Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Dương Bá Trạc

TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 6

Thời gian 45 phút

 

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí        B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn         D. Khí, rắn, lỏng

Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ

A. 00C                         B. 1000

C. -100C                      D. 100C

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm

D. Cả ba trường hợp trên

Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí

C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn

D. Dãn nở vì nhiệt của các chất

Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên

C. Quả bóng bàn co lại

D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng

B. Làm muối

C. Sương đọng trên lá cây

D. Khăn ướt khi phơi ra nắng

Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?

A. Ròng rọc động

B. Ròng rọc cố định               

C. Đòn bẩy

D. Mặt phẳng nghiêng

Câu 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Ròng rọc cố định

C. Ròng rọc động

D. Đòn bẩy

Câu 9: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là

A. Sự đông đặc

B. Sự ngưng tụ

C. Sự nóng chảy

D. Sự bay hơi

Câu 10: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:

A. Tăng                       B. Không thay đổi

C. Giảm                       D. Thay đổi.

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng 

B. Khối lượng của vật giảm

C. Khối lượng riêng của vật tăng

D. Khối lượng riêng của vật giảm

Câu 12: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước 

B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh

C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió

D. Vì cả ba nguyên nhân trên

Câu 13: Nối một công việc ở cột A với một máy cơ đơn giản thích hợp ở cột B

1) Dùng xà beng để dịch chuyển vật nặng.

2) Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà

3) Cáp treo

4) Kéo cờ lên cao

A. Đòn bẩy

B. Ròng rọc

C. Mặt phẳng nghiêng

 

Câu 14: Điền đúng sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

1.Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

 

 

2.Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau

 

 

3.Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí

 

 

4.Khe hở trên đường ray liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất

 

 
 

ĐÁP ÁN

1-C

2-B

3-A

4-A

5-B

6-A

7-A

8-B

9-C

10-B

11-D

12-D

 

Câu 13:

Phương pháp:

Máy cơ đơn giản gồm: Đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng

Đòn bẩy thường dùng trong xà beng để bẩy các vật nặng.

Ròng rọc được ứng dụng trong cáp treo, kéo cờ lên cao.

Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.

Cách giải:

1 – A; 2 – C; 3 – B; 4 – B

Câu 14:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn chất khí. Các chất rắn và chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt như nhau. Khe hở trên đường ray là liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Cách giải:

1- Đúng ; 2 – Sai; 3 – Sai; 4 – Đúng.

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A . Lực làm cho nước mưa rơi xuống.

B . Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phàn được buông ra khỏi tay cảm.

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt

Câu 2. Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào một đầu lò xo, lò xo dãn ra 1cm. Muốn lò xo dãn ra 3cm phải làm thế nào?

A . Treo thêm một quả nặng 50g.

B . Thay quả nặng 50g bàng quả nặng 100g.

C . Treo thêm quả nặng 100g.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 3. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:

A. Trọng lực của một quả nặng.

B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt.

C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng

Câu 4. Cho một khổi chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 10cm3. Khối lượng của khối chì bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của chì bằng 11300kg/m3.

A. 113kg.

B. 113g.                                   

C. 11,3kg.

D. 1,13g.

Câu 5. Một vật có khối lượng bằng 0,8 tấn và có thể tích bằng 1m. Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật đó nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 80N/m3.

B. 800N/m3.

C. 8000N/m3.

D. 800N/dm3.

Câu 6. Một cái cột trụ bằng sắt có thể tích bằng 2m3 và nặng 15,6 tấn Khối lượng riêng của sắt nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 11300kg/m3.                       

B. 7800kg/m3.

C. 2700kg/m3.                         

D. 1000kg/m3.

Câu 7. Đơn vị đo khối lượng riêng là:

A. N/m3

B. kg/m2                                  

C. kg                                        

D. kg/m3.

Câu 8. Trong 4 cách sau:

  1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

      2 .  Tăng chiều cao kê mặt phang nghiêng

      3 . Giảm độ dài của mặt phăng nghiêng

      4 . Tăng độ dài của mặt phăng nghiêng

      Những cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Cách 1 và 3.                             B. Cách 1 và 4.

C. Cách 2 và 3.                             D. Cách 2 và 4.

Câu 9. Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta có thể:

A . Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng

B . Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.

C . Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

D. Giảm độ cao kê mặt phảng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Câu 10. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biêt với 4 tâm ván này người đó đã đá thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N.

Hỏi tấm ván nào dài nhất?

A . Tẩm ván 1.

B. Tấm ván 2.

C. Tấm ván 3.

D. Tấm ván 4.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? 

Câu 2: Nêu cấu tạo của ròng rọc? 

Câu 3: Điền vào các số trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên? 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

B

C

B

D

B

D

B

 

Câu 1:

Kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí:

+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Câu 2:

+ Ròng rọc cố định: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe được lắp cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định.

+ Ròng rọc động: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe không được lắp cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng trục của nó. 

Câu 3:

(1) sự nóng chảy;  (2) sự bay hơi

(3) sự đông đặc;  (4) sự ngưng tụ

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.  Hãy chọn câu đúng:

A . GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó. 

B . GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất mà thước đo có thể đo được.

C . GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước đo.

D. GHĐ của thước đo độ dài là độ dài của cái thước.

Câu 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 2000mm.

B. 200cm.                                

C. 20dm.                                 

D. 2m

Câu 3. Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l?

A . Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.

B . Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.

C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.

D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới gần vạch 84cm3. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

A .34cm3

B.34,0cm3.

C.33cm3.                                                              

D.33,0cm3.

Câu 5. Con sổ 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì?

A . Thể tích của hộp mứt.

B . Khối lượng của mứt trong hộp.

C . Sức nặng của hộp mứt.

D. Khối lượng và sức nặng của hộp mứt.

Câu 6. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?

A . Lực mà cần cẩu đã phải tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên.

B . Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

C . Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.

Câu 7. Chuyển động nào dưới đây không có sự biến đổi?

A . Một chiếc tàu hỏa đang chạy bỗng bị hãm phanh, tàu dừng lại.

B . Kim đồng hồ chạy đúng thời gian

C . Một người đi xe đạp đang xuống dốc.

D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 5000 km/h.

Câu 8. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biển đổi nào?

A . Quả nặng bị biến dạng.

B . Quả nặng dao động.

C . Quả nặng chuyển động lại gần nam châm.

D. Quả nặng chuyển động ra xa nam châm.

Câu 9. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là :

A . 1g.        

B . 10g.     

C. 100g.    

D. 1000g.

Câu 10. Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?

A . Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay.

B . Lực của một lực sĩ đang giơ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.

C . Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo

lại tay người.

D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?

b) Chất rắn này là chất gì?

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?

f) Phút thứ 10, chất rắn ở thể gì?

Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

C

A

B

B

D

C

B

B

 

Câu 1:

a) Ở 800C chất rắn này bắt đầu nóng chảy.

b) Chất rắn này là chất băng phiến.

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này 5 phút (từ phút thứ 4 đến phút thứ 9)

e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở cả hai thể rắn và lỏng, vì khi đó đang diễn ra quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng.

f) Phút thứ 10, chất rắn ở lỏng vì quá trình nóng chảy đã diễn ra xong. 

Câu 2:

Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên la do khí trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra, đẩy chỗ bẹp phồng lên. 

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Để kéo một vật có khối lượng 18,5kg lên cao theo phương thẳng đứng, người ta phải dùng một lực có cường độ ít nhất bẳng

A. F = 1,85N

B. F = 180N

C. F = 18,5N

D. F = 185N.

Câu 2. Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

A . chỉ có lực tác dụng vào tay.

B . chỉ có lực tác dụng vào dây chun.

C . có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

D. không có lực.

Câu 3. Một vật khối lượng 250g, có trọng lượng là bao nhiêu?

A. 250N

B. 2,5N.                                   

C. 25N.                                    

D. 0,25N.

Câu 4. Chọn câu phát biểu đúng:

A . Khối lượng của vật là do sức hút của Trái Đất lên vật đó.

B . Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng tâm Trái Đất

C . Khối lượng của vật còn được gọi là trong lượng cùa vật đó.

D. Đơn vị trọng lượng là ke.

Câu 5: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêne và khối lượng riêng của cùng một chất?

A. m = V.D.

B. P = d.v

C. d =10.D.

D. P = 10.m.

Câu 6. 1,2 lít nước có khối lượng bằng bao nhiêu, biết rằng khối lượng riêng của nước bằng 1000kg/m3?

A. 1,2kg.

B. 12kg.                                     

C. 120kg.                                   

D. 1,2 tấn.

Câu 7. Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa có giá trị gần đúng là bao nhiêu?

A. 1,264N/m3                              

B. 0,791N/m3.

C. 12 643N/m3                            

D. 1264N/m3.

Câu 8. Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 2N.          

B. 20N.        

C. 0,2N.       

D. 200N.

Câu 9. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.               

B. Ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động.                     

D. Đòn bẩy.

Câu 10. Cầu thang là thí dụ của máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây?

A. Đòn bẩy.                               

B. Mặt phẳng nghiêng,

C. Ròng rọc động.                      

D. Ròng rọc cổ định.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Vì sao phơi áo quần ngoài trời nắng sẽ nhanh khô hơn phơi áo quần trong nhà?

b) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng nào?

Câu 2. (3,0 điểm) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b) Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

B

C

A

C

A

B

B

 

Câu 1:

a) Ngoài trời nắng có nhiệt độ cao.

nên nước trong áo quần bay hơi nhanh hơn trong nhà, do đó áo quần nhanh khô hơn

b) Giải thích đúng nút bình thủy bật ra do không khí lọt vào bình nóng lên nở ra gây ra một lực làm nút bình bật ra

Nêu đúng cách khắc phục: chờ một vài giay sau mới đậy lại.

Câu 2:

a) Vẽ đồ thị: 

b)

- Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -60C đến -30C. Nước đang ở thể rắn 

- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 00C. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 30C đến 90C. Nước đang ở thể lỏng.

 

5. ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn câu đúng:

ĐCNN của một thước đo độ dài là

A . khoảng cách ngắn nhất giữa hai số gần nhau ghi trên thước đo.

B . khoảng cách giữa hai vạch chia trên thước

C . giá trị bàng số đầu tiên ghi trên thước đo. 

D. giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước đo.

Câu 2. Khi đo độ dài, người ta thường làm như thế nào?

A . Đặt thước không dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vật ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật

B . Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo. một đầu của vật ngang bằng vói vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kểt quả đo tại đầu kia của vật

C. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch sô 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật

D. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông sóc với cạnh thước tại đầu kia của vật.

Câu 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 5cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. V = 20cm3.                          

B. V= 20,5cm3.

C .V3 = 20,50cm3.                    

D. V4 = 20,2cm3.

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình là 81 cm3. Thể tích của hòn đá là :

A. 81cm3.

B. 50cm3.                                 

C. 131cm3.

D. 31cm3.

Câu 5. Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật?

A . 5 mét.

B. 2 lít.                                       

C. 10 gói.                                   

D. 2 kilôgam.

Câu 6. Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mẹ đi chợ mua hàng ngày?

A . Cân đòn có GHĐ 1kg và ĐCNN 0,50g.

B . Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 10g.

C. Cân đòn có GHĐ 50kg và ĐCNN 100g.

D. Cân đòn có GHĐ 100kg và ĐCNN 200g. 

Câu 7: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo?

A . Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quà tạ.

B . Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành câv làm cho cành cây bị cong đi.

C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bav lên trời.

D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi chuyển động?

A. Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại.

B. Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn.

C. Xe máy chạy đều trên đường thẳng.

D. Xe máy chạy đều trên đường cong.

Câu 9. Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cái cân và một cái thước.

B. Một cái cân và một cái bình chia độ

C. Một cái lực kế và một cái thước.

D. Một cái lực kế và một cái bình chia độ.

Câu 10. Đơn vị trọng lượng là

A. N.         

B. N.m2.    

C. N.m.      

D. N.m3.

B. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Băng phiến nóng chảy ở ………… Nhiệt độ này gọi là ………..của băng phiến. Trong quá trình ………… nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì ……………...ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của ………. là 0oC của ……… 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của ………..là 32oF của …….…. 2120F.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

b)  So sánh sự khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.

Câu 3. (2,0 điểm)

a) Thế nào gọi là sự nóng chảy? Cho ví dụ?

b) Thế nào gọi là sự đông đặc? Cho ví dụ?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

B

D

D

B

D

C

D

A

 

Câu 1:

a) Băng phiến nóng chảy ở 800C Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của nước đang sôi 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của  nước đá đang tan là 320F của nước đang sôi 2120F

Câu 2:

a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

   Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

b) Khác nhau:

    - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    - Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí

Câu 3:

a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.Ví dụ: Bỏ viên nước đá vào cốc, lúc sau nước đá nóng chảy thành nước

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: Bỏ cốc nước vào tủ lạnh, đến 00C nước sẻ đông đặc thành nước đá.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Dương Bá Trạc. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?