TRƯỜNG THCS LÊ MINH XUÂN | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn ý đúng nhất trong các câu trả lời sau (A, B, C hoặc D)
Câu 1 (0,5 điểm): Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là:
A. Ca đong và bình chia độ
B. Bình tràn và bình chứa
C. Bình tràn và ca đong
D. Bình chứa và bình chia độ
Câu 2 (0,5 điểm): Người ta dùng bình chia độ chứa 100 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới 150 cm3. Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?
A. 150 cm3
B. 200 cm3
C. 100 cm3
D. 50 cm3
Câu 3 (0,5 điểm): Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh:
A. Biến đổi chuyển động
B. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng
C. Biến dạng
D. Không gây ra tác dụng gì
Câu 4 (0,5 điểm): Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. Lực đẩy của tay
B. Sức đẩy của không khí
C. Một lí do khác
D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
Câu 5 (0,5 điểm): Khi lò xo bị biến dạng, kết luận nào đúng trong số các câu sau?
A. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ
B. Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn
C. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
D. Biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi giảm đi
Câu 6 (0,5 điểm): Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Đổi hướng của lực
B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật
C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật
D. Không gây ra tác dụng gì
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 7 (1,0 điểm)
Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30; số nhỏ nhất là 0; đơn vị tính là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm m10 khoảng bằng nhau. Hãy xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước?
Câu 8 (2,0 điểm)
a) Thế nào là hai lực cân bằng?
b) Cho ví dụ về hai lực cân bằng?
c) Một quả cầu bằng kim loại treo vào một sợi dây cố định. Cắt đứt sợi dây, quả cầu rơi xuống. Giải thích vì sao?
Câu 9 (2,0 điểm)
a) Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất?
b) Nêu rõ ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng có trong công thức tính khối lượng riêng?
c) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. Tính khối lượng riêng của vật đó.
Câu 10 (1,0 điểm): Có mấy loại máy cơ đơn giản? Em hãy kể trên các loại máy cơ đó?
Câu 11(1,0 điểm):: Điền đúng sai trong các câu sau:
Câu | Đúng | Sai |
1.Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi |
|
|
2.Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau |
|
|
3.Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí |
|
|
4.Khe hở trên đường ray liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất |
|
|
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | D | B | D | C | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 7:
- Thước có giới hạn đo là: 30cm.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là: 0,1 cm
Câu 8:
a)
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
b)
Ví dụ về hai lực cân bằng:
Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các độ kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.
c)
Khi treo quả cầu kim loại vào sợi dây cố định thì quả cầu sẽ chịu tác dụng của hai lực là: lực căng của sợi dây và trọng lực P. Hai lực này cân bằng nhau giữa cho quả cầu đứng yên.
Khi cắt đứt sợi dây, tức là sợi dây không tác dụng lực lên quả cầu nữa, quả cầu chỉ chịu tác dụng của trọng lực (lực hút của Trái Đất) => quả cầu rơi xuống.
Câu 9:
a)
Công thức tính khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\)
b)
Trong công thức tính khối lượng riêng:
D: là khối lượng riêng, đơn vị là kg/m3.
m: là khối lượng của chất, đơn vị là kg.
V: là thể tích, đơn vị là m3.
c)
Khối lượng riêng của vật đó là:
\(D = \frac{m}{V} = \frac{{180}}{{1,2}} = 150\left( {kg/{m^3}} \right)\)
Câu 10:
Có 3 loại máy cơ đơn giản thường gặp là:
- Mặt phẳng nghiêng.
- Đòn bẩy.
- Ròng rọc.
Câu 11:
1- Đúng ; 2 – Sai; 3 – Sai; 4 – Đúng.
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1 điểm)
a) Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng?
b) Dùng một tấm ván để đưa vật lên một chiếc xe tải. Em hãy cho biết tấm ván là ứng dụng của loại máy cơ đơn giản nào?
Câu 2: (1,5 điểm)
a) Khi nào xuất hiện lực đàn hồi của lò xo?
b) Một lò xo có chiều dài ban đầu là 10 cm, treo vật vào một đầu lò xo thì lò xo dài 12 cm. Tính độ biến dạng của lò xo?
Câu 3: (2,5 điểm)
a) Thế nào là trọng lực? Trọng lực có phương chiều như thế nào?
b) Một quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Em hãy xác định phương và chiều của các lực tác dụng lên sách?
Câu 4: (1 điểm)
Đổi các đơn vị sau:
a) 3,2 km = …………….m
b) 620 m = ……………..dm
c) 85 g = …………kg
d) 2,4 tạ = ………….g
Câu 5: (1 điểm)
a) Em hãy cho biết thước có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
b) Xác định chiều dài của vật?
Câu 6: (3 điểm)
Cho một quả cầu vào một bình chia độ đang chứa 200 cm3 nước, mực nước dâng lên đến 468 cm3. Em hãy:
a) Tính thể tích của quả cầu theo đơn vị cm3?
b) Biết khối lượng của quả cầu là 723,6 g. Hãy tính trọng lượng của quả cầu?
c) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a)
Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:
- Đòn bẩy: bập bênh, búa nhổ đinh,kéo, …
- Mặt phẳng nghiêng
- Ròng rọc: ròng rọc cố định và ròng rọc động.
b)
Dùng một tấm ván để đưa vật lên một chiếc xe tải là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
Câu 2:
a)
Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi có lực tác dụng vào lò xo, làm lò xo bị nén hoặc dãn. Lực đàn hồi có nhiệm vụ làm lò xo trở về hình dạng ban đầu.
b)
Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó.
Độ biến dạg của lò xo = \(l - {l_0} = 12 - 10 = 2cm\)
Câu 3:
a)
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
- Trọng lực có:
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: hướng từ trên xuống dưới
+ Độ lớn: là trọng lượng của vật.
b)
Có hai lực tác dụng lên quyển sách là:
- Trọng lực: có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- Lực nâng của bàn: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
Cả hai lực này có cường độ như nhau. Quyển sách nằm yên => Hai lực này là hai lực cân bằng.
Câu 4:
a) 3,2 km = 320 m
b) 620 m = 6200 dm
c) 85 g = 0,085 kg
d) 2,4 tạ = 240000 g
Câu 5:
a)
Thước có giới hạn đo là 10cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm.
b)
Chiều dài của vật là 4,5 cm.
Câu 6:
a)
Thể tích của quả cầu là:
\(V = {V_2} - {V_1} = 468 - 200 = 268c{m^3}\)
b)
Đổi 723,6 g = 0,7236 kg
Trọng lượng của quả cầu là:
P = 10m = 10. 0,7236 =7,236 (N)
c)
Khối lượng riêng của chất làm quả cầu là:
\(D = \frac{m}{V} = \frac{{7,236}}{{268}} = 0,027\left( {kg/{m^3}} \right)\)
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm:
Câu 1: Đơn vị khối lượng riêng là:
A. \(kg/{m^3}\) B. \(N/{m^3}\)
C. N/m D. \(kg/{m^2}\)
Câu 2: Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận nào sau đây không đúng?
A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
C. Chiều dài của lò xo càng lớn thì khi bị nén, lực đàn hồi càng lớn.
D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhiều thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 3: Cái tủ nằm yên trên sàn vì:
A. chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
B. chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
C. không chịu tác dụng của lực nào.
D. chịu lực nâng của sản nhà.
Câu 4: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
B. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.
C. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
D. Lực kéo cùng phương, ngược chiều với trọng lực.
Câu 5: Lực nào sau đây là lực đẩy?
A. Lực của tay người cầm chiếc cốc.
B. Lực của đầu tàu làm cho các toa phía sau chuyển động.
C. Lực của vận động viên khi ném lao.
D. Lực của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
Câu 6: Một quả cân có khối lượng 200g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu?
A. 2000N
B. 200N
C. 2N
D. 20N
Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không được dùng để đo thể tích chất lỏng?
A. Ca đong có ghi sẵn dung tích.
B. Bình chia độ.
C. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.
D. Cốc uống nước.
Câu 8: Gió thổi căng phồng một cánh buồm làm thuyền chuyển động. Gió tác dụng lên cánh buồm một:
A. lực kéo
B. lực nâng
C. lực đẩy
D. lực hút
Câu 9: Trọng lực tác dụng vào một vật là:
A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. lực hút của vật tác dụng lên Trái Đất.
C. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất.
D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 10: Một vật đặc có khối lượng là 8 kg và thể tích là 0,002 m3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?
A. \(40{\rm{ N/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\).
B. \(400\,\,N/{m^3}\).
C. \(4000{\rm{ N/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\).
D. \({\rm{40000 N/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}.\)
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | A | D | C | C | D | C | A | D |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng
Câu 1: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực nâng của người lực sĩ với quả tạ.
B. Lực đẩy của lò xo trong bút bi.
C. Lực ép của quả nặng lên mặt bàn
D. Lực kéo của sợi dây thừng.
Câu 2: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.
Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Cùng chiều, cùng điểm đặt, mạnh như nhau.
B. Cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.
C. Cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.
D. Cùng tác dụng vào nhiều vật, cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.
Câu 4: Trên vỏ một hộp thịt có ghi \(500\,\,g\). Số liệu đó chỉ
A. khối lượng của thịt trong hộp.
B. thể tích của cả hộp thịt.
C. thể tích của thịt trong hộp.
D. khối lượng của cả hộp thịt.
Câu 5: Một quả nặng treo đứng yên trên 1 sợi dây nhẹ, không dãn. Quả nặng đó chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực hút của Trái Đất.
B. Trọng lực và lực kéo của sợi dây.
C. Trọng lực.
D. Lực kéo của sợi dây.
Câu 6: Tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng là?
A. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, thước dây.
B. Đòn bẩy, ròng rọc, bình chia độ.
C. Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, lò xo lá tròn.
D. Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.
Câu 7: Lực đàn hồi xuất hiện khi
A. lò xo bị cắt ngắn
B. lò xo nằm yên trên bàn
C. lò xo được treo thẳng đứng
D. lò xo bị kéo giãn
Câu 8: Đơn vị đo khối lượng là:
A. \(lit.\)
B. \({m^3}.\)
C. \(kg.\)
D. \(m.\)
Câu 9: Đơn vị của trọng lượng riêng là
A. \(kg/{m^2}.\)
B. \(N.\)
C. \(kg/{m^3}.\)
D. \(N/{m^3}.\)
Câu 10: Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận sai là
A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
C. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
ĐÁP ÁN
1. B | 2. D | 3. B | 4. A | 5. B |
6. D | 7. D | 8. C | 9. D | 10. B |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dụng cụ nào dùng để đo độ thể tích chất lỏng?
A. Cân Rô-bec-van
B. Bình chia độ
C. Lực kế
D. Thước kẻ
Câu 2: Gió thổi làm căng một cácnh buồm. Gió đã tác dụng lên cácnh buồm một lực nào?
A. Lực căng B. Lực hút
C. Lực kéo D. Lực đẩy
Câu 3: Dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh
B. Kìm điện
C. Kéo cắt giấy
D. Con dao thái
Câu 4: Một vật có trọng lượng 500N thì có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 500kg B. 50kg
C. 5kg D. 0,5kg
Câu 5: Công thức tính khối lượng riêng của vật là?
A. \(D = \dfrac{m}{V}\)
B. \(D = m.V\)
C. \(D = \dfrac{V}{m}\)
D. \(m = D.V\)
Câu 6: Đơn vị của lực là?
A. \(N/{m^3}\)
B. \(N.{m^3}\)
C. \(N\)
D. \(kg/{m^3}\)
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 7 (1,5 điểm): Đổi các đơn vị sau:
a) 60 cm3 = …………lít
b) 300 g = …………kg
c) 250 ml = ………..cc
Câu 8 (2 điểm):
a) Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo bao nhiêu Niutơn?
b) Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?
Câu 9 (2,5 điểm): Một cột sắt có thể tích 0,5 m3. Hỏi cột sắt đó có khối lượng và trọng lượng riêng là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng cử sất là 7800 kg/m3.
Câu 10 (1 điểm): Cho bình A chứa tối đa 8 lít nước và bình B chứa được tối đa 5 lít nước. Cho lượng nước đủ dùng, làm thế nào để lấy được 6 lít nước?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | D | D | B | A | C |
Câu 7:
a) 60 cm3 = 0,06 lít
b) 300 g = 0,3 kg
c) 250 ml = 250 cc
Câu 8:
a) Để kéo trực tiếp một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo:
\(F = P = 10m = 10.20 = 200N\)
b)
Công thức tính trọng lượng riêng của một chất:
\(d = \frac{P}{V}\)
Trong đó:
d: trọng lượng riêng (N/m3)
P: trọng lượng (N)
V: thể tích (m3)
Câu 9:
Khối lượng riêng của cột sắt là:
\(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V = 7800.0,5 = 3900\left( {kg} \right)\)
Trọng lượng riêng của chiếc cột sắt là:
\(d = 10.D = 10.7800 = 78000\left( {N/{m^3}} \right)\)
Câu 10:
- Đổ nước đầy bình A được 8 lít rồi chắt từ bình A sáng cho đầy bình B thì bình A còn 3 lít.
- Đổ bỏ nước ở bình B, rồi chắt 3 lít còn lại ở bình A sang bình B.
- Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt sáng cho đầy bình B (đã có 3 lít)
=> Bình A còn lại 6 lít.
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Lê Minh Xuân. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.