Bộ 5 đề thi chọn HSG Địa Lý 9 năm 2021 Trường THCS Bà Điểm có đáp án

TRƯỜNG THCS BÀ ĐIỂM

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÝ 9

Thời gian làm bài: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (3 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan và kiến thức đã học em hãy:

Trình bày những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi. Nêu nguyên nhân của những biểu hiện đó?

Câu 2 (3 điểm) Lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Em hãy:

a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn dồi dào không? Vì sao?

Câu 3 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan và kiến thức đã học em hãy:

Vẽ sơ đồ các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?

Trình bày tình hình phát triển các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?

Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Câu 5 (5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ HÀNG NĂM CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

Cây công nghiệp lâu năm

Cây công nghiệp hàng năm

1990

657,3

542,6

1995

902,3

716,7

2000

1451,3

778,1

2005

1633,6

861,5

2008

1885,8

806,1

2010

1987,4

800,2

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Biểu hiện: (1,5đ)

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc: 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, dọc bờ biển trung bình cứ 20 km có 1 cửa sông.
  • Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.
  • Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa.

b. Nguyên nhân: (1,5đ)

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, kết hợp với địa hình nhiều đồi núi.
  • Nước ta có lượng mưa lớn, sông chảy qua nhiều miền địa hình khác nhau trước khi đổ ra biển.
  • Chế độ mưa theo mùa, tính chất thất thường trong chế độ mưa của nước ta.

Câu 2:

a. Những thế mạnh của nguồn lao động nước ta: (2,0đ)

Số lượng: Nước ta có nguồn lao động đông đảo, gia tăng nguồn lao động nhanh: Năm 2005, nước ta có 42,53 triệu lao động hoạt động kinh tế chiếm 52,1% dân số. trung bình mỗi năm nước ta bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động.

Chất lượng:

  • Lao động nước ta có nhiều phẩm chất đáng quý: cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên: Tính đến 2005 cả nước có 25% số lao động đã qua đào tạo; tăng gấp 2 lần so với năm 1996.

Thuận lợi:

  • Đảm bảo đủ lao động trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • Cho phép nước ta phát triển các ngành cần nhiều lao động nhưng không đòi hỏi quá nhiều về trình độ như công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...
  • Có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài.

 

b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta vẫn còn dồi dào. (1,0đ)

Vì: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2005 có 64,1% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và 27,0% dân số trong độ tuổi từ 0 - 14) nên số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao do đó số trẻ em sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng têm hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao động dự trữ hùng hậu cho tương lai.

Câu 3:

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan trang 22

* Vẽ sơ đồ các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. (2,0đ)

Trình bày tình hình phát triển các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. (2,0đ)

Năm

2000

2005

2007

Dầu (triệu tấn)

16,3

18,5

15,9

Than (triệu tấn)

11,6

34,1

42,5

Điện (tỉ KW)

26,7

52,1

64,1

 

Nhận xét:

Sản lượng các nghành công nghiệp năng lượng đều tăng

  • Dầu còn biến động (dẫn chứng)
  • Than tăng (dẫn chứng)
  • Điện tăng (dẫn chứng)

Tỉ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp là 11,1% (2007)

Câu 4:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26. (Nếu thiếu trừ 0,25 điểm)

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: (4,0đ)

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:

  • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước.
  • Địa hình tương đối bằng phẳng.
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.
  • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu.
  • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước.
  • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng.
  • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Điều kiện dân cư- xã hội:

  • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
  • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
  • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng).

* Khó khăn:

  • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
  • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
  • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo.
  • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. (1,0đ)

  • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất.
  • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi.
  • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy.
  • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.

Câu 5: Vẽ biểu đồ (2,0đ)

Yêu cầu:

  • Vẽ biểu đồ cột so sánh (bao gồm 6 cặp cột).
  • Đảm báo chính xác, khoa học, thẩm mĩ.
  • Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu chính xác vào mỗi cột.
  • Chia trục tung và trục hoành chính xác, ghi tên đơn vị phía trên bên trái trục tung.

Trừ điểm:

  • Không đảm bảo các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm.
  • Vẽ biểu đồ 2 đường: cho tối đa 01 điểm.
  • Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm.

Nhận xét: (2,0đ)

  • Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng từ 1199,3 nghìn ha (1990) lên 2787,6 nghìn ha (2010), tăng gấp 2,3 lần.
  • Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (dẫn chứng số liệu, tăng gấp 3 lần).
  • Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm (dẫn chứng số liệu, tăng 1,5 lần), từ 2005 – 2010 diện tích giảm (dẫn chứng số liệu).
  • Đến năm 2010, diện tích cây công nghiệp lâu năm đã gấp 2,5 lần diện tích cây công nghiệp hàng năm.

Giải thích: (1,0đ)

  • Diện tích cây công nghiệp nước ta tăng lên nhanh, nhất là cây công nghiệp lâu năm gắn liền với sự ra đời của các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • Từ 2005 – 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm do hiệu quả sản xuất cây công hàng năm thấp hơn cây công nghiệp lâu năm.

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3 đ) Cho biết các địa phương trên Trái Đất vào ngày nào có ngày và đêm dài bằng nhau? Giải thích?

Một trận bóng đá World được truyền hình trực tiếp tại Việt Nam vào 21 giờ ngày 11 tháng 6 năm 2014. Hỏi ở Ấn Độ muốn xem trực tiếp trận bóng đá đó thì phải xem vào lúc mấy giờ vào ngày nào? Biết ở Việt Nam nằm ở vĩ độ 105o Đ, ở Ấn Độ nằm ở vĩ độ 75oĐ.

Câu 2 (3đ):  Cho biết đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Giải thích nguyên nhân?

Câu 3 (4đ): Tại sao nói vấn đề việc làm trở nên gay găt ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Để giải quyết vấn đề việc làm cần phải có những giải pháp nào?

Câu 4 (5đ): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết:

Vùng Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế nào? Nêu chức năng và các ngành công nghiệp chính của từng trung tâm? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

Câu 5 (5đ). Cho bảng số liệu:

Số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm.

Năm

1982

1986

1990

1995

1998

2002

Số dân (triệu người)

56.2

61.2

66

72

75.5

79.7

Sản lượng lúa (triệu tấn)

14.4

16

19.2

25

19.1

34.4

 

a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm (kg/người/năm)

b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm.

c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.

...

-(Để xem nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2.0 điểm)

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2 (2.0 điểm)

Tính chất đa dạng, thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có tính chất trên.

Câu 3 (4.0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

Câu 4 (3.0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.

b. Cho biết tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi gì để phát triển ngành công nghiệp điện lực.

Câu 5 (3.0 điểm)

Nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Trong những thành tựu đó nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Trình bày nội dung đó.

Câu 6 (6.0 điểm)

Cho bảng bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2003

Năm

Diện tích lúa cả năm

(nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Cả năm

Chia ra

Vụ đông xuân

Vụ hè thu

Vụ mùa

1990

6042,8

19225,1

7865,6

4090,5

7269,0

1995

6765,6

24963,7

10736,6

6500,8

7726,3

2000

7666,3

32529,5

15571,2

8625,0

8333,3

2003

7449,3

34518,6

16822,9

9390,0

8305,7

 

a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên.

b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

...

-(Để xem nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2,25đ) Cho biết những nơi nào trên Trái Đất:

  • Có độ dài ngày đêm luôn bằng nhau?
  • Mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30 phút và 1 ngày có đêm dài 13 giờ 30phút? Đó là những ngày nào?
  • Mỗi năm có 1 ngày là gày dài 24 giờ và 1 ngày là đêm dài 24 giờ? Đó là những ngày nào?
  • Có ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng?

Câu 2: (1,5đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường?

Câu 3: (3,75đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện thuộc miền Bắc, Tây Nguyên và nhiệt điện thuộc miền Bắc và Đông Nam Bộ của nước ta?

b) Hãy nêu thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển ngành điện lực nước ta?

c) Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La?

Câu 4: (5,5đ) Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta giai đoạn hiện nay? Nêu hướng giải quyết?

Câu 5: (6,5đ) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)

 

1990

2002

Tổng số

9040,0

12831,4

Cây lương thực

6474,6

8320,3

Cây công nghiệp

1199,3

2337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1366,1

2173,8

 


a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.

b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ,hãy nhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây.

c) So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sồng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

...

-(Để xem nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu I. (2,5 điểm)

1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.

2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Câu II. (2,0 điểm)

1. Cho đoạn thông tin sau:

"Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi".

(Sách giáo khoa Địa lí 9 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012)

Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.

2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta?

Câu III. (2,5 điểm)

1. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

2. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?

3. Tây Nguyên là vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp so với các vùng khác trong cả nước. Hiện nay những ngành công nghiệp nào được phát triển mạnh ở đây? Tại sao?

Câu IV. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)

 

2000

2005

2008

2010

2012

Tổng số

441,7

914,0

1.616,1

2.157,8

3.245,4

Nông-Lâm-Ngư nghiệp

108,4

176,4

329,9

407,7

638,4

Công nghiệp xây dựng

162,2

348,5

599,2

824,9

1.253,5

Dịch vụ

171,1

389,1

687,0

925,2

1.353,5

 


1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong nước của tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.

2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.

...

-(Để xem nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên  đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Địa Lý 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bà Điểm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?