Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Tân Tiến

TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 9

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở song song?

A. R = R1 + R2

B. R = 1/ R1 + 1/ R2

C. 1/ R = 1/ R1 +1/R2

D. R = R1 . R2 / (R1 - R2)

Câu 2. Bốn dây dẫn kích thươc giống nhau làm bằng đồng, bạc, nhôm, và sắt. phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điện trở dây đồng là nhỏ nhất, dây sắt là lớn nhất.

B. Điện trở dây bạc là nhỏ nhất, dây sắt là lớn nhất.

C. Điện trở dây nhôm là nhỏ nhất, dây bạc là lớn nhất.

D. Điện trở dây đồng là nhỏ nhất, dây bạc là lớn nhất.

Câu 3. Hai điện trở R1 = 8 Ω và R2 mắc nối tiếp. hiệu điện thế hai đầu mạch là 12V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là 1A. giá trị R2 là

A. R2 = 2Ω           

B. R2 = 4Ω

C. R2 = 6Ω           

D. R2 = 8Ω

Câu 4. Hai điện trở R1 = 3 Ω và R2= 6 Ω được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1 = 4,5. Vậy hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U và 2 đầu R2 là U2 bằng?

A. U = 13,5V và U2 = 7,5V

B. U = 13,5V và U2 = 9V

C. U = 5V và U2 = 11,5V

D. U = 9V và U2 = 4,5V

Câu 5. Điện trở R1 = 2R2 được mắc song song vào nguồn điện. gọi P1, P2 lần lượt là công suất tiêu thụ điện của R1 và R2 thì:

A. P1 = P2                   

B. P1 = 2P

C. P1 = P2/2             

D. P1= 4 P2

Câu 6. Một dây điện trở R=8Ω được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua điện trở là: 

A. 0,4A            B. 0,8A

C. 1,2A            D. 1,5A

Câu 7: Rơ – le điện từ trong mạch điện đóng vai trò gì?

A. Phát ra tiếng còi báo động khi có dòng điện quá lớn chạy qua mạch điện

B. Tự động đóng, ngắt, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện

C. Cung cấp điện cho mạch điện

D. Hút tất cả các vật làm bằng kim loại có trong mạch điện.

Câu 8: Khung dây của một động cơ điện 1 chiều quay được vì lý do nào dưới đây?

A. Khung dây bị nam châm hút

B. Khung dây bị nam châm đẩy

C. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ ngược chiều tác dụng

D. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ cùng chiều tác dụng        

Câu 9: Lựa chọn định nghĩa nào đúng nhất khi nói về nam châm điện?

A .Nam châm điện gồm 1 ống dây dẫn, trong đó có 1 lõi thép

B. Nam châm điện là 1 thanh thép được dòng điện làm nhiễm từ

C. Nam châm điện là 1 nam châm có từ tính mạnh hơn nam châm vĩnh cửu

D. Nam châm điện gồm 1 dây dẫn có dòng điện 1 chiều chạy qua trong đó có lõi sắt non.

Câu 10. Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều:

Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín:

A. Đang tăng mà giảm

B. Đang giảm mà tăng

C. Đang tăng và tăng hơn nữa

D. Trường hợp A, B là đúng

Câu 11. Trên hình 11, biết rằng R1, R= 2R1; R3 = 3R1. Các vôn kế có điện trở vô cùng lớn, biết vôn kế V chỉ 12V. Hãy cho biết chỉ số của các vôn kế còn lại?

Câu 12. Cho mạch điện như hình vẽ: R= 2R1; R3 = 3R1.Vôn kế V2 chỉ 6V. điện trở vôn kế rất lớn. tìm chỉ số của vôn kế V và V

Câu 13. Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 2f (hình vẽ)

a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.

b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm.

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. B

4. B

5. C

6. D

7. B

8. C

9. D

10. C

Câu 11 :

Theo tính chất mạch nối tiếp U2 = 2U1; U3 = 2U1

=>U = U1 + 2U1 + 3U3 = 6U1

=>U1 = U/6 = 12/6 = 2V

U2 = 2U1 = 4V

U3=3U1 = 6V

Câu 12 :

Điện trở R12 = R2 + 2R1 = 3R1

Điện trở R= R1 + 2R1 + 3R3= 6R1

Cường độ dòng điện trong mạch:

\(I = \dfrac{{{U_2}}}{{3{R_1}}}\)

Số chỉ vôn kế V1 : 

\({U_1} = I.{R_1} = \dfrac{{{U_2}}}{{3{R_1}}}.{R_1} = \dfrac{{{U_2}}}{3} = \dfrac{6}{3} \)\(\,= 2\,\,V\)

Số chỉ vôn kế V : \(U = I.R = \dfrac{{{U_2}}}{{3{R_1}}}.6{R_1} = 2{U_2} = 12\,\,V\)

Câu 13 :

a) Sử dụng hai trong ba tia đặc biệt về ảnh.

b) Dựa vào tam giác đồng dạng.

Suy ra \(h’ = h; d = 2f\) (hình 13b)

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Đặt vào hai đầu điện trở R vào hiệu điện thế U = 12 V thì cường độ dòng điện qua điện trở là 1,5A .  Giá trị điện trở R là

A. R = 12Ω             

B. R = 1,5Ω

C. R = 8Ω               

D. R = 18Ω

Câu 2. Muốn qua cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với vật cần đo?

A. Điện kế mắc song song với vật cần đo

B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo

C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo

D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo

Câu 3. Hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế UAB. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2 .Hệ thức nào dưới đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2

B. IAB = I1 + I2

C. UAB = U1 + U2

D. RAB = (R1 R2)/(R1 + R2)

Câu 4. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở  Rdây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số R1/R2 bằng:

 A. l1/l2                    

B. l1.l2

C. l2/l1                     

D. l1+l2

Câu 5. Trên một biến trở có ghi 10Ω-2A. Ý nghĩa của những con số đó là gì ?

A. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được

B. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được

C. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được

D. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được

Câu 6. Một dây điện trở R=200Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước, sau 10p nhiệt lượng tỏa ra là 30000J. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây có giá trị là

A. I = 5A; U =100V

B. I = 0,5A; U = 100V

C. I = 0,5A; U = 120V

D. I = 1A; U = 110V

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm

A. Các cực cùng tên hút nhau các cực khác tên đẩy nhau

B. Các cực cùng tên hút nhau các cực khác tên cũng hút nhau

C. Các cực cùng tên đẩy nhau các cực khác tên hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau

D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tùy theo điều kiện cụ thể

Câu 8: Người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây để nhận biết được từ trường.

A. Dùng điện kế

B. Dùng các giác quan

C. Dùng các điện tích dương treo trên dây tơ

D. Dùng kim nam châm

Câu 9: Lực nào sau đây là lực điện từ. Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Lực tương tác của nam châm lên kim nam châm

B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt thép

C. Lực tương tác giữa các nam châm điện

D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chay qua

Câu 10. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín

A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm điện

B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây

C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện

D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. D

4. A

5. B

6. B

7. C

8. D

9. D

10. A

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

B. Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.

Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp .

A. \(R = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

B. \(R = {R_1} + {R_2}\)

C. \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

D. \(R = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở \(2\Omega \) và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở  của dây thứ 2 là bao nhiêu?

A. \(4\Omega \)            

B. \(6\Omega \) 

C. \(8\Omega \)             

D. \(10\Omega \)

Câu 4. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở \({R_1}\), dây thứ hai bằng nhôm có điện trở \({R_2}\), dây thứ ba bằng sắt có điện trở \({R_3}\). Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

A. \({R_{3\;}} > {R_{2\;}} > {R_1}\)

B. \({R_{1\;}} > {R_{3\;}} > {R_2}\)

C. \({R_{2\;}} > {R_{1\;}} > {R_3}\)

D. \({R_{1\;}} > {R_{2\;}} > {R_3}\;\)

Câu 5. Câu  phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ

A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít 

B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu

C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé 

D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện

Câu 6. Mắc điện trở \({R_{1\;}} = 40\Omega \) và \({R_{2\;\;}} = 80\Omega \) nối tiếp vào hiệu điện thế không đổi \(U = 12V\). Cường độ dòng điện chạy qua điện trở \({R_1}\)  là

A.\(0,1A\;\)                            

B. \(0,15A\)

C. \(0,45A\)                          

D. \(0,3A\)

Câu 7. Một bóng đèn pin có ghi \(6V - 4,5W\), cường độ dòng điện định mức của đèn là

A. \(1,3A\;\)                           

B. \(0,75A\;\)

C. \(1,5A\;\)                           

D. \(0,8A\;\)

Câu 8. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết rằng \({R_1}\)  lớn hơn  \({R_2}\) là  \(5\Omega \) và hiệu điện thế qua các điện trở lần lượt là \({U_1} = 30V,{U_2} = 20V\). Giá trị mỗi điện trở là

A. \(25\Omega ;20\Omega \)    

B. \(15\Omega ;10\Omega \)

C. \(20\Omega ;15\Omega \)    

D. \(10\Omega ;5\Omega \)

Câu 9. Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?

A. Ba bóng mắc song song

B. Ba bóng mắc nối tiếp

C. Hai bóng mắc nối tiếp và song song với bóng thứ ba

D. Hai bóng mắc song song và nối tiếp với bóng thứ ba

Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin \(R = 48,5\Omega \). Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế \(220V.\)Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là

A. \(898011J\)                      

B. \(898110J\)

C. \(898101J\;\)                     

D. \(890801J\)

ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.B

4.A

5.D

6.A

7.B

8.B

9.B

10.B

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chọn câu phát biểu đúng :

A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin.

B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của ắcquy.

C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.

D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.

Câu 2: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Đèn điện.

B. Máy sấy tóc.

C. Tủ lạnh. 

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Câu 3: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ

A. Giảm đi một nửa.

B. Giảm đi bốn lần

C. Tăng lên gấp đôi.

D. Tăng lên gấp bốn.

Câu 4: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.

D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Câu 5: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

A. chùm tia phản xạ.

B. chùm tia ló hội tụ.

C. chùm tia ló phân kỳ

D. chùm tia ló song song khác.

Câu 6: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là

A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA  cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì 

A. \(OA = f\)

B. \(OA = 2f\)

C. \(OA > f\)

D. \(OA < f\)

Câu 8: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì

A. \(h = h'\)

B. \(h = 2h'\) 

C. \(h = \frac{{h'}}{2}\).

D. \(h < h'\)

Câu 9: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 110V và 220V. Nếu số vòng dây cuộn thứ cấp là 110 vòng, thì số vòng dây cuộn sơ cấp là:

A. 2200 vòng.

B. 550 vòng.

C. 220 vòng. 

D. 55 vòng.

Câu 10: Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở \(10\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Công suất hao phí trên đường dây là

A. 9,1W.                                

B. 1100W.

C. 82,64W.                            

D. 826,4W.

ĐÁP ÁN

1. D

2. A

3. B

4. D

5. B

6. B

7. B

8. B

9. D

10. D

11. A

12. A

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất

A.\(P = A.t\)     B. \(P = A + t\)

C. \(A = P.t\)    D. \(t = P.A\)

Câu 2. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện.

A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.   

B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.

C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.

D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.

Câu 3. Đơn vị công của dòng điện là:

A. ampe (A)                          

B. jun (J)

C. vôn (V)                             

D. oát (W)

Câu 4. Trong số các vật liệu: Đồng, Nhôm, Sắt và Bạc, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

A. Đồng                                

B. Nhôm 

C. Sắt                                    

D. Bạc

Câu 5. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là \(1,2A\) khi mắc nó vào hiệu điện thế \(12V\). Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm \(0,3A\) thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

A. \(U = 10V\)           

B. \(U = 12,5V\)

C.  \(U = 15V\)          

D. \(U = 20V\)

Câu 6. Ở gia đình em có mắc một bình nóng lạnh vào hiệu điện thế  220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ  5A.  Bình nóng lạnh này được sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính công suất tiêu thụ của bình nóng lạnh và nhiệt lượng mà bình nóng lạnh này tỏa ra trong 30  ngày, cho rằng điện năng mà bình nóng lạnh này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng?

A. \(P = 44W;Q = 495000J\)

B. \(P = 1100W;Q = 495000J\)

C. \(P = 1100W;Q = 29700000J\)

D. \(P = 44W;Q = 29700000J\)

Câu 7. Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

A. đèn sáng bình thường. 

B. đèn sáng mạnh hơn bình thường   

C. đèn sáng yếu hơn bình thường

D. đèn sáng lúc mạnh lúc yếu

Câu 8. Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?

A. công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.

B. dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.

C. thời gian sử dụng điện trong gia đình.

D. lượng điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Câu 9. Có 3 điện trở \({R_{1\;}} = 15\Omega ;{R_{2\;}} = 25\Omega ;{R_{3\;}} = 20\Omega \). Mắc 3 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế \(90V\). Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. \(I = 6A\)                          

B. \(I = 1,5A\)

C. \(I = 3,6A\)                       

D. \(I = 4,5A\)

Câu 10. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?

A. điện kế                              

B. biến thế 

C. điện trở                             

D. ampe kế

ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.B

4.C

5.C

6.C

7.C

8.D

9.B

10.C

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Tân Tiến. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?