Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Phạm Hữu Lầu

TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa vật lí 6.

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm

Câu 2. Treo một quả nặng 50 g vào móc của một lực kế lò xo thì kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở

A. 0,5 N                               B. 5 N 

C. 50 N                                D. 500 N

Câu 3. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt                

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp                                        

C. Trọng lượng của một quả nặng  

D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.               

Câu 4. Kéo vật trọng lượng 10 N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 10 N.

B. Lực ít nhất bằng 1 N.

C. Lực ít nhất bằng 100 N.

D. Lực ít nhất bằng 1000 N.

Câu 5. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.

Câu 6. Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?

A. Không chịu tác dụng của lực nào.

B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.

C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.

D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.

Câu 7. Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là \(0,1c{m^3}.\) Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. \(20c{m^3}.\)                  B. \(20,2c{m^3}.\)

C. \(20,20c{m^3}.\)             D. \(20,25c{m^3}.\)

Câu 8. Một cặp sách có trọng lượng 35 N thì có khối lượng bao nhiêu gam?

A. 3,5 g.                               B. 35 g.

C. 350 g.                              D. 3500 g.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?

b. Hãy cho biết sử dụng các loại ròng rọc giúp con người thực hiện công việc dễ dàng như thế nào?

Câu 2: Tại sao tháp Épphen về mùa hè lại cao hơn một chút so với chiều cao của tháp vào mùa đông?

Câu 3: Tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đóng đầy chai?

ĐÁP ÁN

1.D

2.A

3.B

4.A

5.D

6.D

7.B

8.D

Câu 1:

a. Các loại máy cơ đơn giản là: đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng

b. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực

Ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực kéo \(2\) lần

Câu 2:

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, tháp Épphen nở vì nhiệt nên tháp cao hơn

Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, tháp Épphen co lại nên tháp thấp hơn

Do đó tháp Épphen về mùa hè cao hơn một chút so với chiều cao của tháp vào mùa đông

Câu 3:

Khi trời nóng, chất lỏng trong chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng. Nếu đổ thật đầy, khi chất lỏng nở ra, bị nắp chai ngăn cản sẽ gây ra lực lớn làm bật nắp chai hoặc vỡ chai.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bêtông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bêtông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

C. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bêtông.

Câu 2. Đường kính của quả cầu đặc kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Chọn câu trà lời đúng nhất.

A. Tăng lên.   

B. Giảm đi

C. Không thay đổi

D. Tăng lên hoặc giảm đi.

Câu 3. Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa. Khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì

A. đường kính của lỗ tăng.

B. đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.

C. đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.

D. đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thước lỗ.

Câu 4 . Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0°C đến 4°C thì

A. thể tích nước co lại.         

B. thể tích nước nở ra.

C. thể tích nước không thay đổi.

D. cả ba kết luận trên đều sai

Câu 5. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì

A. không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

B. vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. nước nóng tràn vào bóng.

D. không khí tràn vào bóng.

Câu 6. Nước sôi ở bao nhiêu °F?

A. 100.

B. 212.           

C. 32.

D. 112

Câu 7. 100°F ứng với bao nhiêu độ °c?

A. 32° C

B. 37,78°C.

C. 18°C.

D. 180°C.

Câu 8. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?

Các chất khí khác nhau

A. nở vì nhiệt giống nhau.

B. nở vì nhiệt khác nhau.

C. không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 9. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí       

B. Rẳn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn.       

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 10. Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước sôi?

A. Nhiệt kế rượu.       

B. Nhiệt kế thuỷ ngân.

C. Nhiệt kế y tế.         

D. Dùng được cả 3 loại nhiệt kế trên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Để cân một túi bột có khối lượng 1,55kg bằng cân Rôbecvan nhưng chỉ có các quả cân loại 1 kg, 200g, 100g và 50g .Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để cân thăng bằng?

Câu 2. Treo quả nặng vào một đầu của lò xo, lò xo dãn dài ra. Khi cả hai đứng yên, những lực nào đã tác dụng vào quả nặng và hướng của chúng như thế nào?

Câu 3. Đổi các đơn vị sau:

a) 5 tấn = .... tạ.        b) 14dm33 =     lít

c) 400g =...... kg.       d) 21 dm =      cm

e) 17km = ....m.      f) 0 0,33 lít =………cm

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

A

A

B

B

A

A

B

Câu 1.

Phải đặt các quả cân như sau:

Loại 1kg; 100g và 50g: mỗi loại 01 quả; Loại 200g: 02 quả

Câu 2.

Các lực:

+ Trọng lực, hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực đàn hồi của lò xo, hướng thẳng đứng lên trên.

Câu 3.

a. 5 tấn = 50 tạ           

b. 14dm\(^3\) = 14 lít

c. 400g = 0,4kg

d. 21dm = 2,1 m

e. 17km = 17 000 m

f. 0,33 lít = 330cc

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẤC NGHIỆM

Câu 1. Khi sử dụng đòn bẩy, cách làm nào dưới đây không làm giảm lực nâng vật?

A. Đặt điểm tựa O gần với điểm tác dụng của vật hơn điểm tác dụng của lực nâng vật.

B. Đặt điểm tác dụng của lực nâng vật ra xa điểm tựa O hơn điểm tác dụng của vật.

C. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của lực nâng vật.

D. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của vật cần nâng.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?

A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.

Câu 3. Khi tra khâu vào cán dao bác thợ rèn thường phải

A. làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao.

B. không thay đổi nhiệt độ của khâu

C. nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao.

D. cả ba phương án trên đều sai.

Câu 4. Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây:

A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi.

C. Chất rắn không co dãn tỉ lệ theo nhiệt độ

D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.

B. Thể tích của vật tăng,

C. Khối lượng của vật tăng.  

D. Cả A và B.

Câu 6. Thí nghiệm được bố trí như sau: quà bóng bay được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu. Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?

A. Quả bóng căng dần như được thổi.

B. Quả bóng giảm dần thể tích.

C. Quả bóng giữ nguyên hình dạng cũ.

D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi.

Câu 7: Phát biếu nào sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm.

Câu 8. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của băng kép?

A. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía kim loại dãn nở ít.

B. Khi nhiệt độ giảm, băng kép cong về phía kim loại dãn nở nhiều

C. Người ta sử dụng băng kép trong việc đóng ngắt mạch điện

D. Nhiệt độ càng tăng, khối lượng của băng kép càng lớn.

Câu 9. Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế?

A. Thủy ngân.

B. Nước pha màu đỏ.

C. Rượu pha màu đỏ.

D. Dầu công nghệ pha màu đỏ

Câu 10. Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tác nào sau đây?

A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

B. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. Sự nở vì nhiệt của chất khí.

D. Cả 3 đều đúng

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu kết quả tác dụng của lực. Dụng cụ nào dùng để đo lực?

Câu 2. Có một viên đá, một cân Rôbecvan, một bộ quả cân. Em hãy trình bày các bước tiến hành cân viên đá đó.

Câu 3. Hãy tìm 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:

Vật bị biến dạng.

Chuyển động của vật thay đổi.

Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.

Câu 4: Hãy điền số thích hợp vào vị trí dấu ...

2400g = ....kg = ....tạ

1,3 m3 = ....dm3 = .... lít

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

C

B

A

B

D

C

B

Câu 1.

+ Kết quả tác dụng của lực: Vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng.

+ Dụng cụ dùng để đo lực: Lực kế.

Câu 2.

- Điều chỉnh số 0

- Đặt vật lên 1 đĩa

- Đặt các quả cân lên đĩa bên kia sao cho đòn cân nằm thăng bằng

- Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa = khối lượng vật đem cân

Câu 3.

Kết quả của tác dụng lực:

- Vật bị biến dạng: Ta uốn chiếc thước bị cong.

- Chuyển động của vật thay đổi: Người đẩy chiếc xe chuyển động.

- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động: Vận động viên tennis dùng vợt đánh vào quả bóng. Quả bóng vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.

Câu 4.

Điền đúng số thích hợp:

a) 2400g = 2,4kg = 0,024 tạ

b) 13 m3 = 1300dm3 = 1300 lít

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì

A. lốp xe dễ bị nổ.

B. lốp xe bị xuống hơi.

C. không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe.

D. cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 2. Lí do chính tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự đo?

A. Để tiết kiệm đinh. 

B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20°c đển 50°c thì 1 lít nước nở thêm 10,2cm3. Vậy 2000cm3 nước ban đầu ở 20°c khi được đun nóng tới 50°c thì sẽ có thể tích là

A. 20,4cm3

B. 2010,2cm3

C. 2020,4cm3

D. 20400cm3

Câu 4. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4°c?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.          

D. Khối lượng nhỏ nhất.

Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất khí?

A. Chất khí nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

B. Chất khí co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

C. Thể tích của chất khí không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng của chất khí tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 6: Vạch một đoạn thẳng lên một đồng xu. Nung nóng đồng xu thì đoạn thẳng:

A. Biến thành đường cong.    

B. Vẫn là đoạn thẳng,

C. Là đường gấp khúc.

D. Biến thành đường tròn.

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng chất lỏng tăng.

B. Khối lượng chất lỏng giảm.

C. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

D. Thể tích của chất lỏng tăng.

Câu 8. Khi làm nóng chất khí trong bình thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. Khối lượng.           

B. Trọng lượng,

C. Khối lượng riêng    

D. Cả 3 đại lượng trên.

Câu 9. 60°F ứng với bao nhiêu °c?

A. 22°C.

B. 15,56°C

C. 12,55°C

D. 28°C

Câu 10. Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường trong các nhiệt giai khác nhau, kết quả đo nào sau đây là sai?

A. 37°C

B. 98.6°F        

C. 37°K.         

D. 310K.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Để cân một bao muối có khối lượng 1,75kg bằng cân Rôbecvan nhưng chỉ có các quả cân loại 1 kg, 300g, 100g và 50g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để cân thăng bằng?

Câu 2. Ngoài các đơn vị đo thông dụng hiện nay là met, còn một số đơn vị đo chiều dài khác:

1 inh (inch) = 2,54cm (chiều dài một lóng ngón tay)

1 fut ( foot) = 12 inh = 30,48cm (chiều dài bàn chân).

1 dặm (mile) = 5280 ft = 1,6093440km.

Màn hình TV 21 inh (21”) có ý nghĩa gì?

Một máy bay đang bay ở độ cao 33000 fut. Em hãy chuyển giá trị trên ra đơn vị mét.

Cơn bão đang ở cách bờ biển 40 dặm nghĩa là cách bờ bao nhiêu km?

Câu 3. Để đo khối lượng chất lỏng, người ta dùng cân Rôbecvan và tiến hành hai giai đoạn sau:

Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g, 20g, 5g.

Đổ chất lỏng vào trong cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thêm quả cân 10g.

Tính khối lượng chất lỏng ?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

B

A

B

D

C

C

C

Câu 1.

Loại 1kg, 100g và 50g: mỗi loại 01 quả; Loại 300g: 02 quả;

Câu 2.

a) Màn hình TV 21 inh (21”) có ý nghĩa là đường chéo màn hình dài 21 inh = 21.2,54  = 53,34cm.

Khi máy bay đang bay đang ở độ cao 30000 fut. Ta chuyển giá trị trên ra đơn vị mét là: h = 30000.30,48 = 9144m.

Cơn bão đang ở cách bờ biển 40 dặm nghĩa là cách bờ:

           s = 40.1,609344 = 64,37376km 55 63.4 km.

Câu 3.

Khối lượng chất lỏng: m = 50 +10 = 60g.


5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.           

B. Ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động.       

D. Đòn bẩy.

Câu 2. Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Câu 3. Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vì

A. chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao.

B. chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao.

C. khâu co dãn vì nhiệt.

D. một lí do khác.

Câu 4. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì

A. khối lượng của vật tăng.

B. thể tích của vật tăng,

C. thể tích của vật giảm.

D. khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4°C?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.

D. Khối lượng nhỏ nhất.

Câu 7. Cho một ít nước vào vỏ lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Lon bia phồng lên.

B. Lon bia bị móp lại.

C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.

D. Nút cao su bị bật ra.

Câu 8. Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giừa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Fa-ren-hai?

A . °F = 32 + 1,8. t°c.  

B . °F = 32 - 1,8. t°c.

C. °F = 1,8 + 32. t°c.  

D. °F = 18 - 1,8 t°c.

Câu 9. Đo nhiệt độ nước sôi trong các nhiệt giai khác nhau, kết quả đo nào sau đây là sai?

A. 100°c

B. 132°F         

C. 212°F.

D. 373°K.

Câu 10. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí ôxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.

C. Không khí và ôxi nở vì nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Tất cả mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của trọng lượng. Nếu vật đứng yên thì có một lực thứ hai tác dụng lên vật và cân bằng với trọng lượng. Em hãy chỉ “lực thứ hai’’ đó trong các trường hợp sau đây:

A - Chiếc bàn nằm yên trên mặt đất.

B - Bóng đèn treo vào sợi dây.

C - Chiếc tàu nổi trên mặt nước.

Câu 2. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều thế nào? Đơn vị của trọng lực?

Câu 3. Có một viên đá, một cân Rôbecvan, một bộ quả cân. Em hãy trình bày các bước tiến hành cân viên đá đó.

Câu 4. Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên. Giải thích vì sao vật đứng yên.

Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

C

B

B

B

A

B

C

Câu 1.

Chỉ “lực thứ hai” trong các trường hợp:

Chiếc bàn nằm yên trên mặt đất: lực thứ hai là lực nâng của mặt đất

Bóng đèn treo vào sợi dây: lực thứ hai là lực kéo của sợi dây.

Chiếc tàu trên mặt nước: lực thứ hai là lực đẩy của nước.

Câu 2.

+ Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

+ Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía Trái Đất.

+ Đơn vị của trọng lực là niu tơn (N).

Câu 3.

Các bước tiến hành cân viên đá:

Điều chỉnh số 0 cho cân.

Đặt viên đá lên 1 đĩa.

Đặt các quả cân lên đĩa bên kia sao cho đòn cân nằm thăng bằng.

Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa = khối lượng viên đá.

Câu 4.

Giải thích: vật đứng yên vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Trọng lực và lực kéo của dây.

Cắt sợi dây, vật rơi xuống vì vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, khi cắt dây, lực tác dụng của dây sẽ mất đi. Vật không còn cân bằng nữa, dưới tác dụng của trọng lực thì vật rơi xuống.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Phạm Hữu Lầu. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?