TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẦN | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?
A. Đốt một ngọn nến.
B. Đun nấu mỡ vào mùa đông.
C. Pha nước chanh đá.
D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá.
Câu 2: Sự đông đặc là sự chuyển từ
A.thể lỏng sang thể rắn.
B. thể rắn sang thể lỏng,
C. thể lỏng sang thể hơi.
D. thể hơi sang thể lỏng.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng ngưng tụ của hơi nước?
A. Đun nước sôi.
B. Phơi quần áo.
C. Ăn kem.
D. Uống nước chanh đá.
Câu 4. Vào mùa lạnh hơi thở của chúng ta như có "khói" vì
A. hơi nước trong không khí ngưng tụ khi ta thở.
B. do sương mù nhiều.
C. hơi nước bay ra khi ta thở, gặp không khí lạnh và ngưng tụ.
D. do nhiều khói bụi công nghiệp.
Câu 5. Một cốc nước càng nhanh bay hơi khi
A. nước trong cốc càng nhiều.
B. nhiệt độ trong cốc càng cao.
C. nhiệt độ trong cốc càng thấp.
D. cốc bịt thật kín.
Câu 6. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của sự sôi?
A. Xảy ra với mọi chất lỏng.
B. Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng,
C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?
A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.
B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.
C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 8. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi nào?
A. Nước trong cốc càng nhiều.
B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nóng.
D. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 9. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định cuả chất lỏng.
Câu 10. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
A. Sự sôi không phải là sự bay hơi.
B. Sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ xác định.
C. Ở nhiệt độ 30°C chỉ có thể có ôxi lỏng.
D. Ở nhiệt độ - 20°C có nước và hơi nước.
E. Khi nước đã sôi nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước sẽ tiếp tục tăng.
F. Băng phiến trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy chọn thước phù hợp (cột bên phải) để đo các đối tượng (cột bên trái):
Đối tượng | Thước |
Chiều dài bàn học. Diện tích của tẩm bảng đen. Chiều cao của kệ sách. Đường kính của hộp sữa. Chu vi ống nước. Bán kính cong của chìa khóa | Thước cuộn. Thước kẻ. Thước xếp. Thước dây. Thước kẹp. Thước êke. |
Câu 2. Một hồ bơi có chiều rộng 10m, chiều dài 50m, chiều cao 1,5m. Tính thể tích nước chứa trong hồ bơi?
Câu 3. Một bạn đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn. Bạn đó thao tác như sau: Đầu tiên bạn đó đổ nước vào bình tràn cho tới khi gần đầy bình, thả vật rắn vào trong bình để nước trong bình tràn chảy vào bình chia độ. Thể tích nước trong bình chia độ chính là thể tích của vật rắn cần đo. Cách làm của bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | D | C | B | D | A | D | D | A. Sai; B. Đúng: C. Sai: D. Sai: E Sai; G. Sai. |
Câu 1
1. Chiều dài bàn học - Thước xếp.
2. Diện tích của tấm bảng đen - Thước cuộn.
3. Chiều cao của kệ sách - thước kẻ.
4. Đường kính của hộp sữa - thước kẹp.
5. Chu vi ống nước - thước dây.
6. Bán kính cong của chìa khóa - thước êke
Câu 2
V = 10. 50. 1,5 = 750 m3 nước.
Câu 3
Cách làm của bạn đó sai, vì đầu tiên bạn đó đổ nước vào bình tràn cho tới khi gần đầy. Như vậy thể tích nước tràn ra không bằng thể tích vật.
2. ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây B. Thước mét
C. Thước kẹp D. Compa
Câu 2. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đày?
A.Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B.Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm.
C. Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhấl 5cm.
Câu 3. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia trên thước.
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. độ dài của thước.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Cầu 4. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là:
A. 45cm3. B. 55cm3.
C. 100cm3. D. 155cm3.
Câu 5. Một con chim muốn uống nước trong một cái lọ, nó dùng mỏ gắp từng hòn sỏi cho vào lọ, nước trong lọ dâng lên. Thể tích nước trong lọ dâng lên bằng:
A. thể tích của một hòn sỏi.
B. thể tích của nước trong lọ.
C. tổng thể tích của các hòn sỏi.
D. thể tích của cái lọ.
Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Câu 7. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không xuất hiện hiện tượng đông đặc?
A. Làm kem que.
B. Đúc tượng.
C. Pha nước chanh đá để uống.
D. Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh.
Câu 8. Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ôtô thấy hiện tượng gì?
A. Nước bốc hơi trên xe.
B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 9. Vào những hôm trời nồm hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?
A. Nước bốc hơi bay lên.
B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà.
C. Nước đông đặc tạo thành đá.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 10. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ sôi của chất lỏng. Nhiệt độ sôi
A. không đổi trong suốt thời gian sôi.
B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi
C. luôn tăng trong thời gian sôi.
D. luôn giảm trong thời gian sôi
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Để đo diện tích của một cái sân có kích thước khoảng 14 x 19 (m) bạn A dùng thước cuộn có GHĐ 20m, bạn B dùng thước xếp có GHĐ 1 m. Theo em, em lựa chọn phép đo của ai?
Câu 2. Hãy biến đổi các đơn vị:
a) 0,4ml = …. dm3 = ............ lít
b) 25 lít =........ m3= ........... cm3.
c) 11 ml =...... cm3= .............. lít.
d) 3m3 =.......... lít = ........... cm3.
Câu 3. Hãy kể tên 4 hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc.
Câu 4. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế đo nhiệt độ của không khí?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | B | A | C | A | C | B | B | A |
Câu 1: Lựa chọn phép đo dùng thước của bạn A vì chỉ cần số lần đo ít nhất.
Câu 2:
a) 0,4m3 = 400dm3 = 400 lít
b) 25 lít = 0,025m3 = 25000cm3.
c) 11 ml = 11 cm3 = 0,011 lít.
d) 3m3 = 3000 lít = 3000000cm3
Câu 3: Một số hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc như:
+ Đúc tượng đồng.
+ Làm kem que.
+ Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh làm đá.
+ Ngọn nến đang cháy thì chảy ra.
Câu 4: Người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế đo nhiệt độ của không khí vì: Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nên có thể đo các nhiệt độ nhỏ hơn 0°C. Nước có nhiệt độ nóng chảy ở 0°C nên không thể đo các nhiệt độ nhỏ hơn 0°C và nước có một khoảng từ 0°C đến 4°C dãn nở ngược quy luật.
3. ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn, người ta thả chìm vật đó vào bình tràn đầy nước, khi đó thể tích của vật bằng
A. thể tích của phần chất lỏng dâng lên.
B. thể tích của phần chất lỏng tràn ra
C. thể tích của phần chất lỏng dâng lên và tràn ra.
D. thể tích của phần chất lỏng còn lại trong bình.
Câu 2. ĐCNN của thước là
A. độ dài lớn nhất của thước.
B. 1 mm.
C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
D. 1 m.
Câu 3. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là
A. 0,1cm. B. 0,2cm.
C. 0,5cm. D. 0,1 mm.
Câu 4. Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7cm. Bạn đã dùng bình nào trong các bình sau?
A. Bình có ĐCNN 1cm3
B. Bình có ĐCNN 0,1cm3
C. Bình có ĐCNN 0,5cm3
D. Bình có ĐCNN 0,2cm3
Câu 5. Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?
A. Nước.
B. Chì.
C. Đồng.
D. Gang.
Câu 6. Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?
A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
B. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng,
C. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi.
D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
Câu 7. Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh rằng trong hơi thở của chúng ta chứa nhiều hơi nước?
A. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
B. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
C. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
D. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
Câu 8: Mây được tạo thành từ
A.khói.
B. hơi nước ngưng tụ.
C.nước đông đặc.
D. nước bay hơi.
Câu 9. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Áp suất trên mặt thoáng của chât lỏng.
B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C . Gió.
D. Khối lượng chất lỏng.
Câu 10. GHĐ của thước là:
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước
D. độ dài giữa hai vạch bất kì ghi trên thước
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Để đo diện tích của một cái sàn có kích thước khoảng 12x17 (m), bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m. bạn B dùng thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của ai, vì sao?
Câu 2. Hãy biến đổi các đơn vị:
a) 0,6m3 =.......... dm3 = ............ lít.
b) 15 lít =...... m3 = ................. cm3.
c) 1 ml =....... cm3 = ............... lít.
2m3 = lít = cm3.
d) 2m3 = 2000 lit = 2000000cm3.
Câu 3. Nhiệt kế rượu có đo được nhiệt độ sôi của nước không? Vì sao?
Câu 4: Máy sấy tóc hoạt dựa vào nguyên tắc nào?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | A | B | B | B | B | B | A | A |
Câu 1. Lựa chọn phép đo dùng thước của bạn B vì chỉ cần số lần đo ít nhất.
Câu 2.
a) 0,6m3 = 600dm3 = 600 lít
b) 15 lít = 0,015m3 = 15000cm3
c) 1 ml = 1 cm3 =0,001 lít.
Câu 3.
Nhiệt kế rượu không dùng để đo được nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên chưa đến 100°C rượu đã sôi.
Câu 4.
Máy sấy tóc tăng tốc độ bay hơi bằng cách phối hợp hai tác động: gió thổi và nhiệt độ cao.
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. GHĐ của thước là:
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước
D. độ dài giữa hai vạch bất kì ghi trên thước
Câu 2. Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6, cần chọn thước nào trong các thước sau đây?
A. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1 mm
B. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1 mm
C. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm
D. Thước có GHĐ 10m và ĐCNN 1 cm
Câu 3. Khi đo nhiều lần một đại lượng trong điều kiện không đổi mà thu được nhiều giá trị khác nhau thì giá trị nào dưới đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị lặp lại nhiều lần nhất
B. Giá trị ở lần đo cuối cùng.
C. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
D. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được
Câu 4. Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để:
A. Tìm cách đo thích hợp
B. Chọn thước đo thích hợp
C. Kiểm tra kết quả sau khi đo
D. Cả ba phương án trên
Câu 5. Bạn Lan cao 138cm, bạn Hùng cao 1,42m. Vậy Hùng cao hơn Lan
A. 4 dm
B. 0,4 m
C. 0,4cm
D. 4cm
Câu 6. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn đá là
A. 65cm3 B. 100cm3.
C. 35cm3 D. 165cm3
Câu 7: Một chai nửa lít có chứa một chất lỏng ước chừng nửa chai. Để đo thể tích chất lỏng trên ta nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau đây?
A. Bình 200cc có vạch chia tới 2cc
B. Bình 200cc có vạch chia tới 5cc.
C. Bình 250cc có vạch chia tới 5cc
D. Bình 500cc có vạch chia tới 5cc.
Câu 8. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,51ít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A . Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.
B . Bình 2000ml và có vạch chia tới 10ml.
C . Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.
D. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.
Câu 9. Có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn đề đo thê tích của vật nào sau đây?
A. Viên phấn. B. Bao gạo.
C. Hòn đá. D. Một gói bông.
Câu 10. Hai lít (l) bằng với
A. 2cm3 B. 2m3
C. 2mm3 D. 2dm3.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nếu nhìn vào các mạch điện trong các thiết bị, máy móc, ta thấy các mối hàn được làm bằng chì? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác?
Câu 2. Nhúng một ngón tay vào cồn và ngón tay khác vào nước rồi rút ra khỏi chất lỏng. Em có thể biết được chất nào bay hơi nhanh hơn không?
Câu 3: Vì sao về mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi và sau một vài phút mặt gương lại sáng trở lại?
Câu 4. Để tìm hiểu xem gió ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh hay chậm, Nam làm thí nghiệm như sau: Đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng. Cốc trong nhà được thổi bằng quạt còn cốc ngoài trời thì không. Sau một thời gian Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió quạt có làm cho nước bay hơi nhanh hay chậm đi hay không. Hãy chỉ ra xem thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ nào?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | D | B | D | C | D | C | C | D |
Câu 1: Các linh kiện trên các mạch điện đều có chung tính chất là dễ bị hư hỏng khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy phải chọn chì là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp để hàn các linh kiện lại với nhau.
Câu 2: Cồn bay hơi nhanh hơn nước, vì vậy ngón tay nào đã nhúng vào cồn sẽ cảm thấy lạnh hơn.
Câu 3:
- Trong hơi thở của ta có nước, khi hà hơi ra gặp gương lạnh nên hơi nước ngưng tụ trên gương làm mặt gương mờ đi.
Sau một vài phút những hạt nước nhỏ này bay hơi hết và mặt gương lại sáng trở lại.
Câu 4: Thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ là đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng, như vậy hai cốc chịu tác động của hai yếu tố khác nhau, cốc trong nhà là gió, cốc ngoài trời là nắng vì vậy không thể so sánh được.
5. ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn phương án sai
Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là:
A. Mét B. Kilomet
C. mét khối D. đề xi mét
Câu 2. Kết luận nào đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN của thước dưới đây ?
A. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 1 cm.
B. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1 mm.
C. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1 mm.
D. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 2mm.
Câu 3. Trước khi đo độ dài của một vật cần phải ước lượng độ dài cần đo là
A. chọn dụng cụ đo thích hợp.
B. chọn thước đo thích hợp.
C. đo chiều dài cho chính xác.
D. có cách đặt mắt cho đúng cách.
Câu 4. Một bạn dùng thước đo chiều cao của một cái cốc hình trụ. Kết quả đo là 10,4cm. ĐCNN của thước nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?
A. 2 mm. B. 1 cm.
C. 10 dm. D. 1 m.
Câu 5. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1 ml
2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml
3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml
4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 10ml.
A. Bình 1 B. Bình 2
C. Bình 3 D. Bình 4
Câu 6. Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?
A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít
B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít
C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít
D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít
Câu 7. Một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1 ml để đo một bình không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị là:
A. 5 ml B. 4 ml
C. 4,0ml D. 17,0 ml
Câu 8. Để đo thể tích của chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:
A. Cốc uống nước.
B. Bát ăn cơm
C. Ấm nấu nước
D. Bình chia độ.
Câu 9: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều đó có nghĩa là gì?
A. Can có thể đựng hơn 2 lít.
B. ĐCNN của can là 2 lít.
C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 10. Lẩy 60cm3 cát đổ vào 100cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:
A. 160cm3
B. Lớn hơn 160cm3
C. nhỏ hơn 160cm3
D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Từ bảng nhiệt độ nóng chảy, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Người ta thường chọn kim loại nào làm dây tóc bóng đèn?
- Để đo nhiệt độ ở các vùng địa cực giá lạnh, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu?
- Vật liệu nào dùng để làm cầu chì (một dụng cụ mà khi nhiệt độ qua hệ thống điện tăng, dụng cụ tự ngắt, bảo vệ an toàn cho máy)?
Câu 2. Lấy ba thí dụ liên quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc?
Câu 3. Dùng gạch nối để ghép cụm từ bên trái và cụm từ bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:
Sự bay hơi | a. có thể xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng. |
Sự ngưng tụ | b. càng lớn khi nhiệt độ càng cao. |
Tốc độ bay hơi | c. xảy ra với bất kì chất lỏng nào. |
Sương mù | d. liên quan đến sự bay hơi. |
Nước trong cốc cạn dần | e. liên quan đến sự ngưng tụ |
Nước trong bình đậy kín | f. liên quan đến sự bay hơi và ngưng tụ. không cạn dần |
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | B | A | C | B | B | D | C | C |
Câu 1.
Cồn bay hơi nhanh hơn nước, vì vậy ngón tay nào đã nhúng vào cồn sẽ cảm thấy lạnh hơn.
Câu 2 .
- Trong hơi thở của ta có nước, khi hà hơi ra gặp gương lạnh nên hơi nước ngưng tụ trên gương làm mặt gương mờ đi.
- Sau một vài phút những hạt nước nhỏ này bay hơi hết và mặt gương lại sáng trở lại.
- Thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ là đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng, như vậy hai cốc chịu tác động của hai yếu tố khác nhau, cốc trong nhà là gió, cốc ngoài trời là nắng vì vậy không thể so sánh được.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.