Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hiền

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 6

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? 

A. Nhổ đinh bằng kìm.

B. Đẩy vật trên tấm ván nằm ngang

C. Quét rác bằng chổi cán dài.

D. Đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao.

Câu 2. Chọn phương án sai.

Một người làm thí nghiệm đo lực kéo một vật lên đỉnh mặt phẳng nghiêng nhẵn, để làm giảm cường độ lực kéo, người đó đã:

A. tăng độ cao và giữ nguyên chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

B. tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng và vẫn giữ nguyên độ cao của nó.

C. hạ thấp độ cao và giữ nguyên chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

D. hạ thấp độ cao và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Câu 3. Chọn câu đúng:

A. Khi dùng mặt phẳng nghiêng, có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

B. Khi dùng mặt phẳng nghiêng, có thể làm đổi hướng trọng lượng của vật.

C. Khi dùng mặt phẳng nghiêng, có thể đổi cả hướng và độ lớn của trọng lượng.

D. Mặt phẳng nghiêng càng dốc đứng thì lực cần để kéo vật càng giảm

Câu 4. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động? Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. bằng trọng lượng của vật.

C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.

Câu 5. Lực kéo vật lên bằng ròng rọc động

A. lớn hơn trọng lượng vật.

B. nhỏ hơn trọng lượng vật.

C. bằng trọng lượng vật.

D. lớn hơn hoặc bằng trọng lượng vật.

Câu 6. Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?

A. Nước.

B. Chì.

C. Đồng.         

D. Gang.

Câu 7. Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.

B. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng,

C. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi.

D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.

Câu 8. Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh rằng trong hơi thở của chúng ta chứa nhiều hơi nước?

A. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.

B. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.

C. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.

D. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.

Câu 9: Mây được tạo thành từ

A.khói.           

B. hơi nước ngưng tụ.

C.nước đông đặc.        

D. nước bay hơi.

Câu 10. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất trên mặt thoáng của chât lỏng.

B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C . Gió.

D. Khối lượng chất lỏng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây?

a) Đưa thùng hàng lên ôtô tải

b) Đưa hàng hóa lên cao.

c)  Kéo thùng nước từ giếng lên.

Câu 2. Có hai tấm ván, tấm thứ nhất có chiều dài 2m, đầu kê cao 1 m. Tấm thứ hai có chiều dài 4m, đẩu kê cao 1,5m. Em hãy cho biết dùng tấm nào để làm mặt phẳng nghiêng thì có lợi về lực hơn?

Câu 3. Nhiệt kế rượu có đo được nhiệt độ sôi của nước không? Vì sao?

Câu 4: Máy sấy tóc hoạt dựa vào nguyên tắc nào?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

A

C

B

B

B

B

B

A

Câu 1. Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản sau:

a) Đưa thùng hàng lên ôtô tải: Mặt phẳng nghiêng.

b) Đưa hàng hóa lên cao: Ròng rọc (cố định và động)

c) Kéo thùne nước từ giếng lên: Ròng rọc (cố định và động)

Câu 2. Chọn tấm 2 vì:

- Nếu độ nghiêng như nhau thì tấm hai chỉ cần dài 3m ở đây dài 4m vậy có lợi về lực hơn.

- Khi dùng mặt phẳng nghiêng. có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 3.

Nhiệt kế rượu không dùng để đo được nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên chưa đến 100°C rượu đã sôi.

Câu 4.

Máy sấy tóc tăng tốc độ bay hơi bằng cách phối hợp hai tác động: gió thổi và nhiệt độ cao.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về lực đàn hồi?

A . Lực đàn hồi: không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.

B . Lực đàn hồi : tăng khi độ biên dạng của lò xo giảm

C . Lực đàn hồi :phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.

D . Lực đàn hồi càng tăng độ biến dạng càng tăng.

Câu 2. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là

A. 102cm.

B. 100cm.

C. 96cm.                                                                 

D. 94cm.

Câu 3. Dùng hai lực kế loại 5N móc vào nhau, dùng hai tay kéo hai đầu lực kế và đọc số chỉ trên hai lực kế. Kết luận nào sau đây là đúng?

A . Số chỉ của lực kể bên tay phải lớn hơn vì tay phải kéo khỏe hơn tay trái.

B . Sổ chỉ của lực kế bên tay trái lớn hơn.

C. Số chỉ trên cả hai lực kế như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 4. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng riêng của một chất?

A. Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của 1 m3 chất đó.

B. Trọng lượng của một  vật tỉ lệ với trọng lượng của riêng của chất cấu tạo nên vật đó.

C. Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật tỉ lệ với khối lượng riêng của vật đó.

D .Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật tỉ lệ nghịch với thể tích của vật đó.

Câu 5. Đơn vị trọng lượng riêng là

A. N/m2 .

B. N/m3 .                                        

C. N.m3.                                        

D. kg/m3

Câu 6. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?

A. D = p.v.

B. d = VP.

C. d = V.

D. d = 1/V

Câu 7. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 1000N.          

B. Lực ít nhất bằng 100N.

C. Lực ít nhất bằng ION.             

D. Lực ít nhất bằng IN.

Câu 8. Một vật có khối lượng bằng 150g thì trọng lượng của vật là

A. 15N.

B. 1,5N.                                         

C . 0,5N                                         

D. 150N.

Câu 9. Biết rằng khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. Trọng lượng riêng của nhôm là

A . 27000N/m3

B. 2700N/m3.

C. 70N/m3.

D. 27N/m3.

Câu 10. Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800kg/m3; thể tích 50dm3. Khối lượng của vật là

A . 390kg.

B. 312kg. 

C. 390000kg.

D.156kg

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nếu nhìn vào các mạch điện trong các thiết bị, máy móc, ta thấy các mối hàn được làm bằng chì? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác?

Câu 2. Nhúng một ngón tay vào cồn và ngón tay khác vào nước rồi rút ra khỏi chất lỏng. Em có thể biết được chất nào bay hơi nhanh hơn không?

Câu 3: Vì sao về mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi và sau một vài phút mặt gương lại sáng trở lại?

Câu 4. Để tìm hiểu xem gió ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh hay chậm, Nam làm thí nghiệm như sau: Đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng. Cốc trong nhà được thổi bằng quạt còn cốc ngoài trời thì không. Sau một thời gian Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió quạt có làm cho nước bay hơi nhanh hay chậm đi hay không. Hãy chỉ ra xem thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ nào?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

D

B

D

C

B

A

A

Câu 1: Các linh kiện trên các mạch điện đều có chung tính chất là dễ bị hư hỏng khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy phải chọn chì là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp để hàn các linh kiện lại với nhau.

Câu 2: Cồn bay hơi nhanh hơn nước, vì vậy ngón tay nào đã nhúng vào cồn sẽ cảm thấy lạnh hơn.

Câu 3:     

- Trong hơi thở của ta có nước, khi hà hơi ra gặp gương lạnh nên hơi nước ngưng tụ trên gương làm mặt gương mờ đi.

Sau một vài phút những hạt nước nhỏ này bay hơi hết và mặt gương lại sáng trở lại.

Câu 4: Thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ là đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng, như vậy hai cốc chịu tác động của hai yếu tố khác nhau, cốc trong nhà là gió, cốc ngoài trời là nắng vì vậy không thể so sánh được.

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một bác thợ xây muốn kéo một bao xi-măng lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác thợ đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi-măng là 50kg?

A. 50 N         B. 500 N

C. 450 N       D. 5 N

Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng?

A. Ròng rọc cố định.                     

B. Ròng rọc di động

C. Đòn bẩy.                                   

D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 3. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về cách sử dụng mặt phẳng nghiêng?

A . Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm thay đổi về hướng của lực.

B . Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm cường độ lực kéo.

C. Mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng càng nhỏ thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ.

D. Dùng mặt phẳng nghiêng chỉ có thể làm thay đổi hướng của lực nhưng không làm thay đổi cường độ lực kéo.

Câu 4. Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái kéo 

B. Cái kìm

C. Cái cưa       

D. Cái cắt móng tay.

Câu 5. Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng

A .ròng rọc cố định.                         

B. mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy.                                  

D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Câu 6. Chọn câu đúng:

A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.

B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.

D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.

Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động? Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. bằng trọng lượng của vật.

C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.

Câu 8. Công việc nào dưới đây không sử dụng mặt phẳng nghiêng?

A . Đẩy xe máy dưới sân lên nhà.

B . Đưa thùng hàng lên ôtô.

C. Kéo thùng nước từ dưới giếng lên.

D. Đẩy một vật nặng từ dưới đất lên nóc nhà.

Câu 9. Để đưa các vật liệu xây dựng lên trên các tòa nhà cao tầng người ta dùng

A. mặt phẳng nghiêng.

B. đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy.

D. ròng rọc động và ròng rọc cố định.

Câu 10. Giả sử ta dùng một ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg. Ta chỉ cần tác dụng một lực bằng

A. 600N             B. 100N 

C. 300N             D. 1200N

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Từ bảng nhiệt độ nóng chảy, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Người ta thường chọn kim loại nào làm dây tóc bóng đèn?

- Để đo nhiệt độ ở các vùng địa cực giá lạnh, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu?

- Vật liệu nào dùng để làm cầu chì (một dụng cụ mà khi nhiệt độ qua hệ thống điện tăng, dụng cụ tự ngắt, bảo vệ an toàn cho máy)? 

Câu 2. Lấy ba thí dụ liên quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc?

Câu 3. Dùng gạch nối để ghép cụm từ bên trái và cụm từ bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:

Sự bay hơi

a. có thể xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng.

Sự ngưng tụ

b. càng lớn khi nhiệt độ càng cao. 

Tốc độ bay hơi

c. xảy ra với bất kì chất lỏng nào.

Sương mù

d. liên quan đến sự bay hơi.

Nước trong cốc cạn dần

e. liên quan đến sự ngưng tụ

Nước trong bình đậy kín

f. liên quan đến sự bay hơi và ngưng tụ. không cạn dần 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

C

A

C

C

C

D

C

Câu 1.

Cồn bay hơi nhanh hơn nước, vì vậy ngón tay nào đã nhúng vào cồn sẽ cảm thấy lạnh hơn.

Câu 2 .

- Trong hơi thở của ta có nước, khi hà hơi ra gặp gương lạnh nên hơi nước ngưng tụ trên gương làm mặt gương mờ đi.

- Sau một vài phút những hạt nước nhỏ này bay hơi hết và mặt gương lại sáng trở lại.

- Thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ là đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng, như vậy hai cốc chịu tác động của hai yếu tố khác nhau, cốc trong nhà là gió, cốc ngoài trời là nắng vì vậy không thể so sánh được.

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. Khối lượng của vật giảm đi.

B. Thể tích của vật giảm đi.

C. Trọng lượng của vật giảm đi.

D. Trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 2. Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Nóng nút.    

B. Làm nóng cổ lọ.

C. Làm lạnh cổ lọ.      

D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 3. Các trụ bêtông cốt-thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bêtông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bêtông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

C. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm BOL

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bêtong

Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất răn nở vì nhiệt sau đây, cách nào đúng?

A. Nhôm, đồng. sẳt.    

B. Sắt, đồng,nhôm.

C. Sắt, nhôm, đồng.   

D. Đồng, nhôm, sắt.

Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm,

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chât lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 6. Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0°c đến 4°c thì

A. Nước co lại, thể tích nước giảm đi.

B. Nước co lại, thể tích nước tăng lên.

C. Thể tích nước không thay đồi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 7. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20°c đến 50°C thì 1 lít nước nở thêm 10,2cm3. Vậy 2000cm3 nước ban đầu ở 20°C khi được đun nóng tới 50°C thì sẽ có thể tích là

A. 20,4 cm3.

B. 2010,2cm3.

C. 2020,4cm3

D. 20400cm3.

Câu 8. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí ôxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.

C. Không khí và ôxi nở vì nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 9. Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lổp xe vì

A. Lốp xe dễ bị nổ.

B. Lổp xe bị xuống hơi.

C. Không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 10. Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhứng vào nước nóng sẽ phồng lên vì

A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.

B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng,

C. Không khí bên trong quả bóng co lại.

D. Nước bên ngoài ngấm vào bên trong quả bóng. 

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là lực đàn hồi, lấy thí dụ về lực đàn hồi? 

Câu 2. Treo các vật có khối lượng như nhau vào lò xo.

1. Lò xo A ở trạng thái tự nhiên. Hãy so sánh lực đàn hồi của lò xo ở các trạng thái B và C.

2. Có nhận xét gì về trạng thái lò xo E?

Câu 3. Cho một khối chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 10cm3. Khối lượng của khối chì bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của chì bằng 11300kg/m3.

Câu 4. Muốn đo khối lượng riêng của sỏi, cần dùng các dụng cụ đo nào? Tiến hành như thế nào?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

B

B

A

C

C

A

B

Câu 1.

Khi một vật đàn hồi bị kéo hoặc nén thì sinh ra một lực đàn hồi tác dụng lên các vật tiếp xúc. Thí dụ lực kéo của một sợi dây khi treo vật vào hoặc lực đàn hồi của lò xo khi bị kéo dãn.

Câu 2.

-  Vì vật cân bằng nên lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng. Trọng lượng vật treo ở C gấp 2 lần B, ở D gấp 3 lần B. Vì vậy, lực đàn hồi của lò xo C gấp 2 lần B và của lò xo D gấp 3 lần B.

- Trường hợp E: treo thêm vật vào thì lần này, lò xo dãn nhiều nhất. Tỉ lệ không giống như 3 trường hợp trên. Lò xo bị mất tính đàn hồi ta nói lò xo bị biến dạng dẻo.

Câu 3.

Khối lượng của khối chì:

\(m = DV = 11300.10^-5=0,113kg \)\(\,= 113g.\)

Câu 4.

+ Cần dùng một cái cân và một bình tràn chia độ.

+ Tiến hành: Dùng cái cân đo khối lượng viên sỏi. Dùng bình tràn chia độ đo thể tích viên sỏi. Sau đó dùng công thức \(D =\dfrac {p }{ V}\) để tính.

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Khối lượng của hòn bi tăng

B. Khối lượng của hòn bi giảm

C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng

D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 2. Người ta dùng cách nào dưới đây để mở nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt?

A. Hơ nóng nút.          

B. Hơ nóng thân lọ.

C. Hơ nóng cổ lọ.      

D. Hơ nóng đáy lọ

Câu 3. Chọn phương án đúng.

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng.

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 4. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì sao?

A. Vì răng dễ bị sâu. 

B. Vì răng dễ bị rụng.

C. Vì răng dễ bị vỡ. 

D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.

Câu 5. Cho ba thanh kim loại cùng chiều dài được làm bằng nhôm, đồng và sắt. Ban đầu ba thanh ở cùng nhiệt độ phòng, sau đó tăng nhiệt độ của mỗi thanh lên 50°C. Kêt luận nào sau đây là đúng khi nói về chiều dài của ba thanh khi đã tăng nhiệt độ?

A. Thanh đồng dài nhất.        

B. Thanh nhôm dài nhất.

C. Thanh sắt dài nhất.

D. Cả ba thanh có cùng chiều dài.

Câu 6. Kết  luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4°C?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.         

D. Khối lượng nhỏ nhất.

Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.

B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.

C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.

D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Câu 8. Hiện tượng gì xảy ra đối với giọt nước trên ống thủy tinh khi ta dùng khăn lạnh áp vào bình thủy tinh?

A. Giọt nước chuyển động đi lên.

B. Giọt nước chuyển động đi xuống.

C. Giọt nước đứng yên.

D. Giọt nước chuyển động đi lên sau đó lại chuyển động đi xuống.

Câu 9. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?

A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.

B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 10. Chọn câu đúng:

A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm.

B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng.

C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi.

D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm.

II. TỰ LUẬN
Câu 1: Thế nào là biến dạng đàn hồi? Nêu 2 thí dụ về các vật biến dạng đàn hồi.

Câu 2: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2cm. Chiều dài tự nhiên (chiều dài ban đầu) của lò xo là bao nhiêu?

Câu 3. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của xăng bằng 0.7 lần khối lượng riêng của nước. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng mấy lít xăng? Ngược lại khối lượng của 7 lít xăng bằng khối lượng của mấy lít nước? 

Câu 4. Khối lượng riêng của rượu là 0,8g/cm3. Tính khối lượng rượu của bình có dung tích là 35l.

Câu 5. Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào một đầu lò xo, lò xo dãn ra 1cm. Muốn lò xo dãn ra 3cm thì treo thêm quả nặng bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

D

B

B

C

B

B

D

 

Câu 1:

+ Vật biến dạng đàn hồi khi bị nén, kéo căng, uốn cong rồi thả ra thì quay trở lại như cũ gọi là biến dạng đàn hồi.

+ 2 thí dụ:

-  Lưỡi cưa bằng thép khi bị uốn cong rồi thả ra thì quay trở lại như cũ

- Khi đặt vật nặng lên tấm ván thì tấm ván bị cong xuống. Lấy vật nặng ra, tấm ván trở lại như cũ.

Câu 2:

Chiều dài tự nhiên (chiều dài ban đầu) của lò xo là:

\(L_o= L - L_1 =98-2 = 96cm\)

Câu 3:

+ Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của V lít xăng:

Ta có:

\(m = DV\Rightarrow 7. 1 = 0,7.V\)\( \Rightarrow V = 7:0,7 = 10\) lít.

+ Khối lượng của 7 lít xăng bằng khối lượng của V' lít nước:

Ta có:

\(0,7. 7 = 1. V’ \Rightarrow V’ = 7.0,7:1 = 4,9\) lít.

Câu 4:

Tính khối lượng rượu chứa trong bình

\(M = DV = 0,8.35000 = 28000g = 28 kg\)

Câu 5:

Muốn lò xo dãn ra 3cm nghĩa là phải dãn thêm 2cm. Mà ta biết quả nặng 50g treo vào một đầu lò xo, lò xo dãn ra 1cm vậy muốn dãn thêm 2cm ta phải treo thêm một quả nặng 100g.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hiền. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?