Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Phạm Văn Sáng

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN SÁNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 10

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?

A. 1 m                        

B. 0,6 m

C. 5 m                         

D. 0,7 m

Câu 2: Chọn câu  sai  khi nói về cấu tạo chất:

A. Các phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng

B. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại

C. Các phân tử luôn luôn đứng yên và chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật càng cao

D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

Câu 3: Một lượng khí có thể tích 10lít và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp  suất 4atm thì thể tích của khí là:

 A. 2,5 lít                    

B.  5 lít   

C.  10 lít                     

D. 25 lít          

Câu 4: Chọn phát biểu đúng: Trong hệ toạ độ (p,V)

A. đường đẳng tích là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ .

B. đường đẳng nhiệt là đường hypebol .

C. đường đẳng nhiệt là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ .

D. đường đẳng tích là đường thẳng vuông góc với trục áp suất p.

Câu 5: Một bình kín chứa khí ở 300K và áp suất 2.105Pa, khi tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì áp suất trong bình là

A. 10Pa                    

B. 2.10Pa     

C. 3.10Pa                 

D. 4.10Pa

Câu 6: Công thức \(\dfrac{V}{T} = \)hằng số áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ?

A. Quá trình bất kì          

B. Quá trình đẳng nhiệt     

C .Quá trình đẳng tích    

D. Quá trình đẳng áp

Câu 7: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2atm, 15 lít, 300K. Khi pit-tông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí khi nén.

A. 420oC                 

B. 693oC  

C. 147oC                 

D. 300oC

Câu 8: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Hạt muối   

B. Viên kim cương       

C. Miếng thạch anh      

D. Cốc thủy tinh

Câu 9: Một thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12.10-6K-1.

A. 50oC                    

B. 30oC   

C. 45oC                   

D. 100oC

Câu 10: Với ký hiệu: V0 là thể tích ở 00C; V thể tích ở t0C; \(\beta \) là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở t0C?

A. V = V-\(\beta \)t   

B. V = V0 +\(\beta \)t             

C. V = V0 (1+ \(\beta \)t)  

D. V = \(\dfrac{{{V_0}}}{{1 + \beta t}}\)

TỰ LUẬN

Câu 1.

Một vật có khối lượng m = 2kg nằm trên một mặt phẳng nằm ngang, tác dụng vào vật lực \(\overrightarrow F \) theo phương ngang và có độ lớn F = 3N, làm vật chuyển động. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là \({\mu _1} = 0,1\) . Lấy g = 10 m/s2.

a) Hãy phân tích tất cả các lực tác dụng lên vật và tính gia tốc của chuyển động

b) Tính vận tốc của vật sau 30s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.

Câu 2.

Một thanh chắn đường dài 7,8 m có khối lượng 219 N, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay linh động quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Hỏi phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm cân bằng theo phương ngang ?

Câu 3: Một mô-tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. Sau 3 s xe đạt tốc độ là 18 m/s. 

a) Tính gia tốc của xe 

b) Viết phương trình chuyển động của xe kể từ lúc tăng tốc

c) Tính quãng đường mô-tô đi được và vận tốc của mô-tô sau 6 s. 

d) Ngay khi mô-tô bắt đầu tăng tốc thì ở phía trước cách mô-tô một đoạn là 72 m có một ô-tô thứ hai đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc mô-tô tăng tốc thì hai xe gặp nhau

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

A

B

D

6

7

8

9

10

D

C

D

C

C

Câu 1.

a) Vật chịu tác dụng của bốn lực: \(\overrightarrow P ,\,\overrightarrow N ,\,\overrightarrow F ,\,{\overrightarrow F _{mst}}\) như hình vẽ:

Định luật II Niu – tơn: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow F  + {\overrightarrow F _{mst}} = m\overrightarrow a \)

Chiếu lên phương chuyển động:

F – Fmst = ma

Suy ra: \(a = \dfrac{F}{m} - {\mu _t}g\)

Thay số ta có: a = 0,5 m/s2

b) Áp dụng công thức: v = v0 + at

Thay số ta có: v = 15 m/s

Câu 2.

Chọn trục quay trùng với trục nằm ngang

- Áp dụng quy tắc momen ta có: \({M_{\overrightarrow P }} = {M_{\overrightarrow F }}\)

\( \Leftrightarrow P{d_1} = F{d_2}\) (d1; d2 lần lượt là cánh tay đòn của trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực tác dụng \(\overrightarrow F \) )

\( \Rightarrow F = \dfrac{{P{d_1}}}{{P{d_2}}}\)

- Tính các cánh tay đòn:

d1 = 1,5 – 1,2 = 0,3 m

d2 = 7,8 – 1,5 = 6,3 m

Thay số vào ta có: \(F = \dfrac{{210.0,3}}{{6,3}} = 10\,\,N\)

Câu 3:

Chọn gốc tọa độ tại vị trí xe tăng tốc, chiều dương là chiều chuyển động của xe.

Gốc thời gian là lúc xe bắt đầu tăng tốc.

a)

Gia tốc của xe là:

\(a = \frac{{v - {v_0}}}{t} = \frac{{18 - 6}}{3} = 4m/{s^2}\)

b)

Phương trình dạng tổng quát:

\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Ta có: \({x_0} = 0;{v_0} = 6m/s;a = 4m/{s^2}\)

Suy ra phương trình chuyển động của xe kể từ lúc tăng tốc là:

\({x_1} = 6t + 2{t^2}\)

c)

Quãng đường mô-tô đi được sau 6s là:

\(s = {x_1} = 6.6 + {2.6^2} = 108m\)

Vận tốc của môt sau 6s là:

\(v = {v_0} + at = 6 + 4.6 = 30m/s\)

d)

Phương trình chuyển động của xe thứ hai là:

\({x_2} = {x_0} + vt = 72 + 6t\)

Khi hai xe gặp nhau thì:

\(\begin{array}{l}{x_1} = {x_2} \Leftrightarrow 6t + 2{t^2} = 72 + 6t\\ \Leftrightarrow t = 6{\rm{s}}\end{array}\)

Vậy sau 6s kể từ lúc mô-tô tăng tốc thì hai xe gặp nhau.

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Một chất điểm chuyển động biến đổi đều có phương trình chuyển động là x = -30 – 5t – 2t2 (x có đơn vị là m, t có đơn vị là giây). Chọn phát biểu đúng

A trong quá trình chuyển động, chất điểm sẽ đi qua gốc tọa độ

B. chất điểm chuyển động chậm dần đều

C. vận tốc ban đầu của chất điểm là 5 m/s

D. gia tốc của chất điểm là -4 m/s2

Câu 2. Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 5 m/s. Một giây sau thì vật có vận tốc là 9 m/s. Chọn phát biểu sai

A. vận tốc trung bình của vật trong 1s đó là 4,5 m/s

B. vận tốc trung bình của vật trong 1s đó là 7 m/s

C. quãng đường vật chuyển động được trong 1s đó là 7 m

D. một giây tiếp theo vật có vận tốc là 13 m/s

Câu 3. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A. vật đó chuyển động theo chiều dương

B. vật đó có gia tốc a > 0

C. vật đó có tích gia tốc với vận tốc: av > 0

C. vật đó chuyển động ra xa gốc tọa độ

Câu 4. Trên hệ trục tọa độ - thời gian (Oxt), đồ thị biểu diễn chuyển động biến đổi đều có dạng là

A. đường thẳng song song với trục Ox

B. đường thẳng song song với trục Ot

C. đường thẳng đi qua gốc tọa độ

D. đường parabol

Câu 5. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường s trong thời gian t. Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là

A. \(\dfrac{t}{2}\)                              

B. \(\dfrac{t}{4}\)

C. \(t - \dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)                     

D. \(\dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)

Câu 6. Chọn phát biểu đúng về chuyển động rơi tự do

A. gia tốc rơi thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ trên mặt đất

B. tơi tự do làm chuyển động thẳng đều

C. vật càng nặng thì có gia tốc rơi càng lớn

D. trong chân không, viên bi sắt rơi nhanh hơn viên vi ve có cùng kích thước

Câu 7. Một vật bắt đầu rơi tự do tại một nơi có gia tốc g, từ độ cao h xuống mặt đấ. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do theo độ cao h là

A. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2gh\)                             

B. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {2gh} \)

C. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {\dfrac{{gh}}{2}} \)                           

D. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {gh} \)

Câu 8. Một vật bắt đầu rơ tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, khi xuống mặt đất vật có vận tốc là 10 m/s. Vật rơi từ độ cao là

A. 20 m                                  

B. 10 m

C. 0,5 m                                 

D. 5 m

Câu 9. Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 36 km/h. Độ cao cực đại mà vật có thể đạt tới là

A. h = 5 m                              

B. h = 15 m

C. h = 10 m                            

D. h = 0,5 m

Câu 10. Một vật bắt đầu rơi tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Vận tốc của vật sau 3s là

A. 10 m/s                                

B. 20 m/s

C. 30 m/s                                

D. 15 m/s

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

C

D

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

A

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:

A.động năng cực đại, thế năng cực tiểu   

B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại

C. động năng bằng thế năng           

D. động năng bằng nửa thế năng

Câu 2: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?

A. P = \(\dfrac{A}{t}\)    

B. P = At  

C. P = \(\dfrac{t}{A}\)

D. P = A .t2

Câu 3: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?

 A. \(\dfrac{{PV}}{T}\)= hằng số  

B.\(\dfrac{{PT}}{V}\)= hằng số         

C. \(\dfrac{{VT}}{P}\) = hằng số   

D. \(\dfrac{{{P_1}{V_2}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_1}}}{{{T_2}}}\)

Câu 4: Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. ( Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là \(\alpha \) = 12. 10-6 k-1  ).

A. \(\Delta l\)= 3,6.10-2 m  

B. \(\Delta l\)= 3,6.10-3 m       

C. \(\Delta l\)= 3,6.10-4 m 

D. \(\Delta l\) = 3,6. 10-5 m

Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?

A. có dạng hình học xác định. 

B. có cấu trúc tinh thể.

C. có tính dị hướng.

D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 6: Nội năng của một vật là:

A. tổng động năng và thế năng của vật.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công.

D. nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 7: Một ấm bằng nhôm có khối lượng 250g đựng 1,5kg nước ở nhiệt độ 250C. Tìm nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước trong ấm (1000C). Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là cAl = 920J/kgK và cn = 4190J/kgK .

A. 488625J                 

B. 688426J     

C. 884626J                 

D. 462688J

Câu 8: Người ta truyền cho khí trong xi-lanh  nhiệt lượng 100 J . Chất khí nở ra thực hiện công 65 J đẩy pittông lên.  Nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu?                                   

A. 100J                       

B. 65J

C. 50J                        

D. 35J

Câu 9: Trong biểu thức DU = A + Q nếu  Q < 0 thì :

A. vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.

B.  vật nhận công từ các vật khác.

C.  vật thực hiện công lên các vật khác.

Dvật nhận nhiệt lượng từ các vật khác

Câu 10: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:

A.  10.\(\sqrt 2 \) m/s             

B.  10 m/s       

C.  5.\(\sqrt 2 \) m/s                

D. 5 m/s

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

A

B

D

6

7

8

9

10

B

A

D

A

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn :

A . \(\dfrac{1}{2}m.{v^2}\)               

B.  mv2

C . \(\dfrac{1}{2}m.v\)                      

D . m.v

Câu 2: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi : 

A. Thế năng tăng       

B. Động năng giảm 

C. Cơ năng không đổi                        

D .Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất 

Câu 3: Một quả bóng đang bay với động lượng \(\vec p\) thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A.  0                           

B . -2\(\vec p\)            

C. 2\(\vec p\)                          

D. \(\vec p\)

Câu 4: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng :

A. 5 J                          

B. 8 J  

C .4 J                          

D. 1 J

Câu 5: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ?

A. 1 m                        

B. 0,6 m

C. 5 m                             

D. 0,7 m

Câu 6: Một khối khí được biến đổi để thể tích giảm 3 lần và nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi. Khi đó áp suất sẽ

A. tăng 1,5 lần                   

B. giảm 1,5 lần

C. giảm 6 lần                     

D. tăng 6 lần

Câu 7: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ.

A. p ~ T.

B. p ~ t.

C. \(\dfrac{p}{T} = \)hằng số.

D. \(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

Câu 8: Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi – lơ. Mariốt?

A. \(\dfrac{V}{p}\) =  hằng số

B. \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)                             

C. hằng số.

D. \(\dfrac{p}{V}\)= hằng số

Câu 9: Chọn câu  đúng : Biểu thức p =  là biểu thức tính độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp :

A. Hai véctơ vận tốc cùng hướng

B. Hai véctơ vận tốc cùng phương ngược chiều

C. Hai véctơ vận tốc vuông góc với nhau

D. Hai véctơ vận tốc hợp với nhau một góc 600

Câu 10: Một vật có khối lượng 500g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8m thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2 . Tính độ cao h?

A. 1,2 m                         

B. 1,6m.

C. 0,8m                           

D. 2m.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

B

A

C

6

7

8

9

10

D

B

C

C

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do bằng 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:

A. 9,8 m/s                   

B. 1,0 m/s

C. 10 m/s                    

D. 0,98 m/s

Câu 2. Môt chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 12 km/h bỗng hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau một phút thì dừng lại. Độ lớn gia tốc của xe là

\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{{10}}{3}\,\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{1}{{18}}\,\,m/{s^2}\\C.\,\dfrac{1}{5}\,\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;D.\,\dfrac{1}{2}\,\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 3. Phương trình chuyển động  của một chất điểm dọc theo đường trục Ox có dạng x = 5 – 20t (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 giờ chuyển động là 

A. 35 km                    

B. 40 km

C. -40 km                   

D. -35 km

Câu 4. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?

A. Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó

B. Một hành khách trên xe bút

C. Hòn bi rơi từ trên cao xuống đất

D. Cái đu quay đang chuyển động quanh trục của nó

Câu 5. Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm M lúc 8 giờ để chạy tới điểm N cách M một khoảng 180 km. Hỏi người đi xe máy phải chạy với vận tốc bằng bao nhiêu để có thể tới N lúc 12 giờ ? Coi chuyển động của xe máy là thẳng đều.

A. 40 km/h                 

B. 45 km/h

C. 50 km/h                 

D. 35 km/h

Câu 6. Chọn khẳng định đúng

A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.

B. Chuyển động thẳng biến đổi đều  có gia tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc giảm đều theo thời gian.

D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.

Câu 7. Một ô tô chạy trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s. Hai giây sau, vận tốc của xe là 15 m/s. Hỏi gia tốc trung bình của xe trong khoảng thời gian đó bằng bao nhiêu ?

\(\begin{array}{l}A.\,1,5\,\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,3,5\,\,m/{s^2}\\C.\,0,5\,\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,2,5\,\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 8. Một vật đứng yên

A. Khi vị trí của nó so với vật cố định là không đổi

B. Khi khoảng cách của nó đến một vật cố định là không đổi

C. Khi vị trí của nó so với vật khác là không đổi

D. Khi khoảng cách của nó đến vật khác là không đổi.

Câu 9. Một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B trên đường thẳng AB với vận tốc 60 km/h, ô tô xuất phát tại A. Quãng đường AB = 100 km. Chọn trục tọa độ Ox có gốc O ở A, phương trùng với đường thẳng AB, chiều dương từ A đến B. Chọn gốc thời gian lúc ô tô xuất phát. Phương trình chuyển động của ô tô là

\(\begin{array}{l}A.\,x = 100 - 60t\\B.\,x = 100 + 60t\\C.\,x = 60t\\D.\,x = 60\left( {t - 2} \right)\end{array}\)

Câu 10. Chỉ ra phát biểu sai

A. Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau

B. Gia tốc rơi tự do ở các độ cao khác nhau so với mặt đất thì khác nhau

C. Gia tốc rơi tự do của các vật có khổi lượng khác nhau thì luôn khác nhau

D. Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của vật

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

B

C

B

6

7

8

9

10

D

D

A

C

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Phạm Văn Sáng. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?