Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Huỳnh Tấn Phát

TRƯỜNG THCS HUỲNH TẤN PHÁT

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 6

Thời gian 45 phút

 

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Nhận xét nào sau đây sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

C. Vì p = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Câu 2: Phương án nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật?

A. 4 kg.        B. 6,5 lít.

C. 9 mét.      D. 10 gói.

Câu 3: Một bóng đèn được treo trên cây cột điện có thể giữ nguyên vị trí vì:

A. chịu lực giữ của sợi dây.

B. chịu lực hút của Trái Đất.

C. không chịu lực nàọ tác dụng.

D. chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái Đất và lực giữ của sợi dây.

Câu 4. Dùng ngón tay ấn vào quả bóng làm quả bóng biến dạng. Nguyên nhân là do:

A. lực của tay tác dụng vào quả bóng.

B . lực của quả bóng tác dụng vào tay.

C. hai lực tay tác dụng vào bóng và bóng tác dụng trở lại tay cân bằng.

D. cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 5. Nếu một vật có khối lượng bằng 25,6kg thì vật đó có trọng lượng bằng

A. 2560N.           B. 2,56N.

C. 256N.             D. 25,6N.

Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của băng kép?

A. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh đồng.

B. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh nhôm.

C. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại khác nhau.

D. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh thép.

Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống?

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên:

A. hiện tượng bay hơi.

B. hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực

C. hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất

D. cả ba hiện tượng trên đều không phải.

Câu 8. Chọn phương án đúng.

Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo

A. nhiệt độ cơ thể người.       

B. nhiệt độ phòng.

C. nhiệt độ nước lã.   

D. nhiệt độ của nước đá đang tan

Câu 9. Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Kenvin?

A. K = 273 - °C.         

B. K = 273 + °C.

C. K = 373 + °C.         

D. K = 373 - °C.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Một vật có khối lượng (hoặc trọng lượng) đã biết. Điền vào chỗ trống trong bảng (có dấu ?)

Khối lượng

1,54 kg

250g

?

4 tấn

Trọng lượng

?

?

107 N

?

 

Câu 2. Để đo khối lượng chất lỏng, người ta dùng cân Rôbecvan và tiến hành hai giai đoạn sau:

- Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 100g, 20g, 5g.

- Đổ chất lỏng vào trong cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 20g bàng 50g, đồng thời thêm quả cân 10g.

Tính khối lượng chất lỏng?

Câu 3: Tại sao phía đầu trên của nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu thường phình ra?

Câu 4:  Hãy nối tên nhiệt độ bên trái với độ lớn tương ứng bên phải.

a. Nhiệt độ cơ thể người khi bình thường

X. 32°F

0°c

b. Nhiệt độ của nước đang sôi

Y. 37°c

98,6°F

c. Nhiệt độ nước đá đang tan

Z. 100°c

212°F

Câu 5. Em hãy đổi 10°C, 30°c, 64°C, 100°C ra °F.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

A

D

A

C

C

C

A

B

 

Câu 1. Điền vào chồ trống trong bảng:

Khối lượng

1,54 kg

250g

10,7 kg

4 tạ

Trọng lượng

15,4N

2,5N

107 N

4000 N

Câu 2:

Khối lượng cốc không:

\(m_o = 100 + 20 + 5 =125g\)

Khối lượng cốc không và chất lỏng:

\(M = 100 + 5 + 50+10 = 165g\)

Khối lượng chất lỏng:

\(m = M - m_o = 165-125 = 40 = 40g\)

Câu 3: Chỗ phình ra để chứa lượng khí còn dư khi cột thủy ngân (hoặc rượu) lên cao tránh vỡ ống nhiệt kế.

Câu 4:  Nhiệt độ cơ thể người khi bình thường :=> Y = 37°C => 98,6°F

Nhiệt độ của nước đang sôi => z. 100°c => 212°F

Nhiệt độ nước đá đang tan => X. 32°F => 0°C

Câu 5:

+) 10°C = 32°F + 10.1,8°F = 50°F

+) 30°C = 32°F + 30.1,8°F = 86°F

+) 64°C = 32°F + 64.1,8°F = 147,2°F + 100°c = 32°F + 100.1,8°F = 212°F.

 

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng băng kép sẽ như thế nào?

A. Cong về phía sắt.   

B. Cong về phía đồng.

C. Không bị cong.      

D. Cà A, B và C đều sai.

Câu 2. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

A. làm cốt cho các trụ bê tông.          

B. làm giá đỡ.

C. trong việc đóng ngắt mạch điện.

D. làm các dây điện thoại.

Câu 3. Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì

A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. nhiệt độ đông đặc cao       

D. tất cả các câu trên đều sai

Câu 4. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng

A. dãn nở vì nhiệt.     

B. nóng chảy.

C. đông đặc.   

D. bay hơi.

Câu 5. Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 6. Trên vỏ gói bimbim ghi khối lượng tịnh 20g. Con số đó cho chúng ta biết điều gì?

A. Khối lượng của gói bimbim.

B. Khối lượng của bimbim trong gói.

C. Thể tích gói bimbim.               

D. Cả ba ý trên đều sai.

Câu 7. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp ở Việt Nam là

A. km.           B. m3             

C. g.              D. kg.

Câu 8. Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau?

A. Lực của mặt nước và lực của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.

B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn.

Câu 9. Một người đá quả bóng chuyển động va vào tường quả bóng bị nảy ra. Lực nào đã làm quả bóng biến dạng và làm cho quả bóng chuyển động bật trở lại?

A. Lực của chân người tác dụng vào quả bóng.

B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường

C. Lực của tường tác dụng vào quả bóng.

D. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào quả bóng.

Câu 10. Khi kéo vật khối lượng 1kg lên cao theo phương thẳng đứng phải cần lực có độ lớn ít nhất bằng

A. 1000N.      B. 10N.

C. 1N.            D. 100N.

B . TỰ LUẬN

Câu 1. Giải thích hiện tượng khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra. Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 2. Em hãy đổi 0°F, 68°F, 132°F, 241°F ra °C.

Câu 3. Đúng hay sai. Nếu sai thì vì sao?

a) Cân dùng để đo khối lượng của vật.

b) Cân luôn luôn có hai đĩa.

c) Một tạ bông có khối lượng ít hơn một tạ sắt.

d) Khối lượng là lực hút của Trái Đất lên một vật.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

A

B

B

D

C

C

B

Câu 1.

Khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra.

Sở dĩ như vậy là vì không khí trong miệng bình bị nóng lên, dãn nở, đẩy nắp bật ra. Để tránh hiện tượng này khi rót nước xong, ta chờ một chút cho khí dãn nở ra hết mới đậy nắp.

Câu 2.

+) 0°F = (0 - 32)/ 1,8 = - 17,78°C.

+) 68°F = (68 - 32)/ 1,8 = 20°C.

+) 132°F = (132 - 32)/ 1,8 = 55,56°C.

+) 241°F = (241 - 32)/ 1,8 = 116,1°C.

Câu 3: 

Trả lời:

a: Đúng.

b: Sai vì có loại cân chỉ có 1 đĩa (ví dụ như cân đồng hồ).

c: Sai vì về khối lượng một tạ bông bằng một tạ sắt.

d: Sai vì khối lượng không phải là lực hút của Trái Đất lên một vật, lực hút của Trái Đất lên một vật là trọng lực P=10m.

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.

B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.

C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.

Câu 2. Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây không dùng để đo khối lượng?

A. gam.              B. kilogam.    

C. lạng.              D. lít.

Câu 3. Hai lực cân bằng là hai lực

A. mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều.

B. tác dụng vào hai vật, mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều

C. tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều.

D. tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương và cùng chiều.

Câu 4. Lực nào không phải là lực đẩy trong các lực sau?

A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ.

B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy.

C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường.

D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người.

Câu 5. Một bạn kéo một vật lên theo phương thẳng đứng thì sử dụng một lực nhỏ nhất bằng 200N. Hỏi rằng nếu hai bạn cùng kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì mỗi bạn phải sử dụng một lực nhỏ nhất bằng bao nhiêu ?

A. 50N.          B. 200N.

C. 100N.        D. 10N.

Câu 6. Quả bóng tennis khi đập xuống sân thì nảy lên, lực của sân tác dụng vào quả bóng

A. không làm biến dạng quả bóng và cũng không thay đổi chuyển động của quả bóng.

B. chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng

C. chỉ làm quả bóng biến dạng nhỏ.

D. vừa làm cho quả bóng biển dạng, vừa làm thay đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 7. Để nâng vật nặng có khối lượng 30kg ta phải dùng lực nào trong các lực dưới đây?

A. F < 300N.       

B. F = 300N.

C. F = 30N                                  

D. 30N < F < 300N.

Câu 8. Trọng lượng của một vật 40g là

A. 400N.         B. 4N.           

C. 0,4N.          D. 40N.

Câu 9. Một người bán trà cần bán một lạng trà, người đó nên sử dụng loại cân có GHĐ nào trong các cân sau?

A. 0,5kg          B. 1kg.

C. 2kg.            D. 10kg

Câu 10. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a, Hai lực cân bằng là hai lực ..........có cùng........nhưng ngược............   

b, Dùng tay ép một lò xo thì lực của lò xo tác dụng vào tay khi lò xo đang bị ép là lực.....

c, Lực của lò xo tác dụng vào tay khi lò xo đang bị dãn là lực.....

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Một băng kép được cấu tạo bởi hai vật liệu L1, L2 có độ dãn nở vì nhiệt khác nhau, hàn dính lại nhau, khi nung nóng thì băng kép cong về phía L2. Vậy lớp L1 dãn nở nhiều hay ít hơn lớp L2?

Câu 2. Em hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng?

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị .... có thể gây ra .... Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để .... , một đầu cầu thép phải đặt trên ....   

b. Băng kép gồm 2 thanh .... có bản chất được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh, do 2 kim loại khác nhau thì .... khác nhau nên băng kép bị .... Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc ...

Câu 4. Tại sao người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế mà không chọn nước?

Câu 5. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là bao nhiêu trong thang: Xen-xi-ut, Kenvin.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

D

C

C

C

D

B

C

C

5

Điền vào chỗ trống:

a) cùng độ lớn ; phương ; chiều.

b) đẩy.

c) kéo.

Câu 1:

Lớp L1 nở vì nhiệt nhiều hơn lớp L2.

Câu 2:

Tôn lợp mái nhà được làm theo dạng gợn sóng vi làm như vậy khi bị nóng hoặc lạnh thì tôn dễ co dãn, không làm bật các đinh đóng.

Câu 3:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn.

b. Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh, do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc tạo ra các rơle nhiệt.

Câu 4:

Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế mà không chọn nước vì nhiệt độ nóng chảy của chúng thấp, còn nước lại có nhiệt độ nóng chảy khá cao và có một khoảng từ 0°c đến 4°c dãn nở không theo quy luật.

Câu 5:

+ Trong thang: Xen-xi-ut nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là 0°C và 100°C.

+ Trong thang Ken-vin: nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là 273°K và 373°K.

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450 gam số đó cho biết:

A. khối lượng của hộp sữa.         

B. trọng lượng của hộp sữa.

C. trọng lượng của sữa trong hộp.

D. khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 2. Một cân đòn có ĐCNN là 1g. Cách ghi khối lượng của một vật nào là đúng trong các cách ghi dưới đây?

A. 60g.           B. 60,1g.

C. 60,0g.        D. 59,5g.

Câu 3. Kết luận nào đúng?

Gió tác dụng vào buồm một lực có

A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.

C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.

D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Câu 4. Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì:

A. lực của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 1.

B. lực của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực của bạn 1 tác dụng vào dây.

C. lực của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay bạn 1.

D. lực của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 2.

Câu 5. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?

A.Cân Rôbecvan           B. Lực kế

C. Nhiệt kế                    D. Thước. 

Câu 6. Trường hợp nào không có sự biến đổi chuyển động trong các trường hợp chuyển động của máy bay?

A. Máy bay cất cánh.

B. Máy bay hạ cánh.

C. Máy bay chuyển động đều trên bầu trời.

D. Máy bay lượn vòng biểu diễn nghệ thuật.

Câu 7. Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật.

Câu 8. Lực nào không phải là lực kéo trong các lực sau?

A. Lực của vật tác dụng vào sợi dây treo nó

B. Lực của không khí tác dụng vào quả bóng làm quả bóng bay lên.

C. Lực của tay người tác dụng vào lò xo làm lò xo dãn ra.

D. Lực của lò xo tác dụng vào tay khi nó đang bị dãn.

Câu 9. Một vật có khối lượng 25kg thì có trọng lượng tương ứng là :

A. 2,5 N          B. 250 N

C. 2500 N       D. 25 N

Câu 10. Một người đưa ra một “lượng” (một lạng ta) vàng. Khối lượng này tương đương:

A. 1kg.               B. 100g.             

C. 37,5g.            D. 3,75g.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đổ đầy?

Câu 2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?

Câu 3. Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên?

Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị…..có thể gây ra….Vì….thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để…., một….đầu cầu thép phải đặt trên...

b. Băng kép gồm 2 thanh….có bản chất….được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì….khác nhau nên băng kép bị….Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc...  

Câu 5. Em hãy đổi 10°F, 64°F, 112°F, 269°F ra °C.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

A

B

B

C

B

B

B

C

Câu 1:

Các chai hoặc lọ nước ngọt không bao giờ được đổ đầy vì còn phải có chỗ cho nước ngọt trong chai dâng.

Câu 2:

Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh thành bên trong cốc dãn nở đột ngột, thành ngoài cốc chưa kịp nở hết, kết quả là khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng.

Câu 3:

Khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên là vì ban đầu thủy tinh tiếp xúc với nước nóng nở ra trước, thủy ngân chưa kịp nở nên tụt xuống. Sau đó thủy ngân cũng được truyền nhiệt thì nở ra nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân lại dâng lên.

Câu 4:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn.

b. Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh, do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc tạo ra các role nhiệt .

Câu 5:

+) 10°F = (10 - 32)/ 1,8 = -12,22°C.

+) 64°F = (64 - 32)/ 1,8 = 17,78°C.

+) 112°F = (112 - 32)/ 1,8 = 44,44°C.

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sự nóng chảy là sự chuyển từ

A. thể lỏng sang thể rắn.       

B. thể rắn sang thể lỏng.

C. thể lỏng sang thể hơi.         

D. hơi sang thể lỏng.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A. Thổi tắt ngọn nến. 

B. Ăn kem.

C. Ngọn đèn dầu đang cháy.

D. Rán mỡ.

Câu 3. Sự bay hơi là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng.

B. thể lỏng sang thể rắn.

C. thể hơi sang thể lỏng         

D. thể lỏng sang thể hơi.

Câu 4. Chọn phương án sai.

Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào

A. nhiệt độ.     

B. gió.

C. thể tích của chất lỏng.       

D. diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 6. Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi.

C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.

D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 7. Ở nhiệt độ trong lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

A. Thủy ngân.

B. Rượu.        

C. Nhôm.       

D. Nước.

Câu 8. Nhận định nào sau đây sai?

A. Nước bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào.

B. Trong điều kiện đặc biệt nước có thể bay hơi ở cả trong lòng khối nước.

C. Trong thời gian bay hơi. nhiệt độ của nước có thể thay đổi.

D. Nước trong bình đậy kín không bay hơi.

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc?

A. Đúc tượng đồng     

B. Đổ bê tông.

C. Làm nước đá.        

D. Hàn chì.

Câu 10. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a, Sự chuyển từ …sang … gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ…. sang thể …gọi là sự đông đặc

b, Phần lớn các chất đều nóng chảy và …ở một nhiệt độ. Nhiệt độ này gọi là…Nhiệt độ của các chất khác nhau thì…

c, Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất ... mặc dù ta tiếp tục …Tương tự, trong khi đang đông đặc …của chất  …mặc dù ta tiếp tục...

II. TỰ LUẬN

Câu 1. GHĐ của thước và ĐCNN của thước là gì?

Câu 2. Có 3 thước đo sau đây:

- Thước có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm.

- Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

- Thước có GHĐ 40cm và ĐCNN 1mm.

Hỏi nên dùng thước nào để đo:

a) chiều rộng của cuốn sách giáo khoa?

b) chiều dài của cuốn sách giáo khoa?

c) chiều dài của bàn học sinh?

Câu 3. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:

2m3 =................. dm3 =............. cm3

1,5m3 =............lít =..............ml =................cc

Câu 4. Đúng hay sai:

a. Một chai nước một lít có thể chứa 160cmnước.

b. Một chai nước 330cc có thể chứa 130cm3 nước.

c. Đổ vào chai 100cm3 nước, sau đó đổ thêm 100cm3 dầu hoả. Trong chai có tổng cộng 600cm3 chất lỏng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

B

A

D

C

A

B

C

D

B

10

a. thể rắn ; thể lỏng ; thể lỏng ; thể rắn

b. đông đặc ; nhiệt độ nóng chảy ; khác nhau.

c. không đổi ; đun nóng ; nhiệt độ ; không đổi ; làm nguội.

Câu 1

- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 2

a) Để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

b) Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa dùng thước có GHĐ 40cm và ĐCNN 1mm.

c) Để đo chiều dài bàn học dùng thước có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm

Câu 3

2m3= 2000dm3 = 2000000cm3.

1,5m3 = 1500 lít = 1500000ml  = 1500000 cc

Câu 4

a. Đúng;

b. Đúng;

c. Sai

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Huỳnh Tấn Phát. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?