Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Võ Văn Kiệt có đáp án

TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian làm bài: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Bài 1( 4điểm)

     Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hai xe khởi hành thì:

          a) Hai xe gặp nhau.

          b) Hai xe cách nhau 13,5 km.

Bài 2( 3điểm)

       Trước mặt em là một lon nước ngọt và một cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? Tại sao?

Bài 3( 4điểm)

      Một người kéo đều một vật có khối lượng 30kg trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m và độ cao 1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 25N.

a) Tính công người đó đã thực hiện.

b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

Bài 4( 4điểm)

a) Một khí cầu có thể tích 20m3 chứa khí hiđrô, có thể nâng lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hiđrô là 0,9N/m3.

b) Muốn nâng lên một người nặng 50kg thì thể tích tối thiểu của khí cầu là bao nhiêu (coi trọng lượng của vỏ khí cầu không đổi).

Bài 5 ( 5 điểm)

     Có 2 bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 10 lit nước ở nhiệt độ 800C, bình thứ hai chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 400C.

a) Nếu chuyển toàn bộ nước ở bình thứ nhất vào một thùng nhôm có khối lượng 2kg ở nhiệt độ 300C. Tính nhiệt độ của nước ở trong thùng khi bắt đầu xảy ra sự cân bằng nhiệt.

b) Nếu rót 1 phần nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai, sau khi bình thứ hai đã đạt cân bằng nhiệt, người ta lại rót trở lại từ bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước để cho trong hai bình lại có dung tích nước bằng lúc ban đầu. Sau các thao tác đó nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là 780C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại?

 Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường).

ĐÁP ÁN

BÀI

NỘI DUNG

ĐIỂM

Bài 1

(4,5đ)

a) (2,0 đ) (Học sinh có thể chọn mốc thời gian từ khi xe 1 chuyển động hoặc từ khi xe 2 chuyển động).

Đổi 5m/s = 18km/h

Giả sử sau t (h, t>0) kể từ lúc xe 2 khởi hành thì 2 xe gặp nhau:

Khi đó ta có quãng đường xe 1 đi được là: S1 = v1(0,5 + t) = 36(0,5 +t)

Quãng đường xe 2 đi được là:        S2 = v2.t = 18.t

Vì quãng đường AB dài 72 km nên ta có: 36.(0,5 + t) + 18.t = 72 => t = 1(h)

Vậy sau 1h kể từ khi xe hai khởi hành thì 2 xe gặp nhau

 

 

0,25

0,5

0,5

0,5

0,25

b) (2,5 đ) có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Hai xe chưa gặp nhau và cách nhau 13,5 km (1,5 đ)

Gọi thời gian kể từ khi xe 2 khởi hành đến khi hai xe cách nhau 13,5 km là t2 (h)

Quãng đường xe 1 đi được là:    S1’ = v1(0,5 + t2) = 36.(0,5 + t2)

Quãng đường xe  đi được là:    S2’ = v2t2 = 18.t2

Theo bài ra ta có: 36.(0,5 + t2) + 18.t +13,5  = 72 => t2 = 0,75(h)

Vậy sau 45’ kể từ khi xe 2 khởi hành thì hai xe cách nhau 13,5 km

 

 

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

Trường hợp 2: Hai xe gặp nhau sau đó cách nhau 13,5km (1,0 đ)

     Vì sau 1h thì 2 xe gặp nhau nên thời gian để 2 xe cách nhau 13,5km kể từ lúc gặp nhau là t3. Khi đó ta có:

18.t3 + 36.t3 = 13,5  => t3 = 0,25 h

     Vậy sau 1h15’ thì 2 xe cách nhau 13,5km sau khi đã gặp nhau.

 

0,25

 

0,5

0,25

Bài 2

(2,5 đ)

- Nếu đặt lon nước trên cục đá thì chỉ có lớp nước bên thấp nhất bị lạnh đi do đó lon nước sẽ lâu lạnh.

1,0

- Nếu đặt cục đá phía trên lon nước thì lớp nước phía trên trong lon lạnh đi và chìm xuống dưới, lớp nước chưa lạnh phía dưới sẽ lên thay thế. Mặt khác không khí lạnh do cục đá toả ra sẽ đi xuống dưới và bao bọc lon nước làm lon nước lạnh đi nhanh hơn.

1,0

Do đó nên đặt cục đá trên lon nước để lon nước lạnh đi nhanh hơn.

0,5

Bài 3

(4,0 đ)

a) (2,0 đ)

Công thực hiện để nâng vật lên độ cao 1,2m là:

A1 = P.h = 10.m.h = 10.30.1,2 = 360 (J)

Công của lực cản có độ lớn là: A2 = F.s = 25.8 = 200 (J)

Công của người kéo là: A = A1 + A2 = 360 + 200 = 560 (J)

1,0

0,5

0,5

b) (2,0 đ)

- Công có ích là: A’ = A1 = 360 (J)

- Công toàn phần là: A =  560 (J)

- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

H = \(\frac{{360}}{{560}}.100\%  \approx 64,3\% \)

 

Bài 4

(4,5 đ)

a) (2,5đ)

 

Trọng lượng của khí H2 trong khí cầu là PH = 0,9.20 = 18N

Trọng lượng của khí cầu là: P =  100N + 18N = 118N

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khí cầu là: F1 = dk.V = 12,9.20 = 258 N.

Trọng lượng tối đa của vật khí cầu có thể nâng lên được là:

 P’ = F1 – P = 258 N - 118N = 140N => m = 14kg

b) (2,0 đ)

Gọi thể tích tối thiểu của khí cầu để nâng được người có khối lượng 50kg lên là Vx.

Trọng lượng của khí cầu là: P’’ = 100N +0,9.Vx

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khí cầu là F’ = 12,9. Vx

Trọng lượng của người đó là: PN = 50.10 = 500N.

Để khí cầu nâng được người lên thì: F’>  P’’ + PN

Hay 12,9. Vx >100 +0,9.Vx  + 500

ó 12Vx > 600 => Vx > 50m3

Vậy thể tích tối thiểu của khí cầu phải lớn hơn 50m3

0,5

0,5

0,5

 

1,0

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Bài 5

(4,5 đ)

Đặt V1= 10(l), t1 = 800C, V2=2 (l), t2 = 400C, m3= 2kg, t3= 300C

a) (2,5 đ) Khi chuyển nước ở bình 1 vào thùng nhôm

Gọi t là nhiệt độ của nước ở trong thùng nhôm khi bắt đầu xảy ra cân bằng nhiệt.

Nhiệt lượng do bình 1 tỏa ra là: Q1 = cnước.m1 (80-t)

Nhiệt lượng do thùng nhôm thu và là: Q2 = cnhôm m3(t-30)

Ta có Q1= Q2 hay cnước.m1 (80-t) = cnhôm .m3(t-30)

Thay số: 4200.10.(80-t) = 880.2(t-30)

Biến đổi tìm được t 780C

 

 

0,25

 

0,5

0,5

0,5

0,25

0,5

b) (2,0 đ)

Do quá trình rót nước từ bình 1 sang bình 2 và ngược lại thể tích hai bình không đổi so với ban đầu.

Ở lần rót cuối cùng nhiệt độ trong bình 1 giảm đi Δt1 =  20C, nên nhiệt độ ở bình 2 tăng, gọi Δt2 là nhiệt độ đã tăng thêm ở bình 2.

 Khi đó nước trong bình 1 đã bị giảm đi một phần nhiệt lượng:

  Q1’ = m1.cnước. Δt1

 Khi đó nước trong bình 2 đã thu vào một phần nhiệt lượng:

  Q2’ = m2.cnước. Δt2

 Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: m1.cnước. Δt1= m2.cnước. t2

ó 20 = 2. Δt2 => Δt2= 100C

Vậy nhiệt độ của nước ở bình 2 khi xảy ra cân bằng nhiệt là: 40+10 = 500C

Mặt khác xét lần rót đầu tiên. Gọi Δm là khối lượng nước rót từ bình thứ nhất sang nhất bình thứ hai. Lập luận ta có phương trình cân bằng nhiệt:

      cnước. Δm (80-50) = cnước . m2 (50-40)

      => 30Δm = 20 => Δm = 2/3kg

 

 

 

0,5

 

0,25

 

 

0,5

 

 

0,25

 

0,5

 

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

Bài 1 (5,0 điểm)

Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:

a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.

b. Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm.

Bài 2 (4,0 điểm)

Một ca nô chuyển động từ bến A đến bến B (ở cùng một bên bờ sông) với vận tốc so với dòng nước là v1 = 30km/h. Cùng lúc đó, một xuồng máy bắt đầu chạy từ bến B theo chiều tới bến A. Trong thời gian xuồng máy chạy từ B đến A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ từ bến A đến bến B cả đi và về được 4 lần và về đến A cùng lúc với xuồng máy. Giả thiết chế độ hoạt động của ca nô và xuồng máy là không đổi; bỏ qua thời gian ca nô đổi hướng khi đến A và B; chuyển động của ca nô và xuồng máy là những chuyển động thẳng đều; dòng nước chảy có hướng từ A đến B, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là v0 = 2km/h.

a. Tính vận tốc của xuồng máy so với dòng nước.

b. Tính độ dài quãng đường từ bến A đến bến B, biết thời gian xuồng máy chạy từ B về A là 2h.

c. Nếu nước chảy nhanh hơn thì thời gian ca nô chuyển động trên quãng đường (như câu a) có thay đổi không? Vì sao?

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5 điểm).

Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A và B cách nhau 180km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A đến B là 40km/h, vận tốc của xe đi từ B đến A là 32km/h.

a. Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ.

b. Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km?

Câu 2 (5 điểm).

Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Bài 1 (4,0 điểm):

          Xe I xuất phát từ A đi đến B, trên nửa đoạn đường đầu đi với tốc độ không đổi v1, nửa đoạn đường sau với tốc độ không đổi v2. Xe II xuất phát từ B đi về A, trong nửa thời gian đầu đi với tốc độ không đổi v1, nửa thời gian sau đi với tốc độ không đổi v2. Biết và v2 = 60 km/h. Nếu xe II xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe I, thì xe II đến A và xe I đến B cùng một lúc.

a) Tính tốc độ trung bình của mỗi xe trên đoạn đường AB.

b) Nếu hai xe xuất phát cùng lúc thì chúng sẽ gặp nhau tại vị trí cách A một khoảng bằng bao nhiêu?

Bài 2 (3,0 điểm):

Có hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa 10kg nước ở nhiệt độ 600C. Bình 2 chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta rót một lượng nước ở bình 1 sang bình 2, khi có cân bằng nhiệt lại rót lượng nước như cũ từ bình 2 sang bình 1. Khi đó nhiệt độ bình 1 là 580C.

      a. Tính khối lượng nước đã rót và nhiệt độ của bình thứ hai.

      b. Tiếp tục làm như vậy nhiều lần, tìm nhiệt độ mỗi bình.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2,5 điểm).

a. Hai bến A, B cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 120km. Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B mất 4h. Nếu ca nô đi ngược dòng từ B về A với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 2h. Tìm vận tốc của ca nô và dòng nước.

b. Khi trống tan trường thì hai bố con bạn Lâm bắt đầu đi. Bạn Lâm đi từ trường về nhà với vận tốc v1 = 2 km/h, bố Lâm đi từ nhà đến trường với vận tốc v2 = 4 km/h. Cùng khởi hành với bố là một con chó nhưng nó chạy nhanh hơn. Khi gặp Lâm chó quay ngay lại để gặp bố, rồi quay ngay lại để gặp Lâm . Chó cứ chạy đi chạy lại như vậy cho tới khi hai bố con Lâm gặp nhau thì nó mới đi theo về nhà. Biết chó chạy đến gặp Lâm có vận tốc

v3 = 8 km/h, còn chó quay lại gặp bố có vận tốc v4 = 12 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường 12km. Tính quãng đường con chó đã chạy

Câu 2 (2,0 điểm). Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng A và B, tiết diện ngang tương ứng là S1 = 20cm2 và S2 = 30cm2. Trong bình ban đầu có chứa nước với khối lượng riêng là D0 = 1000kg/m3. Thả vào nhánh B một khối hình trụ đặc không thấm nước có diện tích đáy S3 = 10cm2, chiều cao h = 10cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng

D = 900kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối hình trụ có phương thẳng đứng, khối trụ không chạm đáy bình.

a. Tìm chiều dài của phần khối hình trụ ngập trong nước và mực nước dâng lên ở mỗi nhánh.

b. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800kg/m3 vào nhánh B. Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ bị ngập trong dầu và nước.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Võ Văn Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?