Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phú Lợi

TRƯỜNG THCS PHÚ LỢI

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?

A. Hz là đơn vị của tần số.

B. khi tần sổ dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.

C. khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.

D. khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.

Câu 2. Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng

A. to.                B. bổng.

C. thấp.            D. bé.

Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây dàn:

A. dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.

B. dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.

C. biên dộ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.

D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng lo.

Câu 4. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất đê điền vào chỗ trống trong câu sau:

Độ to của âm phụ thuộc vào…………….       

A. nhiệt độ của môi trường truyền âm.

B. biên độ dao động.

C. tần số dao động.

D. kích thước của vật dao dộng.

Câu 5. Hãy xác định kết luận nào sau đây là sai?

Môi trường truyền được âm thanh

A . là khí, lỏng và rắn.

B . là chân không, khí, lỏng và rắn.

C . tốt nhất là chất rắn.

D . tốt là môi trường khi âm truyền qua biên độ của âm giảm ít nhất.

Câu 6. Ban đêm người ta bắn một viên đạn pháo. Sau khi đo được khoảng thời gian giữa âm thanh và tia chớp lệch nhau là 2 giây, người ta đã tính được khoảng cách từ vị trí khẩu pháo đến họ với các kết quả là:

A. 340m.            B. 170m.

C. 680m.            D.1500m.

Câu 7. Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:

A .Lớn hơn 11m           

C. 12m

B .Nhỏ hơn 11m           

D. Lớn hơn 15m

Câu 8. Hãy chọn câu sai:

A. Vật phản xạ âm tốt là: mặt giếng, mặt đá phẳng, tường gạch phẳng. mặt bàn phẳng, mặt tấm nhựa phẳng.

B. Vật hấp thụ âm tốt là: len, dạ. bông, mền. tường gạch sần sù, cát.

C. Mặt nước cùng là mặt phản xạ âm.

D. Rừng cây phản xạ âm tốt.

Câu 9. Câu nào sau đây là sai?

A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.

B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to cua âm thanh đến tai người nghe.

C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.

D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 10. Hãy xác định câu nào sau dây là đúng?

A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất.

B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất.

C. Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.

D. Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiếng ồn.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Em hãy cho biết: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho 2 ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp trên.

b) Em hãy kể tên bốn dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin.

Câu 2 :

a) Em hãy nêu tên các tác dụng của dòng điện?

b) Em hãy chứng tỏ tác dụng sinh lí của dòng điện đối với con người vừa có lợi, vừa có hại.

Câu 3.

a. Trình bày đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

b. Pha của đèn pin (chóa) là loại gương nào? Vì sao?

c. Gương chiếu hậu gắn ở ô tô, mô tô,... thường dùng là loại gương nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

B

C

B

B

6

7

8

9

10

C

A

D

D

C

 

Câu 1:

a)

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Ví dụ:bạc, vàng, đồng, sắt, …

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: cao su, thủy tinh, nhựa, …

b)

Bốn dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin là:

- Đèn pin

- Điều khiển tivi

- Đồng hồ treo tường

- Điện thoại di động

Câu 2:

a)

Các tác dụng của dòng điện là:

- Tác dụng nhiệt

- Tác dụng phát sáng

- Tác dụng từ

- Tác dụng hóa học

- Tác dụng sinh lí

b)

- Có lợi: Trong y học người ta ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện để làm máy kích tim, châm cứu.

- Có hại: Nếu dòng điện mạnh đi qua cơ thể con người có thể làm các cơ co giật, tim ngừng đập, làm ngạt thở, thần kinh tê liệt, gây nguy hiểm đến tính mạng.

=> Tác dụng sinh lí của dòng điện đối với con người vừa có lợi, vừa có hại.

Câu 3.

a) Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là: Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

b) Pha của đèn pin (chóa ) là loại gương cầu lõm vì có tác dụng tập trung ánh sáng.

c) Gương chiếu hậu gắn ở ô tô, mô tô,… thường dùng là loại gương cầu lồi ở phía trước xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng hoặc một gương cầu lõm. Làm như thế có lợi vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn nhiều so với gương phẳng hoặc một gương cầu lõm cùng kích thước.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nguồn sáng là gì?

A. Là những vật tự phát ra ánh sáng.

B. Là những vật sáng.

C. Là những vật được chiếu sáng.

D. Là những vật được nung nóng bằng ánh sáng Mặt Trời.

Câu 2. Chọn cụm từ thích hợp điều vào chỗ trống:

Trong một môi trường trong suốt…………………ánh sáng truyền đi theo đường..    .…………

A. đồng tính; cong.               

B. không như nhau; thẳng,

C. đồng tính; thẳng.                                     

D. cả A, B và c đều sai.

Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng. Thế nào gọi là vùng bóng nửa tối?

A. Là vùng ở sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B. Là vùng nằm sau vật cản.

C. Là vùng trên màn chắn chỉ nhận được ánh sáng của một phần nguồn sáng truyền tới.

D. Là vùng nằm trên màn chán sáng.

Câu 4. Chọn cụm từ thích hợp theo thứ tự điền vào các chồ trống của cảu sau đây:

Sự phản xạ ánh sáng là hiện tượng…………...một gương phẳng, bị hắt lại theo…………    

A. tia sáng truyền tới; hướng khác

B. tia sáng truyền tới; một hướng xác định

C. tia sáng gặp; hướng ngược lại

D. ánh sáng chiếu vào; nhiều hướng khác nhau

Câu 5. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 25° thì góc phản xạ là:

A. 30°      B. 45°     C. 50°     D. 65°

Câu 6. Một người cao l,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 1,5m    B. 1,25m     C. 2,5m      D. l,7m

Câu 7. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:

A. nhìn vào gương.

B. nhìn thẳng vào vật.

C. ở phía trước gương.

D. nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.

B. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.

C. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm nhưng không hứng được trên màn chắn thì đó là ảnh ảo.

D. Vật đặt ở vị trí bất kì nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.

Câu 9. Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá, thì ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. dùi gõ.                   

B. dùi gõ và các thanh đá.

C. các thanh đá.   

D. do lớp không khí xung quanh ta.

Câu 10. Gió bão thổi qua khe cửa thì rít lên. Âm thanh phát ra do:

A. các cánh cửa dao động khi gió thổi qua.

B. luồng khí thổi qua.

C. tòa nhà dao động.

D. cánh cửa và cả tòa nhà phát ra.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao?

Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?

Câu 3:

a.Chất dẫn điện là gì? Cho hai ví dụ về chất dẫn điện?

b. Giải thích hiện tượng sau: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị dựng đứng lên?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

A

B

D

6

7

8

9

10

B

D

D

C

B

Câu 1. Khi chuyển động thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, lúc này sờ vào thành xe ta thấy như bị điện giật.

Câu 2. Khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất.

Câu 3:

a.

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

Ví dụ:

+ Kim loại: sắt, nhôm,…

+ Các dung dịch muối.

b.

Vì khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc đã cọ xát vào nhau, kết quả là cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của lược nhựa làm cho nó có khả năng hút được các vật nhé. Trong trường hợp này, vật nhẹ bị hút chính là các sợi tóc. Do đó, tóc bị dựng đứng lên.

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật được chiếu sáng

B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật

C. Khi vật phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng

B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất

C. Mặt trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trăng chiếu sáng

Câu 3: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là

A. lớn bằng vật 

B. lớn hơn vật

C. nhỏ hơn vật 

D.  nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi

Câu 4: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. dao động                B. điện

C. ánh sáng                 D. nhiệt

Câu 5: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. miếng xốp              B. rèm nhung 

C. mặt gương              D. đệm cao su

Câu 6: Chất nào sau đây là chất dẫn điện?

A.Sắt                          B. Nhựa 

C. Thủy tinh                D. Cao su

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: Phát biểu định luận truyền thẳng ánh sáng.

Câu 2: Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì?

Câu 3: Đổi các đơn vị sau:

a.28 V = …………….kV   

b. 0,25 A = …………mA

c.0,024 V = ………...mV 

d. 2020 mA = …………A

Câu 4: Một bóng đèn ghi 12V, được mắc trong mạch điện với hiệu điện thế là U1 = 6V thì cường độ dòng điện là I1, nếu hiệu điện thế đặt vào là U2 = 9V thì cường độ dòng điện là I2. So sánh cường độ dòng điện I1 và I2. Giải thích? 

ĐÁP ÁN

1. D

2. C

3. B

4. A

5. C

6.A

Câu 1:

Nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng:

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo mọi đường thẳng.

Câu 2:

- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.

- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.\

Câu 3

a.28 V = 28/1000 = 0,028 kV   

b.0,25 A = 0,25.1000 = 250 mA

c.0,024 V = 0,024.1000 = 24 mV 

d.2020 mA = 2020/1000 = 2,02 A

Câu 4:

Ta có: I = U/R

 => Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U 

Vì U1 = 6 V < U2 = 9 V => I1 < I2

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn này:

A.Nóng lên 

B. Lạnh đi

C. Ban đầu nóng, sau đó lạnh  

D. Không có hiện tượng gì cả

Câu 2: Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi:

A. từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

B. từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

C. từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.

D. không theo một quy luật nào cả.

Câu 3: Để đo cường độ dòng điện khoảng 120mA, ta nên chọn ampe kế nào trong các ampe kế sau:

A. Ampe kế có GHĐ là 100mA – ĐCNN là 2mA

B. Ampe kế có GHĐ là 150mA – ĐCNN là 1mA

C. Ampe kế có GHĐ là 15mA – ĐCNN là 0,2mA

D. Ampe kế có GHĐ là 5mA – ĐCNN là 0,05mA

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?

A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6 V khi chưa mắc vào mạch.

B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.

C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.

D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Câu 5: Chọn phát biểu sai:

A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.

B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.

D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

Câu 6: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A. khoảng chân không

B. tường bêtông

C. nước biển

D. tầng khí quyển bao quanh Trái Đất

Câu 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 800. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 200              B. 400   

C. 600              D. 800

Câu 8: Chiếu một tia sáng vuông góc với một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 00          B. r = 450  

C. r = 900        D. r = 1800

Câu 9: Âm thanh được phát ra từ một nguồn âm dao động có tần số 250 Hz. Hỏi trong 2 giây nguồn âm này đã thực hiện được mấy dao động?

A. 25 dao động          

B. 50 dao động

C. 250 dao động       

D. 500 dao động

Câu 10: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A. 170m          B. 340m 

C. 1700m        D. 1800m

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Thế nào là bóng tối?

Câu 2: Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được siêu âm phản xạ ngược trở lại từ đáy biển sau thời gian là 1,6 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500 m/s.

Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp), dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc nối tiếp, một ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch.

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.A

5.B

6. A

7. B

8. A

9. D

10. C

Câu 1:

Bóng tối nằm ở phía sáu vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 2:

Quãng đường của siêu âm trong nước truyền đi và về là:

S = v.t = 1500. 1,6 = 2400 (m)

Độ sâu của đáy biển là:

\(h = \frac{s}{2} = \frac{{2400}}{2} = 1200\left( m \right)\)

Câu 3:

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Tiếng vang là gì :

A. âm phản xạ

B. âm phản xạ đến cùng một lúc với âm phát ra.

C. âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai.

D. âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?

a) Tiếng còi xe cứu hỏa (hay tiếng kẻng báo cháy)

b) Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.

c) Tiếng ồn của trẻ em làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa hai người lớn.

d)        tất cả các ý trên

Câu 3. Hãy chọn câu đúng:

A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.

B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp.

C. Âm không thể truyền trong chân không

D. Âm không thể truyền qua nước.

Câu 4: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất ?

A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ ;

B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ ;

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai ;

D. Cả ba trường hợp trên.

Câu 5: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. dao động                B. điện

C. ánh sáng                 D. nhiệt

Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy.                     B. Acquy.

C. Bếp lửa.                        D. Đèn pin.

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng.

Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

A. Đồng, nhôm, sắt.

B. Chì, vônfram, kẽm.

C. Thiếc, vàng, nhôm.

D. Đồng, vônfram. thép.

Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm diện tích (+) hay nhiễm điện tích (—). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trạng thái nào dưới đây?

A .Nhiễm điện tích (+)

B. Nhiễm điện tích (-)

C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-) 

D. Không nhiễm điện

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiêt bị điện với hai cực nguôn điện.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các êlectron mang điện tích âm.

B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

C Trong kim loại không có êlectron tự do.

D. Trong kim loại có êlectron tự do.

I. TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Một người đứng trước 3 cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) và cách gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau?

b) Trên xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi phía trước xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng hoặc một gương cầu lõm. Làm như thế có lợi gì?

Câu 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào với góc tới nếu góc phản xạ thay đổi?

Câu 3. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là gì?

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?      

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

B

C

A

A

6

7

8

9

10

B

A

C

A

C

 

Câu 1.

a) Khi quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương người đó sẽ thấy chúng có tính chất giống nhau: Cả 3 ảnh đều là ảnh ảo, nhưng khác nhau về kích thước.

Khác nhau:

+ Gương phẳng cho ảnh ảo bằng vật.

+ Gương cầu lồi cho ảnh ảo bé hơn vật.

+ Gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật.

b) Trên xe máy, người ta thường lắp một gương cầu lồi phía trước xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng hoặc một gương cầu lõm. Làm như thế có lợi vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn nhiều so với gương phẳng hoặc gương cầu lõm cùng kích thước.

Câu 2:

- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

Góc phản xạ bằng góc tới : \(i = i'\)

- Khi góc phản xạ thay đổi thì có nghĩa là góc tới đã thay đổi tuy nhiên lúc này góc phản xạ vẫn bằng góc tới.

Câu 3. Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật "thử", qua biểu hiện của chúng bị hút hay lóe sáng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phú Lợi. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?