Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Bình Đông

TRƯỜNG THCS BÌNH ĐÔNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấv mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đấy hay hút nhau, vì sao?

A. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương.

B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương.

C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm.

D. Hút nhau vì chúng tích điện khác dấu.

Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:

A. chúng hút lẫn nhau.

B. êlectron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc.

C. một số êlectron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa êlectron nên tích điện âm, còn tóc thiếu êlectron nên tích điện dương.

D. lược nhựa thiếu êlectron, còn tóc thừa êlectron.

Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.

C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.

B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.

D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị diện sử dụng nguồn diện là:

A. Đèn pin, rađio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động.

B. Ti vi, rađio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước.

C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin.

D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio.

Câu 5. Tia chớp là do các điện tích chuyển dộng rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A .tạo thành dòng điện.                                B. phát sáng.

C. trở thành vật liệu dẫn điện.                      D. nóng lên.

Câu 6. Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Ảnh tạo bởi gương cầu lồi…………………ảnh tạo bới gương phẳng.

A. nhỏ hơn                                                 C. lớn hơn

B. cao bằng                                                D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn

Câu 7. Sau khi quan sát ảnh của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm, bổn học sinh có bốn kết luận sau dây, kết luận nào đúng?

A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

B. Ảnh ảo do gương lõm tạo ra nhỏ hơn vật.

C. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lõm luôn luôn bằng vật.

D. Kích thước ảnh trong gương cầu lõm khác với kích thước vật.

Câu 8. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Một điêm sáng S dịch chuyển trước một gương cầu lõm. Khi điểm sáng ở…………thì chùm tia phản xạ là một chùm sáng song song.

A. gần gương                B. xa gương

C. một vị trí thích hợp    D. tâm của gương.

Câu 9. Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng. Chọn câu sai:

A. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm.

B. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm.

C. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương phẳng.

D. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là bằng nhau.

Câu 10. Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.

B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.

C. Vì ảnh ảo là vật sáng.

D. Vì khoáng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống:

a) Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với………….và…………. đường         

b) Dao động càng………, tần số dao động càng…………….       

c) Âm phát ra càng………khi…………dao động của nguồn âm càng lớn.

d) Ở các vị trí càng…………..nguồn âm thì âm nghe càng…………….     

Câu 2. Một người đứng cách vách đá 20m và kêu to. Hỏi người đó có nghe được tiếng vang hay không? Tại sao? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

Nếu người đó đứng cách vách đá 10 m và kêu to thì có nghe tiếng vang hay không, vì sao?

Câu 3. Âm có thể truyền qua môi trường nào? Môi trường nào là tốt nhất?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

C

D

A

C

6

7

8

9

10

A

A

C

D

B

Câu 1.

a) Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.

b) Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.

c) Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

d) Ở các vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng to.

Câu 2.

Một người đứng cách vách đá 20m và kêu to, thời gian âm truyền tới và phản xạ mất \(t=\dfrac{{2.20} }{ {340}}=0,1176 \,s > \dfrac{1 }{5}\,s\)

+ Nếu người đó đứng cách vách đá 10 m và kêu to, thời gian âm truyền tới và phản xạ mất \(t=\dfrac{{2.10} }{ {340}}= 0,0588 \,s <\dfrac{1 }{ {15}}\,s\) nên không nghe được tiếng vang

Câu 3. 

Âm có thể truyền qua môi trường chất rắn lỏng và khí, tuy nhiên trong môi trường chất rắn là âm truyền tốt nhất.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đâu kia của bút. Điều này chứng tỏ cơ thể người là:

A.vật nhiễm điện.       B. vật liệu dẫn điện.

C. vật cách điện.        D. vật có khả năng tích điện.

Câu 2. Chọn câu đúng:

A. Chiếu dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

B. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có dánh đấu + qua vật dẫn tới cực có đánh

dấu - của của viên pin.

C. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có sơn màu đỏ qua vật dẫn tới cực có sơn màu đen của bình acquy.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 3. Sự phát sáng khi có dòng diện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây:

A. Ấm đun nước.           B. Bàn là.

C. Rađiô.                      D. Đèn ống.

Câu 4.

Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

A. ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.

B. nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.

C. ngâm cuộn dây troog dung dịch muối kẽm, rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch nàv.

D. nối cuộn  dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kèm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 5. Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới dây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.

B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.

C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.

Câu 7. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?

A. 0,7 A                   C. 0,45A.

B. 0,60A.                 D. 0,48A.

 Câu 8. Chọn kết luận sai trong các kết luận dưới dây?

A. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lí càng yếu.

B. Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn.

C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh.

D. Trong cùng một khoảng thời gian, cường dộ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càne nhiều.

Câu 9. Chọn câu trả lời sai.

Vôn kế là dụng cụ để đo:

A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.

B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóna đèn.

C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.

D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu 10. Chọn câu trả lời sai. 

Trong mạch điện như hình 25, khi nối A, B bằng một dây dẫn thì:

A. ampe kế có thể bị cháy.

B. nguồn điện có thể bị hư hại.

C. dây tóc bóng đèn đứt.       

D. dây dẫn sẽ nóng lên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào? Tại sao nói ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo?

Câu 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào với góc tới nếu góc phản xạ thay đổi?

Câu 3. Có 2 vật dao động, vật A thực hiện được 120 dao động trong 1 giây, vật B thực hiện được 160 dao động trong 2 giây.

a) Tính tần số dao động của mỗi vật.

b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

D

B

D

6

7

8

9

10

C

D

A

D

C

Câu 1:

- Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.

- Sở dĩ nói ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo vì ảnh đó không hứng được trên màn chắn.

Câu 2:

- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

Góc phản xạ bằng góc tới : \(i = i'\)

- Khi góc phản xạ thay đổi thì có nghĩa là góc tới đã thay đổi tuy nhiên lúc này góc phản xạ vẫn bằng góc tới.

Câu 3.

a)

- Tần số dao động của vật A là 120 Hz.

- Tần số dao động của vật B là:

\(\dfrac{{160} }{ 2} = 80\) (Hz)

b) Vật A phát ra âm cao hơn vì A dao động với tần số lớn hơn.

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?

A. Từ và hoá.             B. Quang và hóa.

C. Từ và nhiệt.           D. Từ và quang.

Câu 2. Ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A):

A. 100mA.                B. 2A.

C. 0.5A.                    D. 1A.

Câu 3. Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt?

A. 4,5A.    B. 4,3A.   C. 3,8A.    D. 5,5A.

Câu 4. Cường độ dòng điện cho ta biết:

A. độ mạnh của dòng điện.

B. dòng điện do nguồn điện nào gây ra.

C. dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.

D. tác dụng nhiệt hoặc tác dụng hoá học của dòng điện.

Câu 5. Để đo cường độ dòng điện, người ta có thể dùng:

A. ampe kế.

B. đồng hồ đa năng dùng kim chi thị.

C. đồng hồ đa năng hiện số.

D. Cả 3 dụng cụ trên.

Câu 6. Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì:

A. độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đâu đèn B không đổi.

B. độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dòng điện tập trung vào một bóng.

C. độ sáng của bóng đèn B giảm vì mạch chỉ còn một bóng.

D. bóng đèn B cũng bị đứt dây tóc theo.

Câu 7. Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình 26 đo hiệu điện thế của nguồn?

Câu 8. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nổi tiếp có giá trị nào dưới đây?

A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

D. Lớn hơn tồng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Câu 9. Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Dòng điện……………..chạy qua cơ thế người khi chạm vào mạch điện tại một vị

trí………..của cơ thể.

A. có thể; bất kì nào.                                    B. có thể; tay, chân,

C. sẽ; trên đầu tóc.                                      D. không thể; nào đó.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.

B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua.

C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất).

D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ.

           b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng.

Câu 2. Tia sáng tới gương phắng hợp với tia phàn xạ một góc 45°. Hỏi góc tới và góc phản xạ có giá trị bao nhiêu?

Câu 3. Những môi trường nào không truyền được âm?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

D

A

D

6

7

8

9

10

A

C

A

A

B

Câu 1:

a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật.

 Ví dụ đặt một viên pin trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng viên pin đó.

Câu 2:

+ Góc giữa tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ bằng \(\alpha  = i + i'\)

Mà \(i = i'\).Vì thế góc tới \(i = \dfrac{{{{45}^o}}}{2} = 22,{5^o}\)

+ Theo định luật phản xạ ánh sáng: \(i = i' = 22,{5^o}\)

Câu 3.

Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường: Chất lỏng, khí và rắn. Âm không truyền được trong chân không.

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn câu đúng:

A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.

B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp.

C. Âm không thể truyền trong chân không.

D. Âm không thể truyền qua nước.

Câu 2. Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại tiếng ồn đó như sau. Theo em thì phương pháp nào là tốt nhất?

A. Xây tường chắn để ngăn cách.

B. Thay hệ thống cửa bàng cửa kính, và đóng lại khi cần.

C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.

D. Che cửa bằng các màn vải.

Câu 3. Các cụm từ sau đây là các cụm từ chỉ về âm thanh, theo em cụm từ nào là sai?

A. Nguồn âm, vật dao động phát ra âm thanh.

B. Tần số dao động, âm cao, âm thấp.

C. Biên độ dao động, độ to, độ nhỏ của âm.

D. Nhiệt độ của âm.

Câu 4. Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất.

A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng.

B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng.

C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau.

D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người.

Câu 5. Nguồn âm, có thể là

A. chất khí dao động.

B. chất rắn dao động.

C. chất lỏng dao động.

D. chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Câu 6. Câu trả lời nào dưới đây là sai?

Địa phương Y có nhật thực một phần khi địa phương đó :

A. nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng. Ở đó người ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.

B. chỉ thấy một phần Mặt Trăng.

C. chỉ thấy một phần Mặt Trời.

D. bị Mặt Trăng chắn một phần ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

Câu 7. Chọn câu sai:

A. Tia phản xạ và tia tới đối xứng với nhau qua pháp tuyến đặt tại điểm tới của mặt phản xạ.

B. Tia phản xạ nằm cùng mặt phẳng với tia tới.

C. Góc phản xạ bằng hai lần góc tới.

D. Khi thay đổi hướng của tia tới thì hướng của tia phản xạ cũng thav đổi theo.

Câu 8. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 3m     B. 1,25m     C. 1,5m      D. 1,6m

Câu 9. Chọn phát biểu đúng:

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tuỳ thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Câu 10. Cho điểm sáng S trước gương phẳng, cách gương một khoảng 40cm. Ảnh S của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là

A. 80cm.    B. 60cm.

C. 40cm.    D. 20cm.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 2. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

D

B

D

6

7

8

9

10

B

C

D

D

C

 

Câu 1.

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

Câu 2.

- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…..

- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ : gỗ, nhựa, sứ….

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta thấy vật trong suốt là vì:

A. vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta.

B. vật không nhận ánh sáng chiếu đến.

C. vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng. 

D. có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra.

Câu 2. Trong hình 3, biết góc tới i =30°. Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó theo chiều nào, quay một góc bao nhiêu?

A. Sang phải một góc 30°

B. Sang phải một góc 60°.

C. Sang trái một góc 60° 

D. Sang trái một góc 30°.

Câu 3. Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 1,5m       B. 1,25m

C. 2,5m       D. 1,7m

Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng?

A. Góc phản xạ bằng góc tới.

B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

C. Tia phản xạ bằng tia tới.

D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Câu 5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời

B. Mặt Trăng

C. Ngọn nến đang cháy

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.

Câu 6. Âm thanh phát từ ti vi là ở bộ phận nào?

A. Từ núm điều chỉnh âm thanh cùa chiếc ti vi.

B. Người ở trong ti vi.

C. Màng loa.

D. Màn hình của ti vi.

Câu 7. Khi âm thoa dao động thì

A. phát ra âm thanh        C. tỏa nhiệt

B. phát ra ánh sáng         D. phản xạ âm

Câu 8. Tần số dao động càng cao thì:

A. âm nghe càng trầm

B. âm nghe càng to

C. âm nghe càng vang xa

D. âm nghe càng bổng.

Câu 9. Có hai loại trống có bề mặt to nhỏ khác nhau, một người gõ vào mặt trống nhỏ và sau đó gõ như thế vào mặt trống lớn. Theo em câu kêt luận nào sau đây là sai?

A. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng trầm.

B. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng cao.

C. Mặt trống càng căng âm thanh phát ra càng cao.

D. Gõ dùi trống vào chính giữa mặt trống thì âm phát ra to hơn các vị trí khác.

Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

 A. Rắn, lỏng, khí.      C. Lỏng, khí, rắn.

 B. Khí, rắn, lỏng.       D. Khí, lỏng, rắn.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Khi nào một vật mang điện tích âm. mang diện tích dương?

Câu 2. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

A

C

B

6

7

8

9

10

C

A

D

B

D

 

Câu 1.  Một vật mang điện tích âm nếu thừa êlectron, mang điện tích dương nếu thiếu êlectron

Câu 2. Khi xe chay, do thành xe ma sát vưới không khi, bánh xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều nay rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vật, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Bình Đông. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?