TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Cation R+ có cấu hình electron ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 20, nhóm IIA, chu kì 4 C. ô thứ 19, nhóm IA, chu kì 4
B. ô thứ 11, nhóm IA, chu kì 3 D. ô thứ 13, nhóm IIIA, chu kì 3
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn khí thoát ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 6,17 gam. B. 8,2 gam. C. 10 gam. D. 11 gam.
Câu 3. Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 20,6 gam muối khan. Hai kim loại đó là
A. Sr, Ba. B. Ca, Sr. C. Mg, Ca. D. Be, Mg.
Câu 4. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 147,75g. B. 146,25g. C. 145,75g. D. 154,75g.
Câu 5. Đổ 50 ml dung dịch AlCl3 1M vào 200 ml dung dịch NaOH thu được 1,56g kết tủa keo. Nồng độ của dung dịch NaOH là
A. 0,3M. B. 0,3 hoặc 0,9M. C. 0,9M. D. 1,2M.
Câu 6. Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 14,5 gam. B. 15,5 gam. C. 14,4 gam. D. 16,5 gam.
Câu 7. Hòa tan một lượng bột sắt vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X (không có muối amoni) và hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là
A. 0,56 gam. B. 0,84 gam. C. 2,80 gam. D. 1,40 gam.
Câu 8. Kim loại có những tính chất vật lý chung là
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, độ cứng cao.
Câu 9. Kim loại nào dưới đây có thể tan trong dung dịch HCl?
A. Sn B. Pt C. Cu D. Ag
Câu 10. Tính chất đăc trưng của kim loại là tính khử vì
A. nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
D. nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử nhỏ so với phi kim.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong quá trình sản xuất nhôm không phải là
A. Làm chất xúc tác cho phản ứng sinh ra nhôm.
B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm.
C. Làm tăng độ dẫn điện của hỗn hợp điện phân.
D. Ngăn cản O2 tiếp xúc với Al sinh ra.
Câu 2. Hòa tan 10 gam một kim loại vào lượng nước dư, sau đó cân lại thấy dung dịch nặng thêm 9,5 gam so với lượng nước ban đầu. Kim loại đó là
A. Na B. K C. Ca D. Ba
Câu 3. Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời lẫn vĩnh cửu?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Na2CO3.
Câu 4. Nhúng một thanh kim loại vào 100 ml CuSO4 0,15M cho đến khi hết màu xanh của dung dịch thì thanh kim loại nặng thêm 0,12 gam. Kim loại đó là
A. Zn B. Fe C. Mg D. Al
Câu 5. Sắt không tan được trong dung dịch
A. CuSO4.
B. H2SO4 đặc, nguội.
C. HNO3 đặc, nóng.
D. HCl đặc, nguội.
Câu 6. Khối lượng Fe tối thiểu phản ứng với 200 ml HNO3 2M sinh ra khí NO duy nhất là
A. 5,6 gam. B. 8,4 gam. C. 11,2 gam. D. 16,8 gam.
Câu 7. Các nguyên tố của nhóm IIA chỉ có số oxi hóa
A. +1 B. +2 C. +3 D. +4
Câu 8. Hòa tan 64 gam Cu trong 100 ml H2SO4 98% (D = 1,8g/ml). Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O thu được là
A. 500 gam. B. 100 gam. C. 225 gam. D. 200 gam.
Câu 9. Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ 1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây, thu được 0,1472 gam Na. Hiệu suất của quá trình là
A. 100%. B. 90%. C. 80%. D. 70%.
Câu 10. Trong các chất sau: Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4 chất mà trong đó nguyên tố sắt vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là
A. FeSO4 và Fe3O4. B. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
C. Fe và Fe2(SO4)3. D. FeSO4 và Fe.
Câu 11. Một mẫu nước cứng có chứa các muối CaCl2 và Mg(HCO3)2. Chất có thể khử được độ cứng của mẫu nước trên là
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. Na2CO3.
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,12 lít khí (ở đktc). Kim loại đó là
A. Na B. Mg C. Al D. Fe
Câu 13. Cho X, Y, Z là các hợp chất của một kim loại, khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng và tham gia các sơ đồ phản ứng: X + Y → Z + H2O (1); Y→ Z + H2O + T↑ (2); T + X → Y hoặc Z (T là hợp chất của cacbon) (3). Các hợp chất của X, Y, Z, T lần lượt là
A. Ca(OH)2, Ca(HCO3)2, CaCO3, CO2.
B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2.
C. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.
D. Ba(OH)2, Ba(HCO3)2, BaCO3, CO2.
Câu 14. Trong các dung dịch: Ba(NO3)2, Na2CO3, NaHCO3, CH3NH2, Ba(CH3COO)2, số dung dịch có pH > 7 là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 15. Hòa tan 27,2 gam hỗn hợp Fe và FeO trong dung dịch H2SO4 loãng, sau đó làm bay hơi dung dịch thu được 111,2 gam chất rắn FeSO4.7H2O. Phần trăm khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 25% và 75%.
B. 20,6% và 79,4%.
C. 50% và 50%.
D. 60% và 40%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây mà tất cả các chất không tan trong nước?
A. CaO, Fe2O3, MgO. B. K2O, MgO, Fe2O3.
C. MgO, Al2O3, Na2O. D. CuO, Al2O3, MgO.
Câu 2. Cho NaOH dư vào dung dịch 2 muối AlCl3 và FeCl3 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn C. Chất rắn C là
A. Al2O3 và Fe. B. Al và Fe. C. Fe D. Al2O3 và FeO.
Câu 3. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. FeCl2. B. axit nitric đặc, nguội.
C. H2SO4 loãng. D. AgNO3.
Câu 4. Các hợp chất sau: CaO, CaCO3, CaSO4.2H2O, Ca(OH)2 có tên lần lượt là
A. vôi tôi, đá vôi, thạch cao, vôi sống B. vôi sống, đá vôi, thạch cao, vôi tôi
C. vôi sống, thạch cao, đá vôi, vôi tôi D. vôi sống, vôi tôi, thạch cao, đá vụn
Câu 5. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. điện phân nóng chảy. B. điện phân dung dịch.
C. phản ứng nhiệt nhôm. D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch.
Câu 6. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây đúng?
A. 4KNO3 → 2K2O + 4NO2 + O2. B. 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.
C. NH4NO2 → NH3 + HNO2. D. Na2CO3 → Na2O + CO2.
Câu 7. Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình electron của Al là
A. 1s22s22p63s23p1
B. 1s22s22p63s2
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s23p2
Câu 8. Cho các chất Na3PO4, Ca(OH)2, NaCl, K2CO3, HCl. Số chất có khả năng làm mất tính cứng tạm thời của nước là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9. Cho các kim loại sau: Sr, Ba, Be, Ca, Mg. Dãy các chất xếp theo chiều tăng dần tính khử của các nguyên tố kim loại là
A. Sr, Ba, Be, Ca, Mg. B. Be, Ca, Mg, Sr, Ba.
C. Be, Mg, Ca, Sr, Ba. D. Ca, Sr, Ba, Be, Mg.
Câu 10. Oxit nào dưới đây có tính chất lưỡng tính?
A. CaO. B. Na2O. C. Al2O3. D. MgO.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. CuSO4, BaCl2, HCl, CO2. B. Al, HCl, CaCO3, CO2.
C. FeCl3, HCl, Ca(OH)2, CO2. D. FeCl2, Al(OH)3, CO2, HCl.
Câu 2. Chất được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là
A. CaSO4.2H2O
B. CaSO4.H2O
C. CaCO3.
D. CaSO4 khan.
Câu 3. Nguyên tử kim loại kiềm có số electron lớp ngoài cùng là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 4. Dung dịch có thể hòa tan được CaCO3 là
A. KHCO3. B. CuCl2. C. Na2SO4. D. KHSO4.
Câu 5. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. K2O và H2O. B. dung dịch NaNO3 và MgCl2.
C. dung dịch AgNO3 và KCl. D. dung dịch NaOH và Al2O3.
Câu 6. Cho dãy các chất: FeCl2, KCl, CuSO4, Mg(NO3)2, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 7. Dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. KAl(SO4)2.12H2O. B. AlCl3.
C. NaAlO2. D. KHSO4.
Câu 8. Cho phản ứng: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO2 + e H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản thì tổng (c + e) bằng
A. 9 B. 5 C. 4 D. 11
Câu 9. Cấu hình electron 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 4s2 là của nguyên tử
A. Canxi B. Natri C. Bari D. Magie
Câu 10. Cho lần lượt các kim loại Mg, Na và Al vào các dung dịch muối CuCl2, FeSO4. Kim loại khử hoàn toàn được cả hai cation trong dung dịch muối là
A. Na; Al. B. Na; Mg. C. Mg, Na; Al. D. Mg; Al.
Câu 11. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng và có bọt khí bay ra.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng không tan.
C. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
D. Không có kết tủa, chỉ có khí bay ra.
Câu 12. Cho khí CO2 đi từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là
A. không tạo ra kết tủa, mà chỉ có khí bay ra.
B. tạo kết tủa trắng rồi tan một phần.
C. tạo kết tủa trắng không tan.
D. tạo kết tủa trắng rồi tan hết.
Câu 13. Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. K B. Li C. Na D. Rb
Câu 14. Cho 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 9 gam B. 11 gam C. 8 gam D. 10 gam
Câu 15. Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 20,35 gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam B. 25 gam C. 10 gam D. 20 gam
Câu 16. Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là
A. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d6 4s² B. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d8.
C. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d7 4s1. D. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d5 4s³.
Câu 2. Cấu hình electron của Fe2+ là
A. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d6. B. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d6 4s².
C. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 4s² 4p6. D. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d5 4s1.
Câu 3. Nguyên tử sắt có thể bị oxi hóa thành các ion
A. Fe2+. B. Fe3+. C. Fe2+ và Fe3+. D. Fe3+ và Fe4+.
Câu 4. Cho thanh sắt có khối lượng a gam vào dung dịch chứa b mol CuCl2 sau một thời gian lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng thanh sắt
A. tăng lên B. giảm đi C. không thay đổi D. không thể xác định
Câu 5. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.
B. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + CO2.
D. Fe3O4 + 8HNO3 (dư) → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O
Câu 6. Có thể đựng axít nào sau đây trong bình thép.
A. axit clohiđric. B. axit sulfuric loãng.
C. axit sulfuric đặc nguội. D. axit nitric đặc nóng.
Câu 7. Phản ứng không thể xảy ra là
A. Fe với dung dịch HCl. B. Fe với dung dịch Ag2SO4.
C. Fe với dung dịch Cu(NO3)2. D. Fe với dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 8. Hợp chất nào tác dụng với dung dịch HNO3 loãng không giải phóng khí NO.
A. Fe2O3. B. FeO C. Fe3O4. D. Cả A, B và C.
Câu 9. Hợp chất nào không tác dụng với dung dịch HCl.
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(OH)3. D. A và B.
Câu 10. Phản ứng nào không thể xảy ra khi trộn lẫn các dung dịch sau.
A. AgNO3 + Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2 + H2SO4.
C. Fe(NO3)2 + HNO3 đặc. D. Fe(NO3)3 + HNO3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần Bộ 5 đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Nguyễn Thái Học để xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính!
Chúc các em học tốt!