Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Thị Định

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì

A. số lượng phân tử tăng 

B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn

C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn 

D. khoảng cách giữa các phân tử tăng

Câu 2: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ Mariốt?

A.\(p \sim \frac{1}{V}\)             

B. \(V \sim \frac{1}{p}\)  

C. \(V \sim p\)             

D.\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

Câu 3: Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật

A.chuyển động thẳng đều

B. chuyển động với gia tốc không đổi

C. chuyển động tròn đều

D. chuyển động cong đều.

Câu 4: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A.Thể tích                             

B.Khối lượng

C.Nhiệt độ tuyệt đối               

D.Áp suất

Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A.Có dạng hình học xác định 

B. Có cấu trúc tinh thể

C. Có tính dị hướng 

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu 6: Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol 

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ 

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

b) Thế nào là sự rơi tự do?

Câu 2: (2,0 điểm)

Một vật nhỏ khối lượng 1 kg bắt đầu chuyển động thẳng, nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Sau 10s vật đạt vận tốc 5 m/s.

a) Tính gia tốc chuyển động của vật

b) Tính độ lớn động lượng của vật sau 15 s kể từ khi bắt đầu chuyển động. Biết vật vẫn giữ gia tốc chuyển động như trên.

Câu 3: (3,0 điểm)

Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 1,5 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 10 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a) Tính cơ năng của vật.

b) Tính độ cao cực đại mà vật lên tới (so với mặt đất).

c) Giả sử ngay khi vật lên tới độ cao cực đại thì được cung cấp vận tốc 10 m/s thẳng đứng, hướng xuống. Tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất. 

ĐÁP ÁN

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1.B

2.C

3.B

4.B

5.D

6.B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a)

Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí

- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

b)

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Câu 2:

Tóm tắt

m = 1 kg

\(\Delta t = 10{\rm{s}};{v_0} = 0;v = 5m/{\rm{s}}\)

a = ?

p = ? sau t = 15s

Lời giải

a)

Gia tốc chuyển động của vật là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{5 - 0}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)

b)

Sau 15s vận tốc của vật là:

\(v' = {v_0} + at = 0 + 0,5.15 = 7,5m/s\)

Độ lớn động lượng của vật sau 15 s là:

\(p = mv' = 1.7,5 = 7,5\) (kg.m/s)

Kết luận:

a) a = 0,5 m/s2

b) p = 7,5 kg.m/s

Câu 3:

a)

Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Như vậy, tại điểm M ta có:

Động năng tại M là: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}{.1.10^2} = 50J\)

Thế năng tại M là: \({W_t} = mgh = 1.10.1,5 = 15J\)

Cơ năng của vật là: \(W = {W_d} + {W_t} = 65J\)

b)

Ta có: \(W = {W_{{t_{\max }}}} = mg{h_{\max }}\)

\( \Leftrightarrow 65 = 1.10.{h_{\max }} \Leftrightarrow {h_{\max }} = 6,5m\)

c)

Ngay khi lên đến độ cao cực đại thì vật được cung cấp vận tốc 10 m/s thẳng đứng, hướng xuống => vật chuyển động nhanh dần đều.

Áp dụng công thức độc lập với thời gian:

\({v^2} - v_0^2 = 2gh \Leftrightarrow {v^2} - {10^2} = 2.10.6,5\\ \Leftrightarrow v = 15,17m/s\)

Vậy tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất là v = 15,17 m/s.

Kết luận:

a) W = 65 J

b) hmax = 6,5 m

c) v = 15,17 m/s 

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2,0 điểm)

- Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? (1,0 điểm)

- Một chiếc xe đang chuyển động thẳng chận dần đều trên đường nằm ngang, em hãy vẽ vectơ vận tốc \(\overrightarrow v \)  vectơ gia tốc \(\overrightarrow a \) của xe. (1,0 điểm)

Câu 2. (2,0 điểm)

- Hãy nêu điểm khác nhau giữa cặp (hai) lực trực đối cân bằng và cặp (hai) lực trực đối không cân bằng. (1,0 điểm)

Chống đẩy hay hít đất là một bài tập thể dục thông thường được thực hiện bằng cách nâng cao và hạ thấp cơ thể trong tư thế nằm sấp bằng cách sử dụng cánh tay (hình 1). Xét 3 lực: (1) Trọng lực tác dụng lên người, (2) Áp lực của người tác dụng lên sàn và (3) Phản lực do sàn tác dụng lên người. Em hãy chỉ ra cặp lực trực đối cân bằng và cặp lực trực đối không cân bằng. (1,0 điểm)

Câu 3. (2,0 điểm)

a) Phát biểu và viết biểu thức của định luật Húc (Hooke) (1,0 điểm)

b) Treo một vật có trọng lượng 4 N vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo gắn cố định thì lò xo dãn ra 20 mm.

+ Vẽ hình, phân tích lực tác dụng vào vật. (0,25 điểm)

+ Tính độ cứng k của lò xo. (0,75 điểm)

Câu 4. (2,0 điểm)

Trong một trận đấu bóng chuyền, một vận động viên nhảy lên cao để đập giao bóng từ độ cao h = 3 m đối với mặt đất và đập bóng theo phương ngang, vuông góc với lưới với vận tốc v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.

a) Trong trường hợp bóng bay qua lưới, tìm thời gian chuyển động của bóng trong không khí và tầm xa của bóng. (1 điểm)

b) Viết phương trình quỹ đạo của bóng. (0,5 điểm)

c) Biết rằng mép trên của lưới cao 2,24 m đối với mặt đất và bóng vừa qua sát mép trên của lưới. Hỏi vận động viên đứng cách lưới theo phương ngang một khoảng bao nhiêu? (0,5 điểm)

Câu 5. (2 điểm)

Một ngọn đèn khối lượng m = 4 kg được treo vào tường bởi dây BC và thanh AB (hình 2). Thanh AB gắn vào tường bằng bản lề A, \(\alpha  = {30^0}\). Khối lượng của thanh AB là 2 kg. Tìm lực căng dây và phản lực do bản lề tác dụng lên thanh AB. Lấy g = 10 m/s2.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Chuyển động thẳng biến đổi đều là là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.

- Chuyển động thẳng chậm dần đều có vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

Hình vẽ biểu diễn vectơ vận tốc \(\overrightarrow v \)  vectơ gia tốc \(\overrightarrow a \) của một chiếc xe đang chuyển động chậm dần đều:

Câu 2.

- Điểm khác nhau giữa cặp (hai) lực trực đối cân bằng và cặp (hai) lực trực đối không cân bằng là:

+ Cặp (hai) lực trực đối cân bằng là cặp (hai) lực tác dụng vào hai vật khác nhau, có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.

+ Cặp (hai) lực trực đối không cân bằng là cặp (hai) lực tác dụng vào hai vật khác nhau, có cùng độ lớn và cùng chiều.

- Phân tích các lực:

(1) Trọng lực tác dụng lên người: có điểm đặt ở người, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

(2) Áp lực của người tác dụng lên sàn: có điểm đặt ở sàn, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

(3) Phản lực do sàn tác dụng lên người: có điểm đặt ở người, phương thẳng đứng, chiều hướng lên.

Vậy cặp lực trực đối cân bằng là: (2) – (3)

Cặp lực trực đối không cân bằng là: (1) – (2)

Câu 3.

a) Phát biểu định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Biểu thức định luật Húc: \({{\rm{F}}_{dh}}{\rm{ = }} - {\rm{k}}\Delta {\rm{l}}\)

b)

Trọng lực tác dụng vào vật là: \(P = mg\)

Lực đàn hồi tác dụng vào lò xo là: \({F_{dh}} =  - k.\Delta {\rm{l}}\)

Vì vật cân bằng nên:

\(P + {F_{dh}} = 0 \Rightarrow P - k\Delta l = 0 \\\Rightarrow k = \dfrac{P}{{\Delta l}} = \dfrac{4}{{0,02}} = 200\,\,\left( {N/m} \right)\) 

Câu 4.

a) Thời gian chuyển động của bóng là: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\dfrac{{2.3}}{{10}}}  = 0,77\,\,\left( s \right)\)

Tầm xa của bóng là: \(L = {v_0}t = {v_0}\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}}  \\= 20.\sqrt {\dfrac{{2.3}}{{10}}}  = 15,49\,\,\left( m \right)\)

b) Phương trình quỹ đạo của bóng là: \(y = \dfrac{g}{{2{v_0}^2}}{x^2} = \dfrac{{10}}{{{{2.20}^2}}}{x^2} = \dfrac{1}{{80}}{x^2}\)

c) Thay y = 2,24 m vào phương trình quỹ đạo, ta có:

\(2,24 = \dfrac{1}{{80}}{x^2} \Rightarrow x = 13,39\,\,\left( m \right)\)

Vậy vận động viên đứng cách lưới theo phương ngang một khoảng 13,39 m.

Câu 5.

Ta có hình vẽ phân tích các lực tác dụng lên thanh AB.

Chọn hệ trục tọa độ Oxy.

Độ lớn lực \(T = P = mg = 4.10 = 40\,\,\left( N \right)\)

\(P' = m'g = 2.10 = 20\,\,\left( N \right)\)

Để thanh AB nằm cân bằng, ta có:

\(\begin{array}{l}{M_T} + {M_{P'}} + {M_{T'}} = 0 \\\Rightarrow T.AB + P'.\dfrac{{AB}}{2} - T'.AB.cos\alpha  = 0\\ \Rightarrow T' = \dfrac{{T + P'.\dfrac{1}{2}}}{{\cos \alpha }} = \dfrac{{40 + 20.\dfrac{1}{2}}}{{\cos {{30}^0}}} \\\approx 57,7\,\,\left( N \right)\end{array}\)

Hợp lực tác dụng lên thanh là:

\(\overrightarrow T  + \overrightarrow {T'}  + \overrightarrow {P'}  + \overrightarrow Q  = \overrightarrow 0 \) (1)

Chiếu (1) lên trục Ox, ta có:

\( - T'.\sin \alpha  + {Q_x} = 0 \\\Rightarrow {Q_x} = T'.\sin \alpha  = 57,7.sin{30^0} \\= 28,87\,\,\left( N \right)\)

Chiếu (1) lên trục Oy, ta có:

\(\begin{array}{l} - T + T'.cos\alpha  - P' + {Q_y} = 0 \\\Rightarrow {Q_y} = T + P' - T'.cos\alpha \\ \Rightarrow {Q_y} = 40 + 20 - 57,7.cos{30^0} \\= 10\,\,\left( N \right)\end{array}\)

Phản lực do bản lề tác dụng lên thanh AB là:

\(Q = \sqrt {{Q_x}^2 + {Q_y}^2}  \\= \sqrt {28,{{87}^2} + {{10}^2}}  = 30,55\,\,\left( N \right)\)

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (1,0 điểm): Phát biểu và viết công thức của định luật II Newton?

Câu 2 (1,5 điểm): Nêu đặc điểm của lực và phản lực?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu khái niệm về giời hạn đàn hồi?

Câu 4 (1,5 điểm): Nêu các đặc điểm về độ lớn của lực ma sát trượt? Lực hấp dẫn và lực ma sát khác nhau ở điểm nào?

Câu 5 (1,5 điểm): Mặt Trăng có khối lượng 7,35.1022 kg, chuyển động quanh Trái Đất theo quỹ đạo có bán kính 384000 km, hút Trái Đất bằng lực bao nhiêu? Biết khối lượng Trái Đất là 6.1024 kg và hằng số hấp dẫn là \(G = 6,{67.10^{ - 11}}N.{m^2}/k{g^2}\)?

Câu 6 (1,0 điểm): Từ độ cao 180m so với mặt đất, một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu 40 m/s. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hãy xác định tầm ném xa của vật?

Câu 7 (2,5 điểm): Một xe ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động với tốc độ 36 km/h trên đường ngang thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường 200m thì tốc độ của xe là 108 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,3. Cho \(g = 10m/{s^2}\), chọn chiều dương là chiều chuyển động.

a) Vẽ hình phương, chiều của các lực tác dụng lên xe và tính gia tốc?

b) Tính độ lớn lực ma sát và lực kéo của động cơ xe?

c) Ngay sau khi xe đạt tốc độ 108 km/h, để xe chuyển động thẳng đều với tốc độ này thì lực kéo phải bằng bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Nội dung định luật:

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuậ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

- Biểu thức: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)

Câu 2:

Đặc điểm của lực và phản lực:

- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

- Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Câu 3:

Giới hạn đàn hồi của vật là giá trị mà tại đó còn xuất hiện lực đàn hồi. Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định. Nếu trọng lượng của tải vượt quá giới hạn đàn hồi thì lò xo sẽ không co được về chiều dài ban đầu nữa.

Câu 4:

* Đặc điểm về độ lớn của lực ma sát trượt là:

Độ lớn của lực ma sát trượt:

- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

- Được xác định bằng công thức: \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}.N\) với \({\mu _t}\) là hệ số ma sát trượt; N là áp lực.

* Lực ma sát là lực cản trở sự chuyển động, xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa hai bề mặt vật chất, chống lại sự thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Còn lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất.

Câu 5:

Mặt Trăng hút Trái Đất bằng một lực là:

\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ - 11}}.\frac{{7,{{35.10}^{22}}{{.6.10}^{24}}}}{{384000}} \\= 7,{66.10^{31}}\left( N \right)\)

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2 điểm)

Phát biểu và viết công thức định luật vạn vật hấp dẫn. Nêu rõ tên gọi, đơn vị từng đại lượng trong công thức.

Câu 2 (2 điểm)

Phát biểu và viết công thức định luật Húc. Nêu rõ tên gọi, đơn vị từng đại lượng trong công thức.

Câu 3 (1 điểm)

Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy, biết mỗi tàu có khối lượng 35000 tấn và ở cách nhau 0,2 km.

Câu 4 (1 điểm)

Một lò xo khối lượng không đáng kể được treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng 200g thì lò xo dãn ra 2 cm. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Tính độ cứng của lò xo.

Câu 5 (3 điểm)

Một vật có khối lượng 10kg ban đầu đứng yên được kéo bằng một lực không đổi \(F = 20N\) theo phương ngang, làm vật trượt trên một mặt sàn nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,1. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

a) Tính lực ma sát trượt giữa vật và sàn.

b) Tính gia tốc của vật

c) Sau khi đi được 5s thì lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi được từ lúc lực F ngừng tác dụng đến khi vật dừng lại.

Câu 6 (1 điểm)

Một lực có độ lớn 20N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 30cm. Momen của lực tác dụng lên vật có trị là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Nội dung định luật vạn vật hấp dẫn:

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

- Công thức:

\({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

Trong đó:

\({m_1},{m_2}\): là khối lượng của hai chất điểm (kg)

\(r\): là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)

\(G = 6,{67.10^{ - 11}}N.{m^2}/k{g^2}\): hằng số hấp dẫn

\({F_{h{\rm{d}}}}\): là lực hấp dẫn (N)

Câu 2:

- Nội dung định luật Húc:

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

- Công thức:

\({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

Trong đó:

\({F_{dh}}\): là lực đàn hồi (N)

\(k\): là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo (N/m)

\(\Delta l\): là độ biến dạng của lò xo (m)

Câu 3:

Lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy là:

\({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ - 11}}.\frac{{{{\left( {{{35000.10}^3}} \right)}^2}}}{{{{\left( {0,{{2.10}^3}} \right)}^2}}}\\ = 2,043\left( N \right)\)

Câu 4:

Lò xo treo thẳng đứng, vật gắn vào lò xo chịu tác dụng của trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực đàn hồi \(\overrightarrow {{F_{dh}}} \) có phương và chiều như hình vẽ. Hai lực này cân bằng nhau.

Suy ra:

\({F_{dh}} = P\)

\( \Leftrightarrow k\left| {\Delta l} \right| = mg\)

\( \Leftrightarrow k = \frac{{mg}}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \frac{{{{200.10}^{ - 3}}.10}}{{{{2.10}^{ - 2}}}} = 100\left( {N/m} \right)\)

Vậy độ cứng k = 100 N/m

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu I: (2 điểm)

Ghép các nội dung ở cột A với cột B để viết lại thành câu đúng.

Câu II: (2 điểm)

Phát biểu nội dung định luật I Niutơn. Quán tính là gì? Lấy ví dụ về một vật có quán tính?

Câu III: (2 điểm)

Một vật thả rơi tự do tại nơi có \(g = 10m/{s^2}\). Thời gian từ lúc thả đến lúc chạm đất là 2s. Hãy tính:

1) Độ cao lúc thả vật.

2) Vận tốc của vật lúc chạm đất

Câu IV: (1 điểm)

Lò xo có chiều dài tự nhiên 24 cm, độ cứng k = 25 N/m treo thẳng đứng tại nơi có \(g = 10m/{s^2}\). Vật treo có khối lượng 0,2 kg. Tính độ biến dạng của lò xo khi vật treo ở vị trí cân bằng và chiều dài của lò xo khi đó?

Câu V: (3 điểm)

Vật m = 2kg (ban đầu đứng yên) được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo theo phương ngang có độ lớn 6 N. Hệ số ma sát là 0,25, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hãy tính:

1) Gia tốc của chuyển động

2) Ngay sau khi vật trượt được quãng đường s thì ngừng tác dụng lực kéo. Biết rằng vật chỉ đi thêm được quãng đường 11,25 m nữa thì dừng lại. Tìm s?

ĐÁP ÁN

Câu I:

1 – e                2 – h                3 – d                4 – b

5 – f                 6 – a                7 – g                8 - b

Câu II:

- Nội dung định luật I Niutơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Ví dụ: Khi xe phanh gấp thì người ngồi trên xe vẫn theo quán tính mà chuyển động về phía trước.

Câu III:

1)

Độ cao lúc thả vật là:

\(h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}{.10.2^2} = 20m\)

2)

Vận tốc của vật lúc chạm đất là:

\(v = \sqrt {2gh}  = \sqrt {2.10.20}  = 20m/s\)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}h = 20m\\v = 20m/s\end{array} \right.\)

Câu IV:

Khi vật ở vị trí cân bằng thì trọng lực P cân bằng với lực đàn hồi => \({F_{dh}} = P\)

Khi đó, ta có:

 \(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \Leftrightarrow k\left| {\Delta l} \right| = mg\\ \Leftrightarrow 25\left| {\Delta l} \right| = 0,2.10\\ \Leftrightarrow \Delta l = \frac{{0,2.10}}{{25}} = 0,08m = 8cm\end{array}\)

Ta có:

\(\Delta l = l - {l_0} \Leftrightarrow l = {l_0} + \Delta l = 24 + 8 = 30cm\)

Vậy độ biến dạng của lò xo là \(\Delta l = 8cm\); chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng là l = 30cm.

Câu V:

1)

Các lực tác dụng lên vật gồm: \(\overrightarrow P ,\overrightarrow N ,\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} ,\overrightarrow {{F_k}} \) có phương và chiều như hình vẽ.

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.

Phương trình định luật II Niuton viết cho vật là:

\(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}}  + \overrightarrow {{F_k}}  = m\overrightarrow a \) (*)

Chiếu phương trình (*) lên chiều dương ta được:

\({F_k} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {F_k} - \mu mg = ma\\ \Leftrightarrow a = \frac{{{F_k} - \mu mg}}{m}\\ \Leftrightarrow a = \frac{{6 - 0,25.2.10}}{2} = 0,5m/{s^2}\end{array}\)

2)

Vận tốc của vật sau 10s là:

\(v = {v_0} + at = 0 + 0,5.10 = 5\left( {m/s} \right)\)

Quãng đường vật trượt được sau 10s là:

\(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 0.10 + \frac{1}{2}.0,{5.10^2} = 25m\)

3)

Khi ngừng tác dụng lực kéo, ta có:

\(\begin{array}{l}0 - {F_{m{\rm{s}}}} = ma'\\ \Leftrightarrow a' =  - \frac{{{F_{m{\rm{s}}}}}}{m} =  - \frac{{0,25.2.10}}{2} =  - 2,5m/{s^2}\end{array}\)

Vận tốc của vật trước khi ngừng tác dụng lực kéo là:

\(\begin{array}{l}v_2^2 - v_1^2 = 2{\rm{a}}'s'\\ \Leftrightarrow  - v_1^2 = 2.( - 2,5).11,25\\ \Leftrightarrow {v_1} = 7,5m/s\end{array}\)

Thời gian vật trượt được được quãng đường s là:

\({v_1} = {v_0} + at \Rightarrow t = \frac{{{v_1}}}{a} = \frac{{7,5}}{{0,5}} = 15{\rm{s}}\)

Vậy quãng đường s là:

\(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 0.15 + \frac{1}{2}.0,{5.15^2} = 56,25m\)

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Thị Định. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?