Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Khánh Bình

TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?

A.Tờ giấy trắng          B. Ngọn đèn

C. Mặt trời                  D. Ngôi sao

Câu 2. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật đó được chiếu sáng

B. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

C. Khi vật đó phát ra ánh sáng

D. Vào ban ngày.

Câu 3. Chọn câu trả lời sai?

Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:

A. đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.

B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời

D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?

Tia phản xạ:

A. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. và tia tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

c. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.

D. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới, về bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.

Câu 5. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì góc phản xạ là:

A. 30°                   B. 45°   

C. 60°                   D. 90°

Câu 6. Trong thời gian chiến tranh, khi một qua bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận như sau, theo em ghi nhận nào sau đây là sai?

A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.

B. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.

C. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.

D. Đất dưới chân rung chuyển cùng lúc nghe được tiếng nổ.

Câu 7. Âm phản xạ có độ to:

A. lớn hơn âm tới

B. nhỏ hơn âm tới

C. bằng âm tới

D. bằng một nửa âm tới.

Câu 8. Những vật nào sau đây phản xạ tốt âm thanh?

A. Bê tông, gỗ, vải.     B. Thép, vải, bông.

C. Sắt, thép, đá.         D. Lụa, nhung, gốm.

Câu 9. Biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là:

A. Tác động vào nguồn âm, làm giảm độ to của âm.

B. Ngăn chặn đường truyền âm.

C. Làm phân tán tiếng ồn trên đường truyền.

D. Bao gồm tất cả các ý A, B, C.

Câu 10. Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây:

A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.

B. Gây ra co giật hệ cơ.

C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

D. Tất cả những tác dụng trên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao?

Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?

Câu 3. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là gì?

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?        

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

D

D

B

6

7

8

9

10

D

B

C

D

D

 

Câu 1. Khi chuyển động thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, lúc này sờ vào thành xe ta thấy như bị điện giật.

Câu 2. Khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất.

Câu 3. Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật "thử", qua biểu hiện của chúng bị hút hay lóe sáng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:

A. các lớp không khí va chạm nhau.

B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.

C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.

D. do lớp không khí ở đó bị nén mạnh.

Câu 2. Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó:

A. Sáo.                 B. Kèn hơi.

C. Khèn.               D. Cả A, B,C.

Câu 3. Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì người ra không nghe được âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng:

A. Con lắc không phải là nguồn âm.

B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.

C. Vì dây của con lắc ngắn, nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.

D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.

Câu 4. Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:

A. 2Hz     B. 0,5Hz     C. 2s       D. 0,5dB

Câu 5. Khi biên độ dao động càng lớn thì:

A. âm phát ra càng to.

B. âm phát ra càng nhỏ.

C. âm càng bổng.

D. âm càng trầm.

Câu 6. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 2,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 5m                  B. 1,25m

C. 2,5m               D. 1.6m

Câu 7. Ta nhìn thấy ngọn lửa trong đêm tối vì ngọn lửa đó……….. và ánh sáng đó đã truyền đến mắt ta Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

A. bập bùng

C. được chiếu sáng

B. dao động

D. tự phát ra ánh sáng

Câu 8. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm:

A. là góc vuông.

B. bằng góc tới.

C. bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương.

D. bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.

Câu 9. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng cách gương 1.8 mét. Hỏi ảnh của người đó cách gương bao nhiêu

A. 5m              B. 1,8m     

C. 1,6m           D. 3,6m

Câu 10. Các chùm sáng nào dưới đây là chùm sáng hội tụ (Hình 2)

A.Hình a và b            B. Hình a và c.

C. Hình b và c           D. Hình a, c và d.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Cho 3 vật nhiễm điện A, B, C. Nếu A hút B, B hút C và biết rằng chỉ một trong ba điện tích là dương thì dấu của các diện tích như thế nào?

Câu 2. Vì sao kim loại là vật liệu dẫn điện?

Câu 3. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 24 các bóng đèn sẽ như thế nào nếu các khóa K như sau:

A .Cả 3 công tắc đều đóng.

B. K\(_1\) , K\(_2\) đóng, K\(_3\) mở.

C. K\(_1\) , K\(_3\) đóng, K\(_2\) mở.

D. K\(_1\) đóng, K\(_2\) và K\(_3\) mở.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

D

B

A

A

6

7

8

9

10

C

D

B

B

B

Câu 1. Nếu A hút B, B hút C thì rõ ràng A và C có điện cùng dấu, như vật chính mang điện trái dấu với B. Vậy B mang điện dương (+), A và C mang điện (-).

Câu 2. Kim loại là vật liệu dẫn điện vì trong kim loại có sẵn các êlectron tự do có thể dịch chuyển có hướng.

Câu 3.

A. Nếu cả 3 công tắc đều đóng: Cả 3 đèn đều sáng.

B. K\(_1\), K\(_2\) đóng, K\(_3\) mở: Chỉ có đèn Đ\(_1\) , Đ\(_2\) sáng, đèn Đ\(_3\) tắt.

C. K\(_1\) , K\(_3\) đóng, K\(_2\) mở: Chỉ có đèn Đ\(_1\) , Đ\(_3\) sáng, đèn Đ\(_2\) tắt.

D. K\(_1\)  đóng, K\(_2\) và K\(_3\) mở: Cả 3 đèn đều tắt.

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?

A.Tờ giấy trắng          B. Ngọn đèn

C. Mặt trời                  D. Ngôi sao

Câu 2. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật đó được chiếu sáng

B. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

C. Khi vật đó phát ra ánh sáng

D. Vào ban ngày.

Câu 3. Chọn câu trả lời sai?

Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:

A. đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.

B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời

D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?

Tia phản xạ:

A. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. và tia tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

c. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.

D. nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới, về bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.

Câu 5. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì góc phản xạ là:

A. 30°                   B. 45°   

C. 60°                   D. 90°

Câu 6. Trong thời gian chiến tranh, khi một qua bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận như sau, theo em ghi nhận nào sau đây là sai?

A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.

B. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.

C. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.

D. Đất dưới chân rung chuyển cùng lúc nghe được tiếng nổ.

Câu 7. Âm phản xạ có độ to:

A. lớn hơn âm tới

B. nhỏ hơn âm tới

C. bằng âm tới

D. bằng một nửa âm tới.

Câu 8. Những vật nào sau đây phản xạ tốt âm thanh?

A. Bê tông, gỗ, vải.     B. Thép, vải, bông.

C. Sắt, thép, đá.         D. Lụa, nhung, gốm.

Câu 9. Biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là:

A. Tác động vào nguồn âm, làm giảm độ to của âm.

B. Ngăn chặn đường truyền âm.

C. Làm phân tán tiếng ồn trên đường truyền.

D. Bao gồm tất cả các ý A, B, C.

Câu 10. Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây:

A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.

B. Gây ra co giật hệ cơ.

C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

D. Tất cả những tác dụng trên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải làm như thế nào?

Câu 2. a) Làm thế nào để biết các bóng đèn trong một mạch điện được mắc nối tiếp hay song song?

b) Trong các hình vẽ sau cho biết mạch điện nào có các bóng đèn mắc nối tiếp? mắc song song ?

    

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

D

D

B

6

7

8

9

10

D

B

C

D

D

 

Câu 2. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian. Kẽm sẽ bám lên một lớp mỏng trên dây thép.

Câu 3.

a ) Các bón đèn trong mạch điện được mắc nối tiếp khi chúng được mắc liên tiếp nhau. Các bóng đèn trong mạch điện được song song khi cúng có ddierm đầu và điểm cuối chung.

b ) Hình 1: Các bóng đèn nối tiếp.

     Hình 2: Các bóng đèn song song.

 

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn câu trả lời sai:

A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.

B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.

C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào mặt âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh

D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.

Câu 2. Một người dùng cây sáo gõ vào mặt trống thì nghe được âm thanh. Đó là do:

A. âm thoa dao động

B. không khí

C. mặt trống

D. cây sáo và không khí

Câu 3. Đàn bầu chỉ có một dây. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:

A. Điều chỉnh độ dài của dây khi đánh.

B. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.

C. Vừa điều chỉnh độ dài vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn khi đánh.

D. Điều chỉnh hộp đàn khi đánh.

Câu 4. Số dao động vật thực hiện được trong 1 giây được gọi là ….của âm.

A. độ cao              B. tần số             

C. vận tốc             D. độ to

Câu 5. Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh, kết luận nào sau đây là đúng:

A. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao.

B. Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to.

C. Gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to.

D. Gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng to.

Câu 5: Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy:

A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất.

B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời.

C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

D. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Góc phản xạ bằng góc tới. 

B. Góc tới khác góc phản xạ.   

C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.

D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.

Câu 7. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 25°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 30°.                 B. 45°.

C. 50°.                 D. 25°.

Câu 8. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 120°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?

A. 90°                  B. 75° 

C. 60°                  D. 30°

Câu 9. Chiếu một tia tới SI có hướng nằm ngang lên một gương phẳng treo thẳng đứng như hình 1. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào quanh điểm treo để tia phản xạ có hướng thẳng đứng xuống dưới?

A. Gương quay sang trái và nghiêng một góc 45° đối với tia tới SI.            

B. Gương quay sang phải 45° đối với tia tới SI.

C. Gương nghiêng sang trái 30°.

D. Gương phải nằm ngang.      

Câu 10. Chọn câu đúng:

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Các câu trên đều đúng.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Để mạ vàng cho một vỏ đồng hồ thì phái làm như thế nào?

Câu 2. Hãy xác định giá trị của cường độ dòng điện tương ứng với vị trí các kim 1 và 2 nếu GHĐ của các thang đo là?

A. 12A    B. 120mA   C.6A    D. 6mA

Vào bảng sau:            

GHĐ của thang đo

      Độ chia nhỏ nhất

       Kim 1

   ( 5 độ chia)

       Kim 2

  ( 19 độ chia)

A.12V

 

 

 

B.120mA

 

 

 

C.6A

 

 

 

D.6mA

 

 

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

C

B

B

6

7

8

9

10

A

C

C

A

D

 

Câu 1. Để mạ vàng cho một vỏ đồng hồ thì phải nối vò đồng hồ với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối vàng và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian, vàng sẽ bám lên một lớp mỏng trên vỏ đồng hồ.

Câu 2. Ứng với GHĐ của các thang đo thì độ chia nhỏ nhất và giá trị của cường độ dòng điện tương ứng với vị trí các kim 1,2 theo bảng sau.

GHĐ của thang đo

      Độ chia nhỏ nhất

       Kim 1

   ( 5 độ chia)

       Kim 2

  ( 19 độ chia)

A.12V

0,5V

2,5V

9,5A

B.120 mA

5mA

25mA

95mA

C.6A

0,25A

1,25A

4,75A

D.6mA

0,25mA

1.25mA

4,75 mA

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng?

A. Chiếc bút chì đặt trên bàn giữa ban ngày.

B. Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc trời nắng.

C. Mặt Trời.

D. Mắt con mèo trong phòng kín vào ban đêm.

Câu 2: Để nhìn thấy một vật thì:

A. Vật ấy phải được chiếu sáng.

B. Vật ấy phải là nguồn sáng.

C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt.

D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.

Câu 3. Vật nào không phải là nguồn sáng?

A. Mặt trăng     C. Ngọn nến đang cháy 

B. Mặt trời        D. Con đom đóm

Câu 4. Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng:

A. Không giao nhau.

B. Gặp nhau ở vô cực.

C. Hội tụ cũng không phân kì.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 5: Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy:

A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất.

B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời.

C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

D. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

Câu 6. Âm phát ra to hơn khi:

A. tần số dao động càng lớn. 

B. tần số dao động càng nhỏ.

C. biên độ dao động càng lớn.

D. biên độ dao động càng nhỏ.

Câu 7. Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm thanh trong các môi trường có bạn đã đưa ra các kết luận sau, kết luận nào sai.

A. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa.

B. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.

C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.

D. Xốp là vật rắn nên nó truyền âm tốt.

Câu 8. Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp tăng theo thứ tự:

A. khí, rắn, lỏng.        B. khí, lỏng, rắn.

C. rắn, khí, lỏng.        D. rắn, lỏng, khí.

Câu 9. Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?

A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.

B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.

C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.

D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.

Câu 10. Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho công nhân ở nhà máy, có học sinh đã đề xuất các phương án sau. Hãy chọn phương án tốt nhất:

A. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn thì phải bịt tai lại.

B. Đưa nhà xưởng lên núi cao vì ở đó truyền âm kém.

C. Chỗ làm việc phải cách âm bằng vật liệu cách âm tốt.

D. Vì chân không là môi trường không truyền được âm, nên cho nhà máy vào một cái hầm lớn (trong lòng đất), hút hết không khí và trang bị cho công nhân bình ôxi để thở.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao ở một số vật dụng (bàn ủi, bếp điện...), các dây dẫn điện còn được bọc thêm lớp vải ở ngoài?

Câu 2. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thê U\(_1\) = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I\(_1\) , khi đặt hiệu điện thế U\(_2\)  = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I\(_2\).

a) Hãy so sánh I\(_1\) và I\(_2\) . Giải thích.

b) Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

A

D

C

6

7

8

9

10

C

D

B

D

A

 

Câu 1. Các dây dẫn điện còn được bọc thêm lớp vải ở ngoài mục đích để tăng độ an toàn và bảo vệ cho lớp cách điện dễ bị chảy khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao.

Câu 2.

a ) Ở đây ta thấy vì U\(_2\)  > U\(_1\)  nên I\(_2\) > I\(_1\)

b ) Để bóng đèn sáng bình thường thì U = 6 V, khi đó hiệu đện thế sử dụng bằng hiệu điện thế định mức của bóng đèn.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Khánh Bình. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?