Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Đinh Thiện Lý

TRƯỜNG THCS ĐINH THIỆN LÝ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 6

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là

A. 1000C                     B. 420C   

C. 370C                       D. 200C

Câu 2: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để

A. Đo nhiệt độ             B. Đo khối lượng

C. Đo thể tích              D. Đo lực

Câu 3: Rượu đựng trong chai, khi mở nắp sẽ cạn dần là do

A. Ngưng tụ nhiều

B. Bay hơi nhiều, ngưng tụ ít 

C. bay hơi nhiều

D. ngưng tụ nhiều, bay hơi ít

Câu 4: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì

A. Khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi

B. Khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm

C. Khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên

D. Khối lượng và thể tích của vật cùng giảm

Câu 5: Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở là vì

A. Chiều dài của thanh ray không đủ

B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn

C. Khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra 

D. Không thể hàn hai thanh ray được

Câu 6: Các bình ở hình vẽ dưới đây đều chứa cùng một lượng nước được đặt trong cùng một phòng kín có cùng nhiệt độ thì tốc độ bay hơi của nước

A. Trong bình A nhanh nhất

B. Trong bình B nhanh nhất

C. Trong bình C nhanh nhất

D. Trong 3 bình như nhau

Câu 7: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố

A. Khối lượng chất lỏng.

B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng

C. Diện tích và áp suất trên mặt thoáng chất lỏng 

D. Áp suất trên mặt chất lỏng

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp liên quan đến sự đông đặc là

A. Đúc tượng đồng

B. Sự tạo thành sương mù

C. Làm muối

D. Chưng cất rượu

Câu 9: Khi làm nước đá, các quá trình chuyển thể xảy ra là

A. Rắn – lỏng

B. Lỏng – rắn – lỏng              

C. lỏng – rắn

D. rắn – lỏng – rắn

Câu 10: Nhiệt kế trong hình dưới đây có thể đo được nhiệt độ nhỏ thấp là:

A. 200C                                   B. -200C

C. từ 200C đến 500C               D. 00

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào vị trí dấu . của các câu sau để được nội dung đúng.

a. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực....................................

trọng lượng của vật.

b. Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của

lực nâng .........................................  khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác

dụng của trọng lượng vật. 

Câu 2. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. Cho biết: Dsắt= 7800kg/m3

Câu 3. Đổi các đơn vị sau:

a. 2 tấn = ….. tạ;

b. 6 dm3 = …. lít;

c. 100 g = …..kg;

d. 1500 kg/m3 =….g/cm3;

e. 160 dm = ….m;

f. 20 hm = … m

g. 0,5 lít = ….cc; 

h. 0,8 g/cc =…kg/m3

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

B

C

B

D

A

C

B

 

Câu 1.

Điền từ hoặc cụm từ thích hạp vào vị trí dấu...

a)  Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

b) Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hom trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 2.

Tóm tắt:

Dsắt  = 7800kg/m3

V  = 40dm3 = 0,04m3

m = ?   P = ?

 Áp dụng công thức: D = m/V => m = D.V

Thay số \(m = 7800.0,04=312kg\).

Tính P: \(P = 10 . m = 10 .312 = 3120 \;(N)\)

Câu 3.

a. 2 tấn = 20 tạ                                          

b. 6dm3 = 6 lít                                            

c. 100g = 0,1 kg              

d. 1500kg/m3 = 1,5g/cm3                                 

e. 160dm = 16m;

f. 20km = 20000m;

g. 0,5 lít = 500cc;

h. 0,8g/cc = 800kg/m3.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn \(30\,\,cm\)), nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

A. thước có GHĐ \(50\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\)

B. thước có GHĐ \(20\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,cm\)

C. thước có GHĐ \(30\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\)

D. thước có GHĐ \(1\,\,m\) và ĐCNN \(5\,\,cm\)

Câu 2. Giới hạn đo của thước là

A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

B. độ dài lớn nhất ghi trên thước

C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước

D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước

Câu 3. Thước nào dưới đây thích hợp để đo độ dài sân trường em?

A. thước thẳng có GHĐ \(1\,\,m\) và ĐCNN \(1\,\,mm\)

B. thước cuộn có GHĐ \(5\,\,m\) và ĐCNN \(5\,\,mm\)

C. thước dây có GHĐ \(150\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\)

D. thước thẳng có GHĐ \(1\,\,m\) và ĐCNN \(1\,\,cm\)

Câu 4. Cho bình chia độ như hình vẽ

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

A. \(100\,\,c{m^3}\) và \(5\,\,c{m^3}\)

B. \(50\,\,c{m^3}\) và \(5\,\,c{m^3}\)

C. \(100\,\,c{m^3}\) và \(2\,\,c{m^3}\)

D. \(50\,\,c{m^3}\) và \(2\,\,c{m^3}\)

Câu 5. Mai dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi, thể tích nước ban đầu là \({V_1} = 75\,\,c{m^3}\), sau khi thả hòn sỏi vào, thể tích là \({V_2} = 108\,\,c{m^3}\). Thể tích hòn sỏi là

A. \(V = 42\,\,c{m^3}\)      B. \(V = 11\,\,c{m^3}\)

C. \(95\,\,c{m^3}\)               D. \(33\,\,c{m^3}\)

Câu 6. Dụng cụ dùng để đo khố lượng của một vật là

A. bình chia độ                    

B. bình tràn

C. cân                                  

D. thước mét

Câu 7. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?

A. lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên

B. lực mà đầu tàu tác dụng vào các toa tàu chuyển động

C. lực mà nam châm tác dụng vào chiếc đinh sắt

D. lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm

Câu 8. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm nào dưới đây

A. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau

B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau

C. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau

D. khác phương, cùng chiều, mạnh như nhau

Câu 9. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào của lực gây ra sự biến đổi của chuyển động?

A. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn

B. Dùng tay đẩy viên bi đang đứng yên trên bàn

C. Kéo một chiếc lò xo làm cho nó giãn ra

D. Một ô tô đang đứng trên lề đường

Câu 10. Một bạn học sinh đá quả bóng đập vào tường rồi nảy ra, có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng

B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng

C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi

D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 11. Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng?

A. Nam và Hòa cùng đẩy

B. Nam kéo và Hòa đẩy

C. Nam đẩy và Hòa kéo

D. Nam và Hòa cùng kéo

Câu 12. Trên bì một gói kẹo có ghi \(500\,\,gam\). Số đó chỉ gì?

A. Khối lượng của gói kẹo 

B. Khối lượng của kẹo trong gói

C. Thể tích của gói kẹo

D. cả A, B, C đều sai

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày các kết luận về sự nóng chảy?

Câu 2: Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm?

Câu 3Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất? Chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.C

5.D

6.C

7.D

8.A

9.B

10.C

11.C

12.B

Câu 1:

+ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 2:

Các chất nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nếu đổ đầy ấm, khi bị đun nóng nước nở nhiều hơn ấm nên nước tràn ra khỏi ấm.

Câu 3:

Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí. Chất  nở vì nhiệt ít nhất là chất rắn.

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì

A. Khí oxi giãn nở vì nhiệt nhiều hơn khí hydro

B. Khí ni tơ giãn nở vì nhiệt nhiều nhất

C. Khí ô xi giãn nở vì nhiệt ít nhất

D. Cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do là để

A. Tôn không bị thủng nhiều lỗ 

B. Tiết kiệm đinh

C. Tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 

D. Tiết kiệm thời gian

Câu 3: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào

A. Sự ngưng tụ

B. sự bay hơi              

C. sự đông đặc

D. bay hơi hoặc đông đặc

Câu 4: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì

A. Nước trong cốc thấm ra ngoài

B. Nước trong không khí tụ trên thành cốc

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài

D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành nước

Câu 5: Khi sử dụng pa-lăng như hình vẽ bên để kéo vật có khối lượng m = 50kg thì lực kéo F sẽ là:

A. 250 N                                B. 100 kg

C. 5000 N                              D. 50 kg

Câu 6: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là

A. Rắn, lỏng, khí.       

B. Khí , lỏng, rắn.

C. Lỏng, khí, rắn        

D. Lỏng, rắn, khí

Câu 7: Khi đúc nồi nhôm, các quá trình xảy ra là

A. Lỏng – rắn

B. Lỏng – rắn – lỏng

C. Rắn – lỏng- rắn  

D. rắn – lỏng

Câu 8: Khi nói về sự nóng chảy, câu kết luận không đúng là:

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.

B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác

C. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

D. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi

Câu 9: Thông thường nước sôi ở 1000C nhưng ta có thể đun sôi nước ở nhiệt độ thấp hơn 1000C trong điều kiện

A. Áp suất cao

B. Áp suất thấp                      

C. Áp suất tiêu chuẩn 

D. Ở độ cao ngang với mực nước biển

Câu 10: Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình

B. Các bọt khí nổi lên

C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra

D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan. 

Câu 2. Nêu thí dụ về các vật biến dạng đàn hồi. 

Câu 3. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi

Câu 4. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho một thí dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó. 

ĐÁP ÁN

Câu 1. Cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan

a. Đầu tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh sổ 0.

b. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân bên trái

Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nàm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

c. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật.

Câu 2.

- Lưỡi cưa bằng thép khi bị uốn cong rồi thả ra thì quay trở lại như cũ.

-  Khi đặt vật nặng lên tấm ván thì tấm ván bị cong xuống. Lấy vật nặng ra, tấm ván trở lại như cũ

Câu 3.

Kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi:

+ Dụng cụ dùng để đo thể tích: bình chia độ (có bình tràn nếu sỏi lớn).

+ Dụng cụ dùng để đo khối lượng: cân Rôbecvan có hộp quả cân (hoặc cân khác có ĐCNN và giới hạn đo bé).

+ Nước, sỏi, khăn lau,

Câu 4.

 Hai lực cùng tác dụng vào một vật (chung điểm đặt), mạnh như nhau (cùng độ lớn), cùng phương nhưng ngược chiều gọi là hai lực cân băng

+ Một vật treo trên sợi dây: trọng lực và lực đàn hồi của dây cân bằng nhau

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng ở các câu sau

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là

A. ca đong và bình chia độ.

B. bình tràn và bình chứa.

C. bình tràn và ca đong.

D. bình chứa và bình chia độ.

Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là

A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.

D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

B. giá trị lớn nhất ghi trên bình

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

Câu 4: Trên vỏ túi bột giặt có ghi \(1\,\,kg\), số đó cho ta biết gì?

A. thể tích của túi bột giặt

B. sức nặng của túi bột giặt

C. chiều dài của túi bột giặt

D. khối lượng của bột giặt trong túi

Câu 5: Đơn vị đo lực là

A. ki-lô-gam                       

B. mét

C. mi-li-lít                           

D. niu-tơn

Câu 6: Trọng lực là

A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất

B. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia

C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật

D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Tính 450C bằng bao nhiêu 0F.

Câu 2: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phớt bớt lá?

Câu 3: Thế nào là sự nóng chảy, thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những  giọt nước đóng quanh ly nước đá.

ĐÁP ÁN

1.A

2.A

3.B

4.D

5.D

6.C

 

Câu 1:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{0^0}C = {32^0}F\\{100^0}C = {212^0}F\end{array} \right.\)

Ta thấy: từ 00C đến 1000C có 100 khoảng và từ 320F đến 2120F có 180 khoảng => Mỗi khoảng trên thang nhiệt độ Xen-xi-út sẽ ứng với 1,8 khoảng trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai.

\({45^0}C = {0^0}C + {45^0}C\)

Suy ra: \({45^0}C = {32^0}F + (45.1,{8^0}F) = {113^0}F\)

Vậy 450C = 1130F.

Câu 2:

- Sự bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Nhiệt độ

+ Gió

+ Diện tích mặt thoáng chất lỏng

- Khi trồng cây người ta phải phớt lá để chống lại sự thoát hơi nước của cây.

Câu 3:

- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

- Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí

B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn

D. Khí, rắn, lỏng

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên

C. Quả bóng bàn co lại

D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng

B. Làm muối

C. Sương đọng trên lá cây

D. Khăn ướt khô khi phơi nắng

Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Ròng rọc cố định

C. Ròng rọc động

D. Đòn bẩy

Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là:

A. Sự đông đặc

B. Sự ngưng tụ

C. Sự nóng chảy

D. Sự bay hơi

Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:

A. Tăng

B. Không thay đổi

C. Giảm

D. Thay đổi

Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước

B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh

C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió

D. Vì cả ba nguyên nhân trên

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a. Nêu các bước chính để đo độ dài?

b. Nêu cách đo bề dày của một tờ giấy?

Câu 2 (1 điểm): Trọng lực là gì? Đơn vị của trọng lực là gì?

Câu 3 (2 điểm):

a. Nêu 1 ví dụ về tác dụng đẩy hoặc kéo của lực?

b. Nêu 1 ví dụ về tác dụng của lực làm cho vật chuyển động nhanh dần hoặc vật chuyển động chậm dần.

Câu 4 (1 điểm): Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó?

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. B

4. A

5. B

6. C

7. B

8. D

Câu 1.

a. Các bước chính để đo độ dài là:

Ước lượng độ dài cần đo

Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vạch số 0 của thước

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

b. Cách đo bề dày của một tờ giấy là:

Dùng 100 tờ giấy kẹp thành một tập

Nén thật chặt tập giấy, đo bề dày của tập giấy

Lấy kết quả bề dày đo được chia cho 100, ta được bề dày của một tờ giấy

Câu 2.

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Đơn vị đó trọng lực là Niu – tơn (N)

Câu 3.

a. Ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực: Một đoàn tàu đang chuyển động, đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.

b. Ví dụ về tác dụng của lực làm cho vật chuyển động nhanh dần hoặc vật chuyển động chậm dần: Xe ô tô đang chuyển động trên đường, người lái xe thắng phanh, xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

Câu 4.

Ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng:

Một vật được đặt nàm yên trên mặt bàn, vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng là:

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn bằng trọng lượng của vật

Phản lực của mặt bàn có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của vật.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Đinh Thiện Lý. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?