Bộ 5 đề ôn thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Thái Phiên

       BỘ 5 ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 – TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN

 

Đề số 1

I.  Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có nhiều bạn vẫn chưa biết mình hứng thú với lĩnh vực nào.

Có lẽ là do các bạn vẫn chưa được làm chủ cuộc sống của chính mình

Mà vẫn đang loay hoay với cuộc sống theo ý người khác.

Các bạn hãy sống một cuộc sống không phải để làm hài lòng người khác

Mà làm hài lòng chính bản thân mình.

Hỡi các bạn trẻ,

Đừng cảm thấy khổ tâm do tự ti rằng bạn đang tuột lại phía sau người khác.

Cuộc sống đâu phải là cuộc chiến cạnh tranh với bạn bè xung quanh,

Mà là cuộc chạy đua trường kì với chính bản thân mình.

Đừng chỉ chăm chăm cố gắng vượt qua các bạn mình,

Mà thay vào đó hãy đầu tư thời gian để tìm ra màu sắc và nhiệt huyết của chính mình.

         (Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Hea Min, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.83)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo văn bản, điều gì khiến các bạn trẻ chưa biết mình hứng thú với lĩnh vực nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu gì về ý kiến: Cuộc sống đâu phải là cuộc chiến cạnh tranh với bạn bè xung quanh, Mà là cuộc chạy đua trường kì với chính bản thân mình?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Các bạn hãy sống một cuộc sống không phải để làm hài lòng người khác. Mà làm hài lòng chính bản thân mình không? Vì sao?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm): Anh/Chi ̣hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc được sống là chính mình.

Câu 2. (5.0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại với Đế Thích.  (Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục),

 

Đề số 2

I. Đọc hiểu (3.0)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu quý của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng...của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.

Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã có được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm, bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

                                                        (Trích “ Thư gửi con mùa thi đại học”)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Trước ngưỡng cửa quan trọng của đời người, thái độ của người cha được bộc lộ như thế nào qua câu văn “ Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình”.

Câu 4. Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con khi đứng trước ngưỡng cửa đại học?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc- hiểu: Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người.

Câu 2 (5.0 điểm)

“Sáng sớm hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác tung bành ngay lối đi đã hốt sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía và cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ  cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.

                   (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008,tr.30)

Cảm nhận của anh/chị về  nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Đề số 4

I.  Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thưc hiện các yêu cầu:

Trong một bài phỏng vấn, PGS.TS Lê Thị Bích Hồng – giảng viên cao cấp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có phát biểu:

 “Trong thời gian qua, ở bất cứ môi trường nào cũng có những chuyện đau lòng liên quan đến văn hóa ứng xử. Dường như không có ngoại lệ với bất cứ môi trường nào, đối tượng nào. Môi trường văn hóa học đường vốn được coi là chuẩn chỉ với những lễ nghi, phép tắc truyền thống cũng đã xuất hiện những biến đổi, vênh lệch. Quan hệ thầy trò, trường lớp vốn được coi là thiêng liêng cũng len lỏi nhiều ứng xử thiếu lễ nghi… đã không còn hiếm thấy. Trò gặp thầy không chào hỏi, coi thường, xúc phạm, vô lễ…cũng không là chuyện lạ. Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực liên quan đến đạo đức, lối sống, ứng xử trong học đường là một thực tế rất đáng báo động. Sự quan ngại, lo lắng trước thực trạng đó khiến các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa phải thốt lên: văn hóa ứng xử đang thực sự rất có vấn đề. Rất cần phải đi tìm nguyên nhân căn cơ để có giải pháp khắc phục rốt ráo, kịp thời.

Theo tôi, văn hóa ứng xử nói chung, đặc biệt là trong môi trường giáo dục ngày càng xuống cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp). Song dù những yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến bao nhiêu thì bản thân mỗi người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu mỗi chủ thể học đường ít quan tâm tới ứng xử văn hóa, lơ là trước các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, không chú ý điều chỉnh bản thân, coi chuyện ứng xử là "chuyện nhỏ", là những vấn đề không thiết thực...thì rất khó. Bởi văn hóa ứng xử chính là đạo đức, là con người. Cốt lõi của văn hóa chính là con người, giáo dục cũng chính là văn hóa, và văn hóa là nền tảng xuyên suốt theo những trục đạo đức, lễ nghi, phép tắc, ứng xử.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Bộ 5 đề ôn thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Thái Phiên. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?