TRƯỜNG THCS LÊ LAI | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 7 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lấy hai viên phấn giống hệt nhau, một viên đặt trước gương phẳng, viên kia đặt trước tấm kính phẳng.
Dưới đây là các nhận xét sau khi quan sát hai ảnh, hỏi nhận xét nào sai?
A. Hai ảnh có kích thước khác nhau.
B. Kích thước hai ảnh bằng nhau, tấm kính phẳng cũng là một gương phẳng.
C. Ảnh do gương phẳng tạo ra sáng hơn, nhìn rõ hơn.
D. Ảnh do tấm kính phẳng tạo ra mờ hơn.
Câu 2. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 25cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là
A. 50cm. B. 25cm
C. 20cm. D. 10cm.
Câu 3. Chọn câu trả lời rõ ràng nhất. Nhờ có pha đèn, mà đèn pin (đèn ôtô, xe máy) có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ, đó là vì:
A. đèn nằm ở vị trí thích hợp nên pha đèn có tác dụng tập trung chùm sáng phân kì từ đèn chiếu ra phía sau và biến đổi chùm sáng đó thành một chùm phàn xạ song song chiếu thẳng ra phía trước.
B. pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía trước.
C. pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm.
D. pha đèn tạo ra được chùm sáng song song.
Câu 4. Các vật nào sau đây là gương cầu lồi:
A. Kính chiếu hậu của xe máy.
B. Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc.
C. Gương đặt ở phía bên phải, trước ôtô để tài xế có thể quan sát các phần phía sau xe mình.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 5. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lõm có chùm tia phản xạ là chùm sáng:
A. hội tụ. B. phức tạp.
C. phân kì D. song song.
Câu 6. Những ngày hanh khô. khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. lược nhựa chuyến động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Câu 7. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng.
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Gió mạnh.
D. Không mưa, không nắng.
Câu 8. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?
A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau.
D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau.
Câu 9. Chọn câu đúng:
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.
C. Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.
D. Neu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
Câu 10. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?
A. Một ống bằng nhôm.
B. Một ống bằng gỗ.
C. Một ống bằng giấy.
D. Một ống bằng nhựa.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Có 2 vật dao động, vật A thực hiện được 120 dao động trong 1 giây, vật B thực hiện được 160 dao động trong 2 giây.
a) Tính tần số dao động của mỗi vật.
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Câu 2. Khi nào một vật mang điện tích âm. mang diện tích dương?
Câu 3. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?
Câu 4: Ta nhìn thấy một vật khi nào? Tại sao nói ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | B | A | D | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | D | C | D |
Câu 1.
a)
- Tần số dao động của vật A là 120 Hz.
- Tần số dao động của vật B là:
\(\dfrac{{160} }{ 2} = 80\) (Hz)
b) Vật A phát ra âm cao hơn vì A dao động với tần số lớn hơn.
Câu 2. Một vật mang điện tích âm nếu thừa êlectron, mang điện tích dương nếu thiếu êlectron
Câu 3. Khi xe chay, do thành xe ma sát vưới không khi, bánh xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều nay rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vật, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.
Câu 4:
- Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
- Sở dĩ nói ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo vì ảnh đó không hứng được trên màn chắn.
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng?
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
C. Tia phản xạ bằng tia tới.
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bời tia phản xạ và pháp tuyến.
Câu 2. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Góc tới là góc hợp bởi tia tới và………
A. pháp tuyến.
B. mặt gương.
C. pháp tuyến với gương tại điểm tới.
D. tia phản xạ.
Câu 3. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là.
A. 40cm. B. 30cm.
C. 20cm D. 10cm
Câu 4. Gương cầu lồi có cấu tạo là:
A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C. mặt cầu lồi trong suốt.
D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Câu 5. Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm:
A. Chóa đèn pin.
B. Chóa đèn ôtô.
C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời.
D. Câu A, B, C đúng.
Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy. B. Acquy.
C. Bếp lửa. D. Đèn pin.
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng.
Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:
A. Đồng, nhôm, sắt.
B. Chì, vônfram, kẽm.
C. Thiếc, vàng, nhôm.
D. Đồng, vônfram. thép.
Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm diện tích (+) hay nhiễm điện tích (—). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trạng thái nào dưới đây?
A .Nhiễm điện tích (+)
B. Nhiễm điện tích (-)
C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
D. Không nhiễm điện
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiêt bị điện với hai cực nguôn điện.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các êlectron mang điện tích âm.
B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
C Trong kim loại không có êlectron tự do.
D. Trong kim loại có êlectron tự do.
I. TỰ LUẬN
Câu 1. a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ.
b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng.
Câu 2. Tia sáng tới gương phắng hợp với tia phàn xạ một góc 45°. Hỏi góc tới và góc phản xạ có giá trị bao nhiêu?
Câu 3. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
………dao động của dây đàn ghi ta càng lớn thì âm phát ra càng to.
Câu 4. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | C | C | A | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | C | A | C |
Câu 1:
a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật.
Ví dụ đặt một viên pin trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng viên pin đó.
Câu 2:
+ Góc giữa tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ bằng \(\alpha = i + i'\)
Mà \(i = i'\).Vì thế góc tới \(i = \dfrac{{{{45}^o}}}{2} = 22,{5^o}\)
+ Theo định luật phản xạ ánh sáng: \(i = i' = 22,{5^o}\)
Câu 3.
Biên độ dao động của dây đàn ghi ta càng lớn thì âm phát ra càng to.
Câu 4.
- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…..
- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ : gỗ, nhựa, sứ….
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chiếu một chùm tia sáng phân kì vào bề mặt của gương phẳng, chùm tia phản xạ sẽ là
A. chùm hội tụ C. chùm song song
B. chùm phân kì D. không xác định
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây về tác dụng của một tấm kính phẳng là sai?
A. Tạo ra ảnh của một vật đặt trước nó.
B. Cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính.
C. Không tạo được ảnh của vật đặt trước nó.
D. Có cả hai tác dụng A và B.
Câu 3. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 30cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 60cm. B. 30cm.
C. 15cm. D. 10cm.
Câu 4. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 36cm. Ảnh S' của S tạo bời gương phẳng nằm cách điểm S một khoảng:
A. 72cm. B. 24cm. C. 18cm. D. 12cm.
Câu 5. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận sau dây:
Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng………so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng bể rộng cùng vị trí đặt mắt.
A. lớn hơn C. nhỏ hơn
B. bằng nhau D. khác đi
Câu 6. Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:
A. kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không.
B. giá tiền là bao nhiêu
C. mới hay cũ.
D. khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu.
Câu 7. Trong nguyên tử hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:
A .hạt nhân. B. hạt nhân và êlectron.
C. êlectron. D. không có loại hạt nào.
Câu 8. Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn dây thép.
B. Một đoạn dây nhôm.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Một đoạn ruột bút chì.
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.
Trong kim loại êlectron tự do là những êleclron
A . quay xung quanh hạt nhân.
B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.
C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
D. chuyển động có hướng.
Câu 10. Những chất nào sau đây là chất dẫn điện.
A. Không khí ở điều kiện bình thường.
B. Dây đồng.
C. Nước cất.
D. Cao su xốp.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tần số là gì, tai người bình thường có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
Câu 2. Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào?
Câu 3.
a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ.
b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng, cho ví dụ.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | C | B | A | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | C | C | B |
Câu 1. Tần số là số lần dao động trong một giây, tai người bình thường có thể nghe được âm có tần số trong khoảng 20Hz đến 20000Hz.
Câu 2. Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường chất lỏng, khí và rắn. Âm không thể truyền được trong chân không.
Câu 3:
a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật.
Ví dụ: đặt một bút chì trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng vật tức là có kích thước bằng bút chì
b) Đặc điểm của nguồn sáng là tự nó phát ra ánh sáng. Cho ví dụ như Mặt trời, ngọn đèn khi sáng… là những nguồn sáng, các vật đó tự sáng.
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong hình 4. biết góc tới i = 30°.Giữ nguyên tia tới SI,muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quav một góc bao nhiêu?
A. Sang phải một góc 30°.
B. Sang phải một góc 60°.
C. Sang trái một góc 60°.
D. Sang trái một góc 30°.
Câu 2. Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới B. bằng góc tới
C. bằng nửa góc tới D. Tất cả đều sai
Câu 3. Độ lớn ảnh của một vật tạo bời gương phẳng.... độ lớn của vật.
Từ, cụm từ thích hợp ở vị trí dấu... trong câu trên là:
A.lớn hơn B. bằng
C. nhỏ hơn D. nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 4. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách gương một khoảng 20cm. Ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:
A. 40cm. B. 30cm. C. 20cm D. 10 cm.
Câu 5. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S' của nó qua gương một khoảng 60cm. Ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:
A. 45cm. B. 30cm. C. 15cm. D. 10cm.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Êlectron tự do là êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
B. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do.
C. Vật nhiễm điện dương là vật thừa êlectron.
D. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu êlectron.
Câu 7. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi dưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau.
Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại.
B. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương.
C. Một số êlectron đã từ mảnh len dịch chuyến sang mảnh pôliêtilen.
D. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện.
Câu 8. Câu phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron chuyến dời có hướng.
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do.
Câu 9. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe. sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt dộng.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 10. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí.
A. Trong kim loại đã có sẵn các êlectron tự do.
B. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất.
C. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát.
D. Kim loại là vật trung hòa về điện.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
………dao động của dây đàn ghi ta càng lớn thì âm phát ra càng to.
Câu 2. Bộ phận dao động phát ra âm của đàn ghi ta là bộ phận nào?
Câu 3. Hãy kể 5 nguồn âm thiên nhiên và 5 nguồn âm nhân tạo.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | B | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | D | B | B |
Câu 1.
Biên độ dao động của dây đàn ghi ta càng lớn thì âm phát ra càng to.
Câu 2. Bộ phận dao động phát ra âm đàn ghi ta là dây đàn và bầu đàn.
Câu 3.
+) 5 nguồn âm thiên nhiên: Tiếng sấm, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gà gáy, tiếng mèo kêu.
+) 5 nguồn âm nhân tạo: Tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng còi.
5. ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C. những vật "thử", qua biểu hiện của chúng mà là xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Câu 2. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu 3. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:
A. chúng đều nhiễm điện.
B.chúng nhiễm điện khác loại.
C. mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm.
D. mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.
Câu 4. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân.
B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay xung quanh hạt nhân.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân mang điện tích dương, các êleclron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân.
Câu 5. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện.
B. Hơ nóng thước nhựa.
C. Cọ xát thước nhựa vào vải khô.
D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
Câu 6. Gương cầu lồi được sử dụng để làm kính chiếu hậu (kính nhìn sau) gắn trên xe mô tô vì:
A. cho ảnh bằng vật và rõ.
B. vùng quan sát phía sau qua gương rộng.
C. dễ chế tạo.
D. cho ảnh to và rõ.
Câu 7. Chọn nội dung trả lời đúng nhất.
Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ là
A. chùm sáng hội tụ, điểm hội tụ này ở trước gương.
B. chùm sáng song song.
C. chùm sáng gồm các tia sáng trực tiếp giao nhau tại một điểm.
D. chùm sáng phân kì.
Câu 8. Gương cầu lõm có cấu tạo là:
A. mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng.
B. mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng.
C. mặt cầu lõm hấp thụ tốt ánh sáng.
D. mặt cầu lồi trong suốt.
Câu 9. Chọn câu giải thích sai.
Bằng cách nào để nhận biết sự tồn tại (có thật) của ánh ảo do gương phẳng tạo ra?
A. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo.
B. Dùng màn chắn để hứng.
C. Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó.
D. Dùng máy quay phim.
Câu 10. Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 54cm. B. 45cm.
C. 27cm D. 37cm
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Điều kiện nào thì ta nhìn thấy một vật?
Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh loại gì? Vì sao?
Câu 2.
Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường: Chất lỏng, khí và rắn. Âm không truyền được trong chân không.
Câu 3.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | D | C | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | A | B | C |
Câu 1:
+ Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
+ Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.
+ Ảnh của vật tạo bởi gương là ảnh ảo vì ảnh này không hứng được trên màn chắn.
Câu 2. Những môi trường nào không truyền được âm?
Câu 3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Lê Lai. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.