TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 6 Thời gian 45 phút |
1. ĐÊ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong thí nghiệm tìm hiểu sự nở vì nhiệt của vật rắn, ban đầu quả cầu có thể thả lọt qua vòng kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Quả cầu bị làm lạnh.
B. Quả cầu bị hơ nóng.
C. Vòng kim loại bị hơ nóng.
D. Quả cầu bị làm lạnh còn vòng kim loại bị hơ nóng.
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một vật rắn?
A.Thể tích và khối lượng của vật giảm.
B.Khối lượng riêng của vật tăng
C. Khối lượng riêng của vật giảm.
D. Thể tích tăng và khối lượng không đổi.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A.Khối lượng chất lỏng tăng.
B . Khối lượng chất lỏng giảm.
C. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
D. Thể tích của chất lỏng tăng.
Câu 4. Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu .Điều đó chứng tỏ
A.thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
B.thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình
C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn
Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nờ ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?
A.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
B.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C.Các chất khí khác nhau không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 6: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng
Câu 7: Nhìn vào hình vẽ, hãy cho biết kết luận nào sau đây là đúng?
A . Khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của gỗ.
B. Khối lượng riêng của gỗ lớn hơn khối lượng riêng của sắt.
C. Khối lượng riêng của sắt và khối lượng riêng của gỗ bằng nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 8. Vật có tính chất đàn hồi là vật
A. không biến dạng khi có lực tác dụng.
B. dãn khi có lực tác dụng.
C. có thể trở lại hình dạng cũ khi lực ngừng tác dụng.
D. cả A, B và C đều sai.
Câu 9. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là
A. 4 N/m3. B. 40 N/m .
C. 4000 N/m3. D. 40000 N/m3.
Câu 10. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1 m3. B. 1 dm3
C. 1 cm3. D. 1 mm3.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao ở những xứ lạnh, về mùa đông, cá và nhiều sinh vật khác vẫn sống được ở đáy hồ, mặc dù khi đó trên mặt hồ, nước đã đóng băng?
Câu 2: Khi đốt nóng các thanh vật liệu có chiều dài khác nhau từ 0°c đến 50°c thì chiều dài biến thiên theo bảng dưới đây:
Vật liệu | Chiều dài ở 0°c (m) | Chiều dài ở 50° C(m) |
Sắt | 10 | 10,006 |
Đồng | 15 | 15,0127 |
Thủy tinh thường | 1 | 1,00045 |
Thạch anh | 2 | 2,00005 |
Vật liệu nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?
Câu 3. Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất? Nêu rõ đại lượng và đơn vị đo của chúng.
Câu 4. Một nhãn hàng hóa có ghi: “Trọng lượng tịnh của hàng hóa là 100g”. Theo em cách ghi này đúng hay sai, vì sao?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | D | D | A | C | A | C | D | B |
Câu 1:
Thông thường khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng chất lỏng giảm chất lòng nhẹ đi, vì vậy trong cùng một khối chất lỏng phần nóng luôn năm ở phía trên.
Tuy nhiên đối với nước khi ở 4°c, ưọng lượng riêng nữớc lớn nhất, vì vậy trong cùng một khôi nước phân ở 4°c luôn chìm xuông dưới, nước năm ở phía trên đã đóng băng còn đáy hồ thì chưa. Vì thế về mùa đông, cá và nhiều sinh vật khác vần sống được ờ đáy hồ.
Câu 2:
Khi nhiệt độ tăng từ 0°C đến 50°C thì:
1m sắt tăng thêm \(\dfrac{{0,006} }{ {10}} = 0,0006m = 0,6mm.\)
1m đồng tăng thêm \(\dfrac{{0.0127}}{{15}} m = 0,00085m = 0,85mm.\)
1m thủy tinh tăng thêm \(0,00045 m = 0,45mm.\)
1m thạch anh tăng thêm \(\dfrac{0,00005}{ 2} m = 000025m = 0,025mm.\)
Vậy đồng nở vì nhiệt nhiều nhất và thạch anh nở vì nhiệt ít nhất
Câu 3: Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng \(d = 10D\). Trong đó:
+ d là trọng lượng riêng, đo bằng đơn vị N
+ D là khối lượng riêng, đo bằng đơn vị kg m
Câu 4: Cách ghi này sai. Từ lâu người ta đã quen dùng trọng lượng chỉ “sức nặng của hàng hóa” nhưng đơn vị lại ghi là khối lượng. Nếu dùng trọng lượng thì đơn vị đo phải là niu tơn (N). Đúng ra là phải chi “khối lượng tịnh của hàng hóa là 100g”.
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 2. Lực nào sau đây là lực đàn hồi?
A. Lực nam châm hút đinh sắt.
B. dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
C. Lực hút của Trái Đất.
D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
Câu 3. Trọng lượng của một vật 20g là:
A. 0,02N. B. 0.2N.
C. 20N D. 200N.
Câu 4: Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N.m
C. N.m2 D. N/m3.
Câu 5: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m3; thể tích 50dm3. Khối lượng của vật là
A. 390kg B. 312kg
C. 390000kg D. 156kg
Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
A. Chất rắn nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
B. Chất rắn co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm
C. Chất rắn không thay đổi hình dạng và kích thước khi nhiệt độ thay đổi.
D. Khối lượng của chất rắn tăng khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau.
B. Các chất rán khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
C. Các chất rắn khác nhau, không thay đổi kích thước khi nhiệt độ thay đổi
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 8. Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào?
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng.
Câu 9. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng.
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 10. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất khí?
A. Chất khí nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
B. Chất khí co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm
C. Thể tích của chất khí không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
D. Khối lượng của chất khí tăng khi nhiệt độ thay đổi.
II . TỰ LUẬN
Câu 1. Các lực nào sau đây là lực đàn hồi?
a. Lực hút của Trái Đất lên các vật.
b. Lực hút của Mặt Trời lên Trái Đất.
c. Lực kéo của một sợi dây khi treo vật nặng vào.
d. Lực mà cung tác dụng lên mũi tên.
e . Lực cản của nước tác dụng lên tàu đang chuyển động
Câu 2. Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. Khi đó hai cân cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai cân này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ hai cân có còn giống nhau nữa không? Cân nào chỉ đúng?
Câu 3. Trong xây dựng người ta thường đổ bêtông và chọn cốt bằng thép (thường gọi là bê tông cốt thép) vì sao?
Câu 4. Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vì sao?
Câu 5. Một bình đun nước có thể tích 200 lít ở 20°C. Khi nhiệt độ tăng từ 20°C đến 80°C thì một lít nước nở thêm 27cm. Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80°C.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | B | A | A | A | B | A | B | A |
Câu 1: Trong các lực đã nêu lực đàn hồi là các lực:
a. Lực kéo của một sợi dây khi treo vật nặng vào.
d. Lực mà cung tác dụng lên mũi tên.
Câu 2:
Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. Khi đó hai cân cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai cân này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ hai cân không còn giống nhau nữa. Cân Rôbecvan chỉ đúng còn lực kế sẽ chỉ không đúng.
Câu 3: Trong xây dựng người ta thường đổ bêtông và chọn cốt bằng thép vì bêtông và thép dãn nở vì nhiệt giống nhau nên khi nhiệt độ thay đổi bêtông không bị nứt.
Câu 4: Khi chế tạo để khâu ôm thật chặt vào cán dao, người thợ rèn chọn ban đầu chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao, sau đó phải nung nóng khâu cho khâu nở ra rồi mới tra vào cán. Sau đó làm nguội (cho vào nước), khâu lạnh đi ôm chặt vào cán dao.
Câu 5.
200 lít nước nở thêm: \(200 . 27 = 5400\) (cm3) \(= 5,4\) (lít)
Thể tích nước trong bình ở 80°C là 205,4 lít.
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?
A. Lực của lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường
C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
Câu 2. Đặt một lò xo trên nền nhà và sát tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dạng của lò xo?
A. Lực của tay người
B. Lực của tuờng
C. Lực của tay và lực của tường
D. Lực của tay, tường và Trái Đất
Câu 3. Một người đi chợ có thể dùng một lực kế thay cho cân:
A. lực kế có thể đo được khối lượng của vật
B. số chỉ của lực kế bằng khối lượng của vật cần đo
C. lực kế đo trọng lượng của vật, số chỉ của lực kế chia cho 10 bằng khối lượng của vật.
D .số chỉ của lực kế bằng khối lượng của vật và bằng trọng lượng của vật.
Câu 4: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi.
B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật
C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
D. Nhận xét A, B, C đều đúng.
Câu 5. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?
A. Bất cứ lúc nào.
B. Khi có lực tác dụng vào lò xo.
C. Khi lò xo biến dạng.
D. Khi lò xo chuyển động.
Câu 6: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về khối lượng riêng của một chất:
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1 m3 chất đó.
B. Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
C. Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật tỉ lệ nghịch với thể tích vật đó.
D. Khối lượng riêng của 1 chất là khối lượng riêng của các chất.
Câu 7. Dùng một lực kế đo được trọng lượng của vật là 2N, vật đó có khối lượng bằng
A. 200g B. 200kg.
C. 20kg. D. 2kg.
Câu 8. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
A. N/m B. N/ m3
C. kg/m2 D. kg/m3
Câu 9: Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng:
A. 2700kg/dm3.
B. 2700kg/m3.
C. 270kg/m3.
D. 270kg/dm3.
Câu 10. Quan sát một người bán hoa quả cân một lượng cam bằng cân đồng hồ. Ban đầu cân một lượng cam trên đĩa thấy số chỉ của cân là 1,8kg, người đó cho thêm một quả cam vào đĩa cân thì số chỉ của cân là 2kg. Quả cam cho thêm sau có khối lượng bằng:
A. 2kg. B. 1,8kg.
C. 0,2kg. D. 3,8kg.
II. TƯ LUẬN
Câu 1. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái và mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:
Câu 2: Đổ nước nóng vào một bình kín rồi cắm vào một ống hút. Khi nhiệt độ tăng nước dâng lên trong ống
- Bạn A giải thích: Nước nóng nên nở ra dâng lên trong ống hút.
- Bạn B giải thích: Lớp không khí bên trong nóng lên nở ra rồi đẩy nước lên trong ống.
Em có ý kiến như thế nào về sự giải thích của hai bạn ấy?
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a, Chất khí…… khi nóng lên,.....khi lạnh đi.
b, Các chất khí thì nở vì nhiệt
c, Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ….. nở vì nhiệt nhiều nhất, còn…..nở vì nhiệt ít nhất.
d, Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ…..khi…nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | C | A | C | D | A | D | B | C |
Câu 1:
1-b; 2-c; 3-a; 4-d;5-f; 6-e
Câu 2:
Giải thích của B đúng: Lớp không khí bên trong nóng lên nở ra rồi đẩy nước dâng lên trong ống.
Câu 3:
a) Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
b) Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau,
Trong ba chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, còn chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ giảm khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí.
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tại sao chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
A. Vì không thể hàn 2 thanh ray lại được.
B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.
D . Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 2. Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép?
A. Băng kép được cấu tạo từ 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau.
B. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng
C. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng.
D. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm.
Câu 3. Có hai băng kép loại nhôm - đồng; đồng - thép. Khi được đun nóng, băng thứ nhất cong về phía thanh đồng, băng thứ hai cong về phía thanh thép. Hỏi cách sắp xếp các chất theo thứ tự nở từ nhiều đến ít nào dưới đây là đúng?
A. Thép, đồng, nhôm.
B. Thép, nhôm, đồng,
C. Nhôm, đồng, thép.
D. Đồng, nhôm, thép.
Câu 4. Sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây để đo nhiệt độ?
A. Lực kế.
B. Nhiệt kế.
C. Cân đồng hồ.
D. Ampe kế.
Câu 5. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản
A. có thể gây ra những lực rất lớn.
B. có thể gây ra những lực rất nhỏ.
C. không gây ra lực
D. cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 6. Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng
A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.
B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.
D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.
Câu 7. Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì
A. ống nhiệt kế dài ra.
B. ống nhiệt kế ngắn lại.
C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 9. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh biến đổi nhiệt độ Io trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Fa-ren-hai?
A. 1C = 1°F.
B. 1,8°C = 1°F.
C. 1°C = 32°F.
D. 1°C = 1,8°F.
Câu 10. Nhiệt độ của nước đang sôi theo nhiệt giai Ken-vin là
A. 100K
B. 373K.
C. 273K.
D. 123K.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì?
Câu 2: Hai lực thế nào được gọi là cân bằng? Lấy thí dụ?
Câu 3: Hai em học sinh A và B chơi kéo co chưa phân thắng bại. Giải thích vì sao sợi dây đứng yên?
Câụ 4: Hãy nêu 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:
- Vật bị biến dạng.
- Chuyển động của vật bị thay đổi.
- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.
Câu 5: Một vật có khối lượng (hoặc trọng lượng) đã biết. Điền vào chỗ trống trong bảng (có dấu?)
Khối lượng | 2,14 kg | 250 g | ? | 2,5 tạ |
Trọng lượng | ? | ? | 107 N | ? |
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | C | B | A | N | C | B | D | B |
Câu 1: Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe khi có người ngồi lên xe làm cho lốp xe bị biến dạng.
Câu 2: Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Thí dụ: hộp phấn đặt trên bàn chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của bàn (phản lực của bàn). Hai lực trên là hai lực cân bằng.
Câu 3: Sợi dây đứng yên vì nó chịu tác dụng là hai lực cân bằng. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng. Hai lực kéo trên có phương cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau và tác dụng lên cùng sợi dây.
Câu 4:
- Vật bị biến dạng: Lò xo bị kéo thì dãn ra.
- Chuyển động của vật bị thay đổi: Chiếc xe bị đẩy mạnh chạy nhanh lên.
- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động: Quả bóng bị đá vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.
Câu 5:
Khối lưọng | 2,14 kg | 250 g | 10,7 kg | 2,5 tạ |
Trọng lượng | 21,4 N | 2,5 N | 107 N | 2500 N |
5. ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vì sao băng kép ở hình bên lại uốn lên phía trên khi bị nung nóng? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vì băng kép dãn nở vì nhiệt.
B. Vì đồng và thép dãn nở vì nhiệt khác nhau
C. Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
D. Vì đồng dãn nở vì nhiệt ít hơn thép.
Câu 2. Có một băng kép được làm từ hai kim loại là đồng và sắt (Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng băng kép sẽ như thế nào?
A. Cong về phía sắt.
B. Cong về phía đồng,
C. Không bị cong.
D. Cả A, B và c đều sai.
Câu 3. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào sau đây?
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
B. Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn các chất khác.
C. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
Câu 4. Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì
A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. nhiệt độ đông đặc cao.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 5. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng
A. dãn nở vì nhiệt.
B. nóng chảy
C. đông đặc.
D. bay hơi.
Câu 6. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để:
A. Đo lực.
B. Đo nhiệt độ.
C. Đo thể tích
D. Đo thời gian.
Câu 7. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thuỷ ngân.
B. Nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế y tế.
D. Cả 3 nhiệt kế trên
Câu 8. Trong các vật dưới đây vật nào có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế.
B. Khí cầu dùng khí nóng,
C. Quả bóng bàn.
D. Băng kép.
Câu 9. Một bạn dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và đo được 37°C. Nhiệt độ đó bằng bao nhiêu trong nhiệt giai Fa-ren-hai?
A. 98,6°F.
B. 9,6°F.
C. 9,8°F.
D. 96°F.
Câu 10. Nhiệt độ 50°C tương ứng với bao nhiêu độ Fa-ren-hai?
A. 82°F.
B. 90°F.
C. 122°F.
D. 107,6°F.
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Để đo khối lượng nước, người ta dùng cân Rôbecvan và tiến hành hai giai đoạn sau:
- Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g, 10g, 5g.
- Đổ nước vào trong cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thay quả cân 10g bằng 50g, thêm 1 quả cân 5g. Tính khối lượng nước đã đổ vào cốc.
Câu 2. Hãy tìm thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:
- Vật bị biến dạng.
- Chuyển động của vật thay đổi.
- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.
Câu 3. Hãy chỉ ra tác dụng của trọng lực (trọng lượng) lên các vật sau đây:
a, Một thùng hàng treo lơ lửng trên cần cẩu.
b, Vận động viên nhảy từ ván nhảy xuống hồ bơi.
c, Một quả bóng được tung thẳng đứng lên cao.
Câu 4. Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Giải thích vì sao viên gạch đứng yên?
Câu 5. Một vật có khối lượng (hoặc trọng lượng) đã biết. Điền vào chỗ trống trong bảng (có dấu?).
Khối lượng | 2,17 kg | 12,5 g | ? | 3,1 tạ |
Trọng lượng | ? | ? | 26,7 N | ? |
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | A | B | A | B | A | C | A | C |
Câu 1:
Khối lượng cốc không:
\(m_o = 50 + 10 + 5 = 65g\)
Khối lượng cốc không và nước:
\(M = 100 + 50 + 5 +5 = 160g\)
Khối lượng nước:
\(m = M - m_o = 160 - 65 = 95g\)
Câu 2:
Thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:
- Vật bị biến dạng: Ta uốn chiếc thước bị cong.
- Chuyển động của vật thay đổi: Người đẩy chiếc xe chuyển động.
- Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động: Vận động viên tennit dùng vợt đánh vào quả bóng thì quả bóng vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.
Câu 3:
Tác dụng của trọng lực (trọng lượng) lên các vật sau đây:
a. Một thùng hàng treo lơ lửng trên cần cẩu: Trọng lực kéo thùng hàng xuống, dây cáp kéo thùng hàng lên.
b. Vận động viên nhảy từ ván nhảy xuống hồ bơi: Trọng lực làm vận động viên rơi xuống.
c. Một quả bóng được tung thẳng đứng lên cao: Quả bóng bị trọng lực làm nó chuyển động chậm dần rồi rơi xuống.
Câu 4:
Viên gạch chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà. Hai lực trên có phương cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng viên gạch, vì vậy viên gạch đứng yên.
Câu 5:
Khối lượng | 2,17 kg | 12,5 g | 2,67 kg | 3,1 tạ |
Trọng lượng | 21,7 N | 0,125 N | 26,7 N | 3100 N |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.