 4.(2.5 điểm):
a) Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
b) Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội không? Việc phân biệt này có thật chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào giúp chúng ta nhận biết chính xác?
Câu 5. (3.0 điểm):
ADN và prôtêin khác nhau về cấu trúc ở những điểm cơ bản nào? Những chức năng cơ bản của prôtêin?
Câu 6. (2.5 điểm):
Sau đây là kết quả một số phép lai ở ruồi giấm:
Trường hợp1: a) P ♀ mắt nâu x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
b) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt nâu → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.
Trường hợp 2: c) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt đỏ tươi → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
d) P ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: \(\frac{1}{2}\) mắt đỏ thẫm :\(\frac{1}{2}\)mắt đỏ tươi.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.
Câu 7. (4.0 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều, của hợp tử II giảm dần đều, của hợp tử III không đổi. Thời gian của lần nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên phân đầu tiên. Xác định thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2.5đ) | a) Tại sao nói sự kết hợp ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể? b) Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta làm như thế nào? |
|
| a. Ở các loài sinh sản hữu tính, cơ thể bắt đầu từ một tế bào gọi là hợp tử; qua quá trình nguyên phân, bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài trong hợp tử được sao chép lại nguyên vẹn trong tất cả các tế bào của cơ thể. Khi giảm phân, số lượng NST giảm xuống còn n NST. Nhờ đó, khi thụ tinh bộ NST lưỡng bội của loài lại được phục hồi. | 0.75 |
| b. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ở thực vật: - Dùng phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn: + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
+ Nếu đời con đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu đời con phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. |
0.5
0.25
0.25 0.25 0,25 0,25 |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (1,0 điểm). Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác cơ bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 3 (1,5 điểm).Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây theo bảng sau:
Những đặc điểm của cây | Khi cây sống nơi quang đảng | Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà |
Đặc điểm hình thái
|
|
|
Đặc điểm sinh lí - Quang hợp - Thoát hơi nước |
|
|
Câu 4 (2,0 điểm). Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
Câu 5 (1,5 điểm). Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn).
a) Nếu tế bào đó nguyên phân liên tiếp, trong quá trình đó đã hình thành 127 thoi tơ vô sắc thì có bao nhiêu lần nguyên phân? Trong quá trình nguyên phân đó, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
b) Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra.
Câu 6 (2,0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
1. |
| 1.0đ |
| - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a) => Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai mà là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội. - Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp (AA): AA x aa → Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử (Aa): Aa x aa → Aa : aa |
0.25
0.25
0.25
0.25 |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (2,0 điểm):
Phản xạ là gì? Vì sao phản xạ là cơ sở của sự thích nghi đối với môi trường sống?
Câu 2 (3,0 điểm):
Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Công, Dũng.
Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Huyết tương Hồng cầu | Anh | Bắc | Công | Dũng |
Anh | - | - | - | - |
Bắc | + | - | + | + |
Công | + | - | - | + |
Dũng | + | - | + | - |
Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
Cho biết Công có nhóm máu A
Hãy xác định nhóm máu của 3 người còn lại?
Câu 3 (5,0 điểm):
Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng.
Câu 4 (6,0 điểm):
Cà chua có tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, do một gen quy định và nằm trên NST thường. Biện luận và viết sơ đồ lai cho các phép lai:
a. P thân cao thuần chủng x thân thấp thuần chủng.
b. P thân cao x thân cao.
Câu 5 (4,0 điểm):
Ở bò, các tính trạng: lông đen qui định bởi gen D, không sừng qui định bởi gen E, lông vàng qui định bởi gen d, có sừng qui định bởi gen e. Người ta cho một bò đực thuần chủng giao phối với một bò cái vàng, không sừng. Năm đầu sinh được một bê đực đen, không sừng. Năm thứ hai sinh được một bê cái đen, có sừng.
Hãy biện luận, lập sơ đồ lai kiểm chứng.
ĐÁP ÁN
câu | Các ý chính cho điểm | Điêm |
Câu 1 | - Khái niệm phản xạ: là những phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường trong và ngoài cơ thể. - Giải thích: + môi trường luôn thay đổi đòi hỏi phản xạ cũng phải thay đổi để SV thích nghi với môi trường sống. + bên cạnh việc hình thành các phản xạ KĐK, một số sinh vật bậc cao còn hình thành các phản xạ CĐK giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với các thay đổi từ môi trường. | 2 điểm 1,0 0,5 0,5 |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (3,5 điểm).
a) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích.
b) Ở cà chua, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho cây cà chua thân cao thuần chủng lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào? Hãy giải thích.
Câu 2 (3,0 điểm).
a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?
b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?
c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Hãy nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân không bình thường.
Câu 3 (2,0 điểm).
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ.
b) Một đoạn mạch 1 của phân tử ADN có trình tự nuclêôtit như sau:
- A - T - X - A - X - G - T - A -
Hãy xác định đoạn mạch 2 của phân tử ADN trên và đoạn mARN tương ứng do đoạn ADN trên tổng hợp, biết rằng mạch 2 của phân tử ADN này làm mạch khuôn.
Câu 4 (5,5 điểm).
a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 5 (2,0 điểm).
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6 (4,0 điểm).
Ở một loài sinh vật, một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể đơn.
a) Xác định số tế bào con được tạo ra.
b) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
c) Tất cả các tế bào con tạo ra sau 4 đợt nguyên phân đều trở thành tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân tạo giao tử. Xác định số giao tử được tạo ra.
ĐÁP ÁN
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 1 |
| 3.5đ |
| a)- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn. - Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo. | 0.75
0.75 |
b)- KQ cho toàn thân cao. - Cây cà chua thân cao thuần chủng có kiểu gen AA cho một loại giao tử A. - Cây cà chua thân thấp có kiểu gen aa cho một loại giao tử a. - Lai phân tích: AA x aa → 100% Aa (thân cao). | 0.5 0.5 0.5 0.5 |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Ngô Mây. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: