Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Tân Phong

TRƯỜNG THPT TÂN PHONG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Công thức tính quãng đường của chuyển động rơi tự do là 

A. \(s = \frac{1}{2}.g.{t^2}\)              

B. s = g.t2  

C. \(s = \frac{1}{2}.g.t\)                

D. s = g.t

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

B. Tốc độ góc không đổi

C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường tròn

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h = 80 m so với mặt đất, cho gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật bằng

A. 4s                                        B. 1s

C. 2s                                        D. 3s

Câu 4: Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ tại A là v0. Cùng lúc đó, một con chó chạy với tốc độ không đổi 4v0 từ A đến B, đến B con chó lại chuyển động ngược lại gặp ô tô rồi nó lại chạt về B, cứ như vậy cho đến khi ô tô dừng lại tại B. Nếu AB = 1km thì quãng đường con chó chạy được bằng

A. 2 km                                   

B. 6km

C. 8km                                    

D. 4km

Câu 5: Một vật chuyển động tròn đều  trên đường tròn có bán kính r = 10 cm với tốc độ góc ω = 10 rad/s. Tốc độ dài của vật bằng

A. 4m/s                                    B. 2 m/s

C. 3 m/s                                   D. 1 m/s

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. Gia tốc cùng dấu với vận tốc 

B. Gia tốc không đổi theo thời gian

C. Vecto gia tốc cùng phương với vecto vận tốc

D. Gia tốc thay đổi theo thời gian.

Câu 7: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490m so với mặt đát thì thả một gói hàng xuống đất. Cho gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Tầm bay xa của gói hàng bằng

A. 5001m                               

 B. 1005 m

C. 5100 m                               

D. 1500 m

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái đất tự quay quanh trục của nó

B. Vận động viên bơi lội lúc nhảy xuống bể bơi

C. Hai hòn bi lúc va chạm nhau

D. Giọt nước mưa lúc đang rơi

Câu 9: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Biết trong 1 s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng với quãng đường rơi được trong \(\sqrt 3 s\) đầu tiên. Giá trị của h bằng

A. 35m                                    B. 30m

C. 25 m                                   D. 20 m

Câu 10: Theo định luật II Niu – tơn, nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần thì độ lớn gia tốc sẽ

A. tăng lên hai lần 

B. không đổi

C. tăng lên bốn lần

D. giảm đi hai lần

Câu 11: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu tơn

A. Không bằng nhau về độ lớn

B. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá

C. tác dụng vào cùng một vật

D. tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 12: Một người đứng tại điểm M cách con đường thẳng AB một đoạn h = 50m để chờ ô tô. Khi nhìn thấy ô tô còn cách mình một đoạn L = 220 m thì người đó bắt đầu chạ thẳng đều ra đường để đón ô tô. Biết ô tô chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h, người đó chạy vuông góc với AB. Để bắt kịp ô tô thì tốc độ của người đó xáp xỉ bằng

A. 2,3 m/s                               

B. 3,2 m/s

C. 3,2 km/h                             

D. 2,3 km/h

Câu 13: Một cái thùng có khối lượng 50 kg trượt theo phương ngang trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo không đổi có phương nằm ngang và có độ lớn 150 N. Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Cho gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Gia tốc của thùng bằng.

A. 2 m/s2                                 

B. 4 m/s2 

C. 1 m/s2                                 

D. 3 m/s2

Câu 14: Chu kì trong chuyển động tròn đều là

A. Khoảng thời gian vật đi được hai vòng

B.  Khoảng thời gian vật đi được bốn vòng

C. Khoảng thời gian vật đi được một vòng

D. Khoảng thời gian vật đi được ba vòng

TỰ LUẬN

Câu 1: Một thanh dài AO, đều đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc a = 30(như hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.

Câu 2:  Một vật có khối lượng m = 5 kg chuyển động trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực \(\overrightarrow F \) hợp với hướng chuyển động một góc a = 30o(như hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là \({\mu _t}\)= 0,2.

1. Tính độ lớn của lực đó để :

a. Vật chuyển động với gia tốc bằng 1 m/s2.

b. Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.

2. Thay đổi góc \(\alpha\), tìm \(\alpha\) để lực kéo là nhỏ nhất mà vật chuyển động được.

Câu 3: Một ca nô chuyển động với vận tốc 20 km/h so với dòng nước, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2km/h

a) Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông khi nó chuyển động xuôi dòng nước?

b) Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông khi nó chuyển động ngược dòng nước?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

A

C

A

D

D

D

D

8

9

10

11

12

13

14

D

D

A

D

A

C

C

 

Câu 1.

Các lực tác dụng lên OA gồm \(\overrightarrow P ,\overrightarrow T ,\overrightarrow Q \) + Vẽ hình

OA đều, đồng chất nên G là trung điểm của OA

Xét trục quay tại O, ta có: \({M_Q} = 0\)

\({M_P} = {M_T}\)(OA cân bằng)

\( \Leftrightarrow P.OG.\sin {90^0} = T.OA.\sin \alpha ;{\rm{ }}\left( {OA = 2OG} \right)\)

\( \Leftrightarrow T = \dfrac{P}{{2\sin \alpha }} = \dfrac{{1.10}}{{2.\sin {{30}^0}}} = 10\,(N)\)

Câu 2.

1)

Các lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow F ,\overrightarrow P ,\overrightarrow N ,\overrightarrow {{F_{ms}}} \)

Chọn trục Oxy như hình vẽ, O gắn với mặt đất

Áp dụng định luật II Niutơn

\(\overrightarrow F  + \overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow {{F_{ms}}}  = m.\overrightarrow a \)      (1)

\(\begin{array}{l}\mathop {Ch(1)}\limits_{Ox} :{F_1} - {F_{ms}} = m.a\quad \\ \Leftrightarrow F.c{\rm{os}}\alpha  - \mu .N = ma\;(2)\end{array}\)

\(\begin{array}{l}\mathop {Ch(1)}\limits_{Oy} :N + {F_2} - P = 0\\ \Leftrightarrow N = P - F.{\rm{sin}}\alpha \;(3)\end{array}\)

Từ (2) và (3) ta có: \(F(c{\rm{os}}\alpha  + \mu \sin \alpha ) = \mu p + ma\)

\( = \dfrac{{\mu p + ma}}{{{\rm{cos}}\alpha  + \mu \sin \alpha }}\quad \quad \left( 4 \right)\)

a) Với a=1m/s2  thay vào (4) ta được F\( = \dfrac{{0,2.5.10 + 5.1}}{{{\rm{cos3}}{{\rm{0}}^0} + 0,2\sin {{30}^0}}} = 15,528(N)\)

b) Với a=0 (vật chuyển động thẳng đều) thay vào (4) ta được F\( = \dfrac{{0,2.5.10}}{{{\rm{cos3}}{{\rm{0}}^0} + 0,2\sin {{30}^0}}} = 10,35(N)\)

2) Vật chuyển động được khi \(a \ge 0\) \( \Leftrightarrow \) F\( \ge \dfrac{{\mu p}}{{{\rm{cos}}\alpha  + \mu \sin \alpha }}\quad \quad \left( 5 \right)\)

Mặt khác:\({\rm{cos}}\alpha  + \mu \sin \alpha  \le \sqrt {1 + {\mu ^2}} .\sqrt {{{\sin }^2}\alpha  + {{\cos }^2}\alpha }  = \sqrt {1 + {\mu ^2}} \)

Từ (5) và (6) suy ra F\( \ge \dfrac{{\mu p}}{{\sqrt {1 + {\mu ^2}} }} \Rightarrow {F_{\min }} = \dfrac{{\mu p}}{{\sqrt {1 + {\mu ^2}} }}\) khi:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{\cos \alpha }} = \dfrac{\mu }{{\sin \alpha }} \Leftrightarrow \tan \alpha  = \mu  = 0,2\\ \Rightarrow \alpha  = 11,{3^0}\end{array}\)

Câu 3:

Áp dụng công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{tb}}}  = \overrightarrow {{v_{tn}}}  + \overrightarrow {{v_{nb}}} \)

a) Khi ca nô chuyển động xuôi dòng nước thì \(\overrightarrow {{v_{tn}}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{v_{nb}}} \)

\(\Rightarrow {v_{tb}} = {v_{tn}} + {v_{nb}} = 20 + 2\)

\(= 22{\rm{ }}km/h\)

b) Khi nó chuyển động ngược dòng nước thì \(\overrightarrow {{v_{tn}}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{v_{nb}}}\)

\(  \Rightarrow {v_{tb}} = {v_{tn}} - {v_{nb}} = 20 - 2 \)

\(= 18{\rm{ }}km/h\)

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 : Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là 

A. lực.                     

B. trọng lượng

C. vận tốc.              

D. khối lượng.

Câu 2 : Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là \(M,R,G\). Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là

A.\(g = \frac{F}{{{R^2}}}\)              

B. \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)

C.\(g = \frac{{GM}}{R}\)            

D. \(g = \frac{M}{{{R^2}}}\)

Câu 3 : Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;

B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.

C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.

D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.

Câu 4 : Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều

A. hướng vào tâm quỹ đạo.

B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc

C. ngược hướng với véc tơ vận tốc. 

D. Hướng ra xa tâm quỹ đạo.

Câu 5 : Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối \(\Delta S = 0,1cm\) và giá trị trung bình là \(\overline S  = 10,0cm\). Sai số tỉ đối \(\delta S\) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của \(\delta S\) bằng

A.\(1\% \)                          

B. \(5\% \)

C. \(11\% \)                       

D. \(10\% \)

Câu 6 : Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là

A. \(N/s\)                          

B. \(N/{m^2}\)

C. \(N/m\)                        

D. \(m/N\)

Câu 7 : Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc \(2m/{s^2}\), thời gian tăng vận tốc từ \(10m/s\) đến \(40m/s\) bằng

A. \(20s\)                          

B. \(25s\)

C. \(10s\)                          

D. \(15s\)

Câu 8 : Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton

A. không bằng nhau về độ lớn

B. tác dụng vào hai vật khác nhau

C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá 

D. tác dụng vào cùng một vật.

Câu 9 : Chuyển động của một vật rơi tự do là

A. chuyển động tròn đều

B. chuyển động thẳng chậm dần đều

C. chuyển động thẳng đều 

D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 10 : Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng \(9N\) và \(12N\). Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. \(1N\)                            

B. \(25N\)

C. \(2N\)                           

D. \(15N\)

Câu 11. Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là

A. vận tốc lúc đầu.

B. gia tốc.

C. quãng đường đi được 

D. tọa độ lúc đầu.

Câu 12. Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là

A.\(s = vt\)               

B. \(s = v + t\)

C. \(s = v{t^2}\)           

D. \(s = {v^2}t\)

ĐÁP ÁN

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Các công thức liên hệ giữa tốc độ dài với tốc độ góc ; gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A. \(v = \omega r;{a_{ht}} = {v^2}r\)

B. \(v = \frac{\omega }{r};{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)                     

C. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

D. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{v}{r}\)

Câu 2. Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối

B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác

C. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được

D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.

Câu 3. Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu áp lực lên hai mặt đó tăng lên.

A. Tăng lên.               

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.     

D. Không biết được

Câu 4. Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:

A. \({F_{HD}} = G.\dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\) 

B. \({F_{HD}} = \dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\)                        

C. \({F_{HD}} = G.\dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\)

D. \({F_{HD}} = \dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\)

Câu 5. Công thức của định luật Húc là:

A. Fđh = m.a                  

B. Fđh = m.g

C. Fđh = k.|∆l|                

D. Fđh = µ.N

Câu 6. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau

thời gian 3 giây là:      

A. s = 19 m;                   

B. s = 20m;

C. s = 18 m;                   

D.  s = 21m;

Câu 7. Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? Cho biết chu kỳ T =24 giờ.

A. 7,27.10-5 rad/s          

B. 1,75.10-5 rad/s

C. 6,47.10-5 rad/s          

D. 8,87.10-5rad/s

Câu 8. Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là:

A.  M = Fd                     

B. \(M = \frac{F}{d}\)

C. \(\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\)                   

D. F1.d1 = F2.d2

Câu 9. Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay

đòn là 2 m?     

A. 10 N.                        

B. 10 N.m.

C. 11N.                          

D. 11N.m.

Câu 10. Chọn đáp án đúng:

A. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.

B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.

C. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.

D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.

ĐÁP ÁN

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:

A. 23s                          

B. 26s 

C. 30s                          

D. 34s

Câu 2: Vật chuyển động chậm dần đều

A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.            

B. Gia tốc của vật luôn luôn dương. 

C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.          

D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.

Câu 3: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là

A. 6min15s                   

B. 7min30s 

C. 6min30s                   

D. 7min15s

Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là

A. v = 8,899m/s   

B. v = 10m/s  

C. v = 5m/s          

D. v = 2m/s

Câu 5: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc \(\omega \) với chu kì T và tần số f là:

A. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};f = 2\pi \omega \)

B. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };f = 2\pi \omega \)

C. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };\omega  = 2\pi f\)

D. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{f};\omega  = 2\pi T\)

Câu 6: Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v0 và v) là :

A. \({v^2} - v_0^2 =  - 2{\rm{a}}s\)   

B. \({v^2} + v_0^2 = 2{\rm{a}}s\)

C. \({v^2} + v_0^2 =  - 2{\rm{a}}s\) 

 D. \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{a}}s\)

Câu 7: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định thì:

A. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối

B. thể tích tỉ lệ nghịch với áp suất

C. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

D. thể tích tỉ lệ thuận  với áp suất.

Câu 8: Biểu thức đúng của phương trình trạng thái khí lý tưởng là:

A. \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{T{}_2}}\)

B. \(\frac{{{p_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{p_2}}}{{{V_1}}}\)

C. \(\frac{{{p_1}}}{{T{}_1}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

D. \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

TỰ LUẬN

Bài 1. Phương trình của một vật chuyển động thẳng là : \(x = 6 + 12t + {t^2}\,\,\left( {cm;{\rm{ }}s} \right)\)
a) Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của vật?
b) Viết công thức vận tốc và tính vận tốc của vật sau 2 s kể từ thời điểm ban đầu.

Bài 2.

a) Vẽ các lực tác dụng lên vật khi trượt, tính gia tốc của vật?Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m nghiêng 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Cho g = 10m/s2

b) Tìm vận tốc khi vật đến chân mặt phẳng nghiêng?

c) Tính thời gian vật đi hết quãng đường 2m cuối trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng?

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. C

4. B

5. C

6. D

7. C

8. A

...

---(Nội dung phần đáp án của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?\(\)

A. \(P = \frac{A}{t}\)

B. \(P\; = At\)

C. \(P\; = \frac{t}{A}\)

D. \(P\; = A.{t^2}\)

Câu 2: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng \(800kg\)  lên cao \(5m\) trong thời gian \(20s\), lấy \(g = 10m/{s^2}\). Công suất của cần cẩu là bao nhiêu:

A. \(200W\)                           

B. \(400W\)

C. \(4000W\)                         

D. \(2000W\)  

Câu 3: Một ôtô khối lượng 1 tấn chuyển động với vận tốc \(72km/h\). Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu:

A. \({15.10^5}J\)  

B. \({5.10^5}J\)

C. \({25.10^5}J\)

D. \({10^5}J\)

Câu 4: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 lần?

A. tăng 2 lần

B. tăng 4 lần

C. tăng 6 lần

D. Giảm 2 lần

Câu 5: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:

A. thế năng của vật giảm dần.

B. động năng của vật giảm dần.

C. thế năng của vật tăng dần.

D. thế năng của vật không đổi.

Câu 6: Một vật có khối lượng \(1kg\), có thế năng trọng trường là \(20J\). (Lấy \(g = 10m/{s^2}\)). Khi đó vật có độ cao là bao nhiêu:    

A. 12 m                                 

B. 6m.

C. 3m                                     

D. 2m

Câu 7: Tính chất nào sau đây KHÔNG phải là của phân tử?

A Giữa các phân tử có khoảng cách.                                   

B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

C. Chuyển động không ngừng.                                            

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 8: Công thức nào sau đây nói đến quá trình đẳng nhiệt?

A. \(\frac{p}{T} = const\)

B. \(PV = const\)

C. \(\frac{p}{V} = const\)

D. \(\frac{V}{T} = const\)    

Câu 9: Trong hệ toạ độ \(\left( {p,T} \right)\) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol.

B. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì đi qua gốc toạ đô .

C. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì không đi qua góc toạ đô .

D. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm \(p = {p_0}\) .

Câu 10: Một khối khí được nhốt trong bình kín có thể tích không đổi ở áp suất \({10^5}Pa\) và nhiệt độ \(300K\). Nếu tăng áp suất khối khí đến \(1,{5.10^5}Pa\;\) thì nhiệt độ khối khí là bao nhiêu?              

 A. \(300K\)                           

B. \({30^0}C\)

C. \(450K\)                             

D. \({45^0}C\)

ĐÁP ÁN

1. A

2. D

3. B

4. B

5. A

6. D

7. B

8. B

9. B

10. C

11. C

12. A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Tân Phong. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?