Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nam Sài Gòn

TRƯỜNG THCS NAM SÀI GÒN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được nhanh hơn.

B. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng hơn.

C. Dùng máy cơ đơn giản chẳng giúp được gì cho ta mà trái lại làm ta thực hiện công việc phức tạp hơn, qua nhiều giai đoạn hơn.

D. Máy cơ đơn giản chỉ duy nhất giúp ta đưa hàng hóa, vật liệu lên cao được nhẹ nhàng hơn.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng lớn.

B. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng nhỏ.

C. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì lực kéo vật càng lớn.

D. Mặt phẳng nghiêng càng ngắn thì độ cao nâng vật càng thấp.

Câu 3: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì:

A. Chiều dài, rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng. 

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không đổi.

Câu 4: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ \({0^0}C\) đến \({4^0}C\) thì:

A. Thể tích nước co lại.

B. Thể tích nước nở ra.

C. Thể tích nước không thay đổi.

D. Cả ba kết luật đều sai.

Câu 5: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là \({37^0}C\). Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?

A. \({37^0}F\).                  B. \(66,{6^0}F\).

C. \({310^0}F\).                D. \(98,{6^0}F\).

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?

A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.

C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.

D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.

Câu 7: Bình ga khi còn đầy ga, nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm bình ga bị nổ.

B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ.

C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm bình ga bị nổ.

D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ.

Câu 8: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

A. Ròng rọc cố định.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Đòn bẩy.

D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Câu 9: Kéo từ từ một vật có khối lượng \(100\,\,kg\) trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ của lực kéo đó.

A. Lực kéo bằng \(100\,\,N\).

B. Lực kéo nhỏ hơn \(1000\,\,N\).

C. Lực kéo bằng \(1000\,\,N\).

D. Lực lớn hơn \(500\,\,N\).

Câu 10: Một bác thợ xây muốn kéo một bao xi măng lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi măng là \(50\,\,kg\).

A. \(50\,\,N\).                     B. \(500\,\,N\).

C. \(450\,\,N\).                   D. \(5\,\,N\).

II – TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?

Câu 2. (2 điểm) Thả hòn sỏi rơi. Điều gì chứng tỏ có lực tác dụng lên hòn sỏi? Lực đó là lực gì? Có phương, chiều như thế nào?

Câu 3. (2 điểm) Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.

a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?

b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.A

4.A

5.D

6.C

7.B

8.C

9.B

10.B

Câu 1.

Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng

Câu 2.

Thả hòn sỏi rơi, do có lực tác động, hòn sỏi chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

Lực tác dụng lên hòn sỏi là trọng lực

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

Câu 3.

a. Hòn đá không bỏ lọt bình chia độ nên phải sử dụng thêm bình tràn và bình chứa

b. Cách xác định thể tích hòn đá:

Đặt bình tràn lên bình chứa, đổ đầy nước vào bình tràn

Bỏ hòn đá vào bình tràn, nước từ bình tràn tràn ra bình chứa

Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ, số đo thể tích nước tràn ra chính là thể tích của hòn đá.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Trên hộp mứt Tết có ghi \(200\,\,g\), con số đó chỉ

A. sức nặng của hộp mứt

B. khối lượng của mứt trong hộp

C. thể tích hộp mứt

D. cả A, B, C đều sai

Câu 2. Người ta dùng bình chia độ chứa \(50\,\,c{m^3}\) nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới \(150\,\,c{m^3}\). Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?

A. \(100\,\,c{m^3}\)             B. \(150\,\,c{m^3}\)

C. \(200\,\,c{m^3}\)             D. \(50\,\,c{m^3}\)

Câu 3. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng

A. thể tích bình tràn

B. thể tích bình chứa

C. thể tích nước còn lại trong bình tràn

D. thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

Câu 4. Một quả cầu có khối lượng là \(15\,\,kg\) thì trọng lượng của nó là

A. \(150\,\,N\)                       B. \(15\,\,N\)

C. \(1500\,\,N\)                     D. \(1,5\,\,N\)

Câu 5. Một quyển sách nằm yên trên bàn thì nó

A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực

B. không chịu tác dụng của lực nào cả

C. chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn

D. chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn

Câu 6. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?

A. thước thẳng           B. bình tràn

C. cân                         D. bình chia độ

Câu 7. Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị

A. \(kg\)                       B. \(N\)

C. \({m^3}\)                      D. \(m\)

Câu 8. Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

A. quả bóng bị biến dạng

B. chuyển động của quả bóng bị biến đổi

C. không có sự biến đổi nào xảy ra cả

D. quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Tại sao ô tô đi qua đường đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?

Câu 2: (3 điểm) Người ta thường thả “đèn trời” trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn (hoặc 1 vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “ đèn trời” có thể bay lên cao?

ĐÁP ÁN

1.B

2.A

3.D

4.A

5.D

6.A

7.C

8.D

Câu 1:

Đường ô tô qua đèo càng ngoằn ngoèo, càng dài thì độ dốc càng ít, lực kéo vật càng nhỏ nên ô tô dễ dàng đi lên đèo hơn.

Câu 2:

Khi đốt đèn lên, không khí trong đèn nóng lên, nở ra, khí nhẹ bay lên cao, khí lạnh phía dưới lùa vào chiếm chỗ và tạo ra luồng gió đẩy đèn từ dưới lên.

 

3. ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Chọn kết luận sai

A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.

B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt.

C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

D. Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn.

Câu 2: Một chai thủy tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng cổ chai.

B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai.

C. Hơ nóng đáy chai.

D. Hơ nóng nắp chai.

Câu 3: Tại sao khi lợp mái nhà, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do?

A. Để tôn không bị thủng nhiều chỗ.

B. Để tiết kiệm đinh.

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Chọn phát biểu sai

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Làm bếp bị đè nặng.

B. Nước nóng thể tích tăng nên tràn ra ngoài.

C. Tốn chất đốt.

D. Lâu sôi.

Câu 6: Chọn câu trả lời sai. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Thể tích của chất lỏng giảm.

B. Khối lượng của chất lỏng không đổi.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 7: Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất?

A. chất rắn.

B. chất lỏng.

C. chất khí.

D. các chất dãn nở như nhau.

Câu 8: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.

Câu 9: Chọn câu trả lời sai. Thân nhiệt của người bình thường là

A. \({37^0}C\).                 B. \({70^0}F\).

C. \(310K\).                 D. \(98,{6^0}F\).

Câu 10: Hãy tính \({100^0}F\) bằng bao nhiêu \(^0C\)?

A. \({50^0}C\).                 B. \({32^0}C\).

C. \({18^0}C\).                 D. \(37,{77^0}C\).

Câu 11: Những dụng cụ nào sau đây có áp dụng máy cơ đơn giản

A. Xe cút kít đẩy (hoặc) kéo hàng.

B. Đồ mở nắp chai bia, chai nước ngọt.

C. Triền dốc để dắt xe lên lề đường cao.

D. Cả A, B, C đều là những máy cơ đơn giản.

Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng lên ô tô tải.

B. Người ta dùng đòn bẩy để đưa vật liệu xây dựng lên tầng cao.

C. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng trên xe tải xuống.

D. Người ta dùng ròng rọc để đưa hàng từ trên tầng cao xuống đất.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng (1)……………………… nhưng ngược (2)…………...............

Câu 2. (1 điểm) Đổi đơn vị cho các đại lượng sau: (Học sinh điền kết quả vào chỗ ....)

a. 352g = ………………. ......... ........ kg = ……………………........... ...........mg.

b. 570 ml = ........................................cm3 = ............... ...........dm3

Câu 3. (1 điểm) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra kết quả gì? Nêu ví dụ minh họa 

Câu 4. (1 điểm) Một bình chia độ có thể tích nước trong bình là 118 cm3. Khi thả chìm quả cầu bằng kim loại có khối lượng 0,18 kg vào thì nước trong bình dâng lên 145 cm3. Vậy thể tích của quả cầu là bao nhiêu? Trọng lượng quả cầu là bao nhiêu? 

ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.C

4.D

5.B

6.A

7.C

8.C

9.B

10.D

11.D

12.B

Câu 1.

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều

(1) phương; (2) chiều

Câu 2.

a. 352g = 0,352 kg = 352000 mg.

b. 570 ml = 570 cm3 = 0,570 dm3

Câu 3.

- Lực tác dụng gây ra:

 + Biến đổi chuyển động

 + Biến dạng.

- Ví dụ:

  + Xe đang chạy ta bóp phanh làm xe chạy chậm lại.

  + Tác dụng lưc kéo vào lò xo làm lò xo dãn dài ra.

  + Đá một quả bóng vào tường, quả bóng biến đổi chuyển động và đồng thời làm biến dạng quả bóng

Câu 4.

- Thể tích quả cầu là: 145 - 118 = 27cm3

- Trọng lượng quả cầu: P = 10.m = 10.0,18 = 1,8N

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1. Giới hạn đo của một cái thước là gì?

A. Số nhỏ nhất ghi trên thước. 

B. Số lớn nhất ghi trên thước.

C. Số ghi ở giữa thước.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:

A. Ki-lô-gam (kg).               B. Mét (m)

C. Xen-ti-mét khối (cm3)     D. Niu-tơn(N).

Câu 3. Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng dùng một thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau là: 25 cm, 25,5 cm, 25,1 cm. Thước đo đó có ĐCNN là:

A. 1 mm.                              B. 0,5 cm.

C. 1 cm.                               D. 5 mm

Câu 4. Để đo chiều dài và chu vi miệng của một cái cốc ta nên dùng thước nào?

A. Thước thẳng

B. Thước dây

C. Cả 2 thước đều được.

D. Cả 2 thước đều không được.

Câu 5. Trang cuối vật lý 6 có ghi “ khổ 17x24cm” các con số đó có nghĩa là:

A. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.

B. Chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.

C. Chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.

D. Chiều dài của sách bằng 17x24cm=408cm.

Câu 6. Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào?

A. Cân đồng hồ.         B. Thước thẳng.

C. Thước dây              D. Bình chia độ.

Câu 7. Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ điều gì?

A. Sức nặng của hộp mứt.

B. Thể tích của hộp mứt.

C. Khối lượng của mứt trong hộp.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8. Đầu một cái cầu có gắn biển báo giao thông hình tròn, viền đỏ, nền trằng, chữ đen ghi 10T. Ý nghĩa của biển đó là gì?

A. Khối lượng của cầu là 10 tấn.

B. Trọng lượng của cầu là 10 tấn.

C. Xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?

A. Bình chia độ.

B. Bình tròn.

C. Cân. 

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10. Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng. 

B. Khối sắt.

C. Khối nhôm.

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 11. Hãy chọn câu trả lời đúng: Một quyển sách có 200 trang dày 2,0 cm. Độ dày của mỗi tờ giấy là:

A. 0,01 cm                           B. 0,02 cm

C. 0,01 mm                          D. 0,02 mm.

Câu 12. Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn đá, thể tích nước ban đầu đọc trên bình là \({V_1} = 60{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\), sau khi thả hòn đá vào bình, đọc được thể tích nước và đá là \({V_2} = 105{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\), thể tích hòn đá là:

A. \(60{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)                B. \(105{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)

C. \(45{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)                D. \(165{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ

Thủy ngân

Từ \( - {10^0}C\) đến \({110^0}C\)

Rượu

Từ \( - {30^0}C\) đến \({60^0}C\)

Kim loại

Từ \({0^0}C\) đến \({400^0}C\)

Y tế

Từ \({34^0}C\) đến \({42^0}C\)

 

Phải dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?

Câu 2: (1 điểm) Khi nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\) thì độ dài của một dây đồng dài \(1\,\,m\) tăng thêm \(0,017\,\,mm\). Hỏi một dây bằng đồng dài \(50\,\,m\) ở nhiệt độ \({20^0}C\) sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ \({40^0}C\)?

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. A

4. B

5. C

6. D

7. C

8. C

9. C

10. D

11. A

12. C

Câu 1:

Bàn là có nhiệt độ rất lớn → sử dụng nhiệt kế có GHĐ lớn: nhiệt kế kim loại

Cơ thể người bình thường có nhiệt độ khoảng \(36,{5^0}C - 37,{5^0}C \to \) sử dụng nhiệt kế có thang đo gần giá trị này: nhiệt kế y tế

Nước đang sôi có nhiệt độ khoảng \({100^0}C \to \) sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Sử dụng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ phòng

Câu 2:

Từ \({20^0}C\) lên \({40^0}C\), nhiệt độ tăng thêm là:

\({t^0}C = {40^0}C - {20^0}C = {20^0}C\)

Chiều dài của \(50m\) dây đồng tăng thêm là:

\({\rm{l}} = 0,017.50.20 = 17\,\,\left( {mm} \right) = 0,017\,\,\left( m \right)\)

Chiều dài của dây đồng ở \({40^0}C\) là:

\(L = {\rm{l}} + 50 = 0,017 + 50 = 50,017\,\,\left( m \right)\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?

A. Cái kìm.

B. Máy tời.

C. Cái cân đòn.

D. Cái kéo.

Câu 2. Khi làm lạnh một quả cầu bằng nhôm thì

A. Bán kính của quả cầu tăng.

B. Trọng lượng của quả cầu tăng.

C. Bán kính của quả cầu giảm.

D. Trọng lượng của quả cầu giảm.

Câu 3. Tại sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.

B. Lâu sôi.

C. Để bếp không bị đè nặng.

D. Tốn củi.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng của chất lỏng giảm.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 5: Người thợ xây muốn đưa gạch lên cao, người đó dùng

A. Lực kế.

B. Đòn bẩy.

C. Ròng rọc.

D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 6: Khi dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để đưa vật nặng lên cao thì lực kéo sẽ:

A. Bằng một nửa trọng lượng của vật.

B. Lớn gấp hai lần trọng lượng của vật.

C. Bằng với trọng lượng của vật.

D. Lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

A. Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa.

B. Dùng đòn bẩy luôn được lợi về lực.

C. Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó.

D. Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng.

Câu 8: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không làm cốt trụ bê tông bằng các kim loại khác?

A. Vì thép không bị gỉ.

B. Vì thép giá thành thấp.

C. Vì thép có độ bền cao.

D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và……………...của thước. 

Câu 2. Điền từ vào chỗ chấm (....)

Trọng lực là……………...của Trái Đất

Câu 3. Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 397g”; trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Các con số 397g và 500g cho ta biết điều gì?

ĐÁP ÁN

1.B

2.C

3.A

4.D

5.C

6.A

7.B

8.D

 

Câu 1.

Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.

Từ cần điền là: ĐCNN (độ chia nhỏ nhất)

Câu 2.

Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

Từ cần điện là: lực hút

Câu 3.

Các con số 397g và 500g cho ta biết khối lượng sữa trong hộp và khối lượng bột giặt trong túi.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nam Sài Gòn. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?