Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân Tiến có đáp án

TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,5 điểm).

a. Hai bến A, B cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 120km. Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B mất 4h. Nếu ca nô đi ngược dòng từ B về A với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 2h. Tìm vận tốc của ca nô và dòng nước.

b. Khi trống tan trường thì hai bố con bạn Lâm bắt đầu đi. Bạn Lâm đi từ trường về nhà với vận tốc v1 = 2 km/h, bố Lâm đi từ nhà đến trường với vận tốc v2 = 4 km/h. Cùng khởi hành với bố là một con chó nhưng nó chạy nhanh hơn. Khi gặp Lâm chó quay ngay lại để gặp bố, rồi quay ngay lại để gặp Lâm . Chó cứ chạy đi chạy lại như vậy cho tới khi hai bố con Lâm gặp nhau thì nó mới đi theo về nhà. Biết chó chạy đến gặp Lâm có vận tốc

v3 = 8 km/h, còn chó quay lại gặp bố có vận tốc v4 = 12 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường 12km. Tính quãng đường con chó đã chạy

Câu 2 (2,0 điểm).

Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng A và B, tiết diện ngang tương ứng là S1 = 20cm2 và S2 = 30cm2. Trong bình ban đầu có chứa nước với khối lượng riêng là D0 = 1000kg/m3. Thả vào nhánh B một khối hình trụ đặc không thấm nước có diện tích đáy S3 = 10cm2, chiều cao h = 10cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng

D = 900kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối hình trụ có phương thẳng đứng, khối trụ không chạm đáy bình.

a. Tìm chiều dài của phần khối hình trụ ngập trong nước và mực nước dâng lên ở mỗi nhánh.

b. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800kg/m3 vào nhánh B. Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ bị ngập trong dầu và nước.

Câu 3 (2,0 điểm).

Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước, mực nước trong thùng cao 80cm. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 30cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 429N. Biết: Khối lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là D1 = 1000kg/m3, D2 = 2700kg/m3, diện tích đáy thùng gấp 3 lần diện tích một mặt của vật.

a.Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. Vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao?

b.Kéo đều vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo . Hỏi vật có được kéo lên khỏi mặt nước không ? 

Câu 4 (2,0 điểm).

Hai vật đặc M1 và M2 được treo vào 2 đầu A và B của thanh cứng, rồi treo thanh vào điểm O. (điểm treo O có thể di chuyển được). Vật M1 làm bằng sắt, vật M2 làm bằng đồng. Thanh cứng có khối lượng không đáng kể và có chiều dài 2m. Vật M1 có khối lượng  2kg. Khi thanh nằm cân bằng(như hình vẽ) điểm treo O ở vị trí sao cho: OA=1/3.OB

  1. Tìm khối lượng của  vật M2 khi thanh cân bằng
  2.  Móc thêm vật M3 = 0,5kg vào bên dưới vật M1. Để thanh nằm cân bằng trở lại thì phải dịch chuyển điểm treo O về phía nào? Tính độ di chuyển của điểm treo O.

Câu 5 (1,5 điểm).

Cho một bình đựng nước, một bình đựng dầu, một lực kế, một quả nặng có móc treo. Nêu cách xác định trọng lượng riêng của dầu. Biết quả nặng có thể bỏ lọt và chìm hoàn toàn trong bình đựng nước và bình đựng dầu. Cho trọng lượng riêng của nước là dn.

ĐÁP ÁN

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

 

 

a

 

Gọi vận tốc ca nô là v (km/h)

  • Vận tốc dòng nước là v0 (km/h)
  • Vận tốc khi ca nô xuôi dòng, ngược dòng là:

v + v0, v - v0(km/h)

  • Do ca nô đi xuôi dòng mất 4h nên ta có:

120 = (v + v0) 4 (1)

  • Ca nô đi ngược dòng thì thời gian tăng lên 2h ta có:

120 = (v - v0) 6 (2)

-Từ (1) và (2) ta có

Vận tốc ca nô là v = 25(km/h)

Vận tốc dòng nước là v0 = 5(km/h)

0,25

 

 

0,25

 

0,5

 

0,5

 

0,5

b

Gọi:

  • Quãng đường từ nhà đến trường là AB. AB = 12km
  • A1,A2…là các điểm mà con chó gặp bố Lâm
  • B1,B2…là các điểm mà con chó gặp  Lâm
  • M là điểm hai bố con lâm gặp nhau
  • S1 là tổng quãng đường con chó chạy đến Lâm
  • S2 là tổng quãng đường con chó chạy từ chỗ Lâm đến gặp bố Lâm
  • Do hai bố con Lâm xuất phát cùng lúc, thời gian để hai bố con Lâm gặp  tại M là

\(t = \frac{{AB}}{{{v_1} + {v_2}}} = \frac{{12}}{{2 + 4}} = 2h\)

  • Quãng đường AM là: AM = v2.t = 4.2 = 8km
  • Theo hình vẽ ta có:

  AB1   = A A1 + A1B1

  A1B2 =  A1A2+ A2B2...

Cộng vế với vế ta có: S1 = AM + S2. Hay S1 = 8 + S2 (1).

Mà ta có:

\(\frac{{{S_1}}}{{{v_3}}} + \frac{{{S_2}}}{{{v_4}}} = t \Rightarrow \frac{{{S_1}}}{8} + \frac{{{S_2}}}{{12}} = 2 \Rightarrow S = {S_1} + {S_2} = 17,6km\)

Vậy quãng đường chó chạy là 17,6 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

2

a

Gọi h1 là chiều cao của phần khối trụ chìm trong nước

Phân tích lực tác dụng lên khối trụ hoặc vẽ hình biểu diễn lực

 

Khối trụ nổi, lực đẩy Acsimet cân bằng với trọng lực tác dụng lên vật

           FA = P

=>  S3h1D0.10 = S3 h D.10  

h1 =  \(\frac{D}{{{D_0}}}.h\; = \;\frac{{900}}{{1000}}.10\; = \;9(cm)\)

Chiều cao mực nước dâng lên ở mỗi nhánh là:

\(h\; = \;\frac{{Vc}}{{{S_1} + {S_2}}}\; = \;\frac{{{S_3}{h_1}}}{{{S_1} + {S_2}}} = 1,8(cm)\)                   

 

 

0,25

 

 

0,5

 

 

0,25

 

0,25

b

- Đổ thêm dầu vào nhánh B sao cho toàn bộ khối trụ bị ngập trong nước và dầu. Khi đó chiều cao phần khối trụ ngập trong nước là h2.

- Lực đẩy Acsimet tổng cộng của nước và dầu (FA1; FA2) bằng trọng lượng của khối trụ: FA1 + FA2= P               

=> S3h2D0.10 + S3(h - h2)D1.10= S3h.D.10        

=> h2(D0 - D1)= h(D - D1)             

=> h2= \(\frac{{D - {D_1}}}{{{D_0} - {D_1}}}.h\; = \;\frac{{900 - 800}}{{1000 - 800}}.10 = 5cm\)

 

 

0,25

 

 

 

0,25

Khối lượng tối thiểu cần đổ thêm là:

m1= (h - h2)(S2 - S3)D1

                              = 0,05.(30.10-4 - 10.10-4).800

            = 0,08kg  = 80g

 

 

 

0,25

3

a

Thể tích vật V = 0,33 = 27.10-3 m3,

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật : FA = V.d1 = 270N.

giả sử vật đặc thì trọng lượng của vật P = V. d2 = 729N

  • Tổng độ lớn lực nâng vật F = 429N + 270N = 699N

                Do F< P nên vật này bị rỗng.

               Trọng lượng thực của vật 699N.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b

- Khi nhúng vật ngập trong nước  

nên mực nước dâng thêm trong thùng là: 10cm.

         Mực nước trong thùng là: 80 + 10 = 90(cm).

- Công của lực kéo vật từ đáy thùng đến khi mặt trên vật vừa chạm mặt nước:

- Quãng đường kéo vật: l = 90 – 30 = 60(cm) = 0,6(m).

- Lực kéo vật: F = 429N

- Công kéo vật : A1 = F.l = 429.0.6 = 257,4(J)

- Công của lực kéo tiếp vật đến khi mặt dưới vật vừa lên khỏi mặt nước:

-  Lực kéo vật tăng dần từ 429N đến 699N 

\( \Rightarrow {F_{tb}} = \frac{{429 + 699}}{2} = 564(N)\)

  Kéo vật lên độ cao x thì mực nước trong thùng hạ xuống  một đoạn y.

            Vdâng= Vhạ

           s.x = ( S – s) y

         Và x +y  = 30cm. Nên ta có nên quãng đường kéo vật:

             l/ = x = 20 cm = 0,2m.

- Công của lực kéo :             

A2 =  \({F_{tb}}.l' = 564.0,2 = 112,8(J)\)

- Tổng công của lực kéo: A = A1 + A2 = 370,2J 

Ta thấy 380J>A như vậy vật được kéo lên khỏi mặt nước  

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

2. ĐỀ SỐ 2

Bài 1 (4,0 điểm):

          Xe I xuất phát từ A đi đến B, trên nửa đoạn đường đầu đi với tốc độ không đổi v1, nửa đoạn đường sau với tốc độ không đổi v2. Xe II xuất phát từ B đi về A, trong nửa thời gian đầu đi với tốc độ không đổi v1, nửa thời gian sau đi với tốc độ không đổi v2. Biết và v2 = 60 km/h. Nếu xe II xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe I, thì xe II đến A và xe I đến B cùng một lúc.

a) Tính tốc độ trung bình của mỗi xe trên đoạn đường AB.

b) Nếu hai xe xuất phát cùng lúc thì chúng sẽ gặp nhau tại vị trí cách A một khoảng bằng bao nhiêu?

Bài 2 (3,0 điểm):

Có hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa 10kg nước ở nhiệt độ 600C. Bình 2 chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta rót một lượng nước ở bình 1 sang bình 2, khi có cân bằng nhiệt lại rót lượng nước như cũ từ bình 2 sang bình 1. Khi đó nhiệt độ bình 1 là 580C.

      a. Tính khối lượng nước đã rót và nhiệt độ của bình thứ hai.

      b. Tiếp tục làm như vậy nhiều lần, tìm nhiệt độ mỗi bình.

Bài 3 (2,0 điểm):

Hai gương phẳng G1 , G2  quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.

 a) Hãy vẽ hình và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.

 b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Bài 1 (5,0 điểm)

Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:

a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.

b. Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm.

Bài 2 (4,0 điểm)

Một ca nô chuyển động từ bến A đến bến B (ở cùng một bên bờ sông) với vận tốc so với dòng nước là v1 = 30km/h. Cùng lúc đó, một xuồng máy bắt đầu chạy từ bến B theo chiều tới bến A. Trong thời gian xuồng máy chạy từ B đến A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ từ bến A đến bến B cả đi và về được 4 lần và về đến A cùng lúc với xuồng máy. Giả thiết chế độ hoạt động của ca nô và xuồng máy là không đổi; bỏ qua thời gian ca nô đổi hướng khi đến A và B; chuyển động của ca nô và xuồng máy là những chuyển động thẳng đều; dòng nước chảy có hướng từ A đến B, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là v0 = 2km/h.

a. Tính vận tốc của xuồng máy so với dòng nước.

b. Tính độ dài quãng đường từ bến A đến bến B, biết thời gian xuồng máy chạy từ B về A là 2h.

c. Nếu nước chảy nhanh hơn thì thời gian ca nô chuyển động trên quãng đường (như câu a) có thay đổi không? Vì sao?

Bài 3 (5,5 điểm):

Thả một khối gỗ đặc hình lập phương cạnh a = 30cm, có trọng lượng riêng d = 9000N/m3 vào trong bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là d1 = 12 000N/m3.

a. Tìm chiều cao của phần khối gỗ chìm trong chất lỏng.

b. Đổ nhẹ vào bình một chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 8000N/m3 sao cho chúng không hòa lẫn vào nhau. Tìm chiều cao của khối gỗ ngập trong chất lỏng có trọng lượng riêng d1? Biết khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng.

c. Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực nước.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (5 điểm).

Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A và B cách nhau 180km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A đến B là 40km/h, vận tốc của xe đi từ B đến A là 32km/h.

a. Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ.

b. Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km?

Câu 2 (5 điểm).

Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Bài 1( 4điểm)

     Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hai xe khởi hành thì:

          a) Hai xe gặp nhau.

          b) Hai xe cách nhau 13,5 km.

Bài 2( 3điểm)

       Trước mặt em là một lon nước ngọt và một cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? Tại sao?

Bài 3( 4điểm)

      Một người kéo đều một vật có khối lượng 30kg trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m và độ cao 1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 25N.

a) Tính công người đó đã thực hiện.

b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

Bài 4( 4điểm)

a) Một khí cầu có thể tích 20m3 chứa khí hiđrô, có thể nâng lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hiđrô là 0,9N/m3.

b) Muốn nâng lên một người nặng 50kg thì thể tích tối thiểu của khí cầu là bao nhiêu (coi trọng lượng của vỏ khí cầu không đổi).

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Tiến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?