TRƯỜNG THCS LONG SƠN | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 9 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì nổi bật? Liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3: Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương và Việt Nam: nguyên nhân, mục đích, nội dung và đặc điểm?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
* Chính sách đối ngoại của Mĩ:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện “ chiến lược toàn cầu” phản cách mạng nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của mình trên thế giới.
- Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước, lập các khối quân sự, chạy đua vũ trang, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược...
- Sau khi Liên Xô sụp đổ Mỹ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xây dựng thế giới một cực...
* Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam:
- Can thiệp vào Việt Nam.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược Miền Nam Việt Nam.
Câu 2: Nguyên nhân:
- Khách quan: Điều kiện quốc tế thuận lợi, hưởng thành tựu của cuộc cách mạng KHKT, hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam...
- Chủ quan: Truyền thống văn hoá GD lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp công ty Nhật Bản.
Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
Câu 3: * Nguyên nhân:
- Pháp thất bại trong chiến tranh, gặp nhiều khó khăn...
* Mục đích:
- Để bóc lột và kiếm lợi nhuận từ thuộc địa.
* Nội dung:
- Nông nghiệp: đầu tư vốn cho việc phát triển các đồn điền cao su và cafe.
- Công nghiệp: đẩy mạnh khai thác mỏ, công nghiệp chế biến hoặc dịch vụ.
- Thương nghiệp: nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương.
- Giao thông VT: xây dựng các tuyến đường để phục vụ khai thác.
- Tài chính: thành lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy các ngành kinh tế.
* Đặc điểm:
- Tăng cường đầu tư vốn và kĩ thuật vào mở rộng sản xuất, hạn chế nền công nghiệp nặng, buộc kinh tế thuộc địa phải phụ thuộc vào chính quốc.
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiệm:
Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Tổ chức ASEAN ra đời vào ngày tháng năm nào:
A. 08 - 8 - 1967
B. 08 - 8 - 1976
C. 15 - 8 - 1967
D. 08 - 8 - 1969
Câu 2: Có bao nhiêu nước tham gia tổ chức ASEAN tại Băng Cốc ( Thái Lan ):
A. Ba nước
B. Bốn nước
C. Năm nước
D. Sáu nước
Câu 3: Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào tháng năm nào và là thành viên thứ mấy tham gia tổ chức này:
Tháng năm tham gia | Thành viên thứ : |
A. 07 - 1995 B. 09 - 1997 C. 04 - 1999 D. 05 - 1999 | A. Thành viên thứ 7 B. Thành viên thứ 8 C. Thành viên thứ 9 D. Thành viên thứ 10 |
Phần II. Tự luận
Câu 1: Vì sao nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ?
Câu 2: Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm(3điểm)
1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào? ở đâu?
A. 3/2/1930 ở Hương Cảng Trung Quốc.
C. 3/2/1930 Hóc Môn Sài Gòn.
B. 2/3/1930 ở Pắc Pó Cao Bằng.
D. 25/12/1927 Quảng Châu Trung Quốc.
2. Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành ĐCS Đông Dương vào thời gian nào?
A. 2/1930.
B. 2/1951.
C. 10/1930.
D. 1/1935.
3.Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Công Sản Đông Dương là ai ?
A. Nguyễn Thị Minh Khai.
C. Nguyễn ái Quốc.
B. Trần Phú.
D. Trường Chinh.
4. Trong tháng 4/1930 công nhân những nơi nào đã bãi công?
A. Nhà máy sợi Nam Định.
C. Nhà máy xi măng Hải Phòng.
B. Nhà máy diêm của Bến Thuỷ.
D. Đồn điền cao su Dầu Tiếng.
5. Hiệp ước phòng thủ chung Đ.Dương được kí giữa những nước nào?vào thời gian nào?
A. Nhật- Pháp (9/3/1945)
C. Pháp- Đức (23/7/1941)
B. Pháp- Nhật (23/7/1941)
D. Pháp- Việt (14/8/1945)
6. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn đói khủng hoảng ở nước ta vào cuối năm 1944 là.
A. Thiên tai và dịch bệnh đầu năm 1944.
B. Nhật cấm nhân dân ta trồng lúa.
C. Đức bắt đầu phải cung cấp lúa gạo.
D. Pháp cưỡng bức nhân ta bán phần lớn lương thực với giá rẻ.
7. Sự kiện nào sau đây dẫn đến khởi nghĩa Bắc Sơn?
A. Nhật tấn công Trân Châu Cảng (7/2/1941)
C. Nhật tấn công Lạng Sơn (22/9/1940)
B. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1943)
D. Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941)
8. Ngày 6/1/1946 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
A.Toàn quốc kháng chiến.
C. Toàn dân đi bầu Quốc hội đầu tiên.
B. Ban hành Hiến Pháp.
D. Nhật đầu hàng đồng minh.
9. Tại sao ta kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946?
A. Tạm hoà với Tưởng để đuổi nhanh quân Pháp về nước.
B. Tạm hoà với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước.
C. Tạm hoà với Pháp để đuổi nhanh quân Nhật về nước.
D. Tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.
10. Nội dung của tạm ước 14/9/1946?
A. Việt Nam nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá.
B. Việt Nam nhượng bộ.
C. Pháp phải nhượng bộ cho ta một số quyền.
D. Không phải các ý trên.
11. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong những văn bản nào?
A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
C. Tuyên ngôn của mặt trận Việt Minh.
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
D. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi.
12. Tại sao ta phải chủ động cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Lực lượng Pháp ngày càng tăng.
B. Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ.
C. Pháp gửi tối hậu thư đòi quyền kiểm soát Hà Nội.
D. Pháp đã thành lập chính phủ Nam Kì tự trị.
II. Tự luận
Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng tháng 8/1945.
Câu 2: Vì sao nói ngay khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc ?”
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Hãy trình bày những thành tựu cơ bản của cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1949 đến nay ?
Câu 2. Em hiểu thế nào về câu nói của lãng tụ Phi - đen caxtơ -rô " vì Việt Man nhân dan Cu Ba sãn sàng hiến cả máu của mình "
Câu 3. Vì sao nói những năm 1950 đến 1970 là giai đoạn phát triển " Thần kì " của nền kinh tế Nhật Bản
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng ?
Câu 1: Tổ chức hiệp ước VacSava được thành lập vào thời gian nào ?
a. 1954
b. 1955
c. 1956
d. 1957
Câu 2: Tổ chức ASEAN được thành lập vào ngày ?
a. 7/8/1966
b. 8/8/1966
c. 7/8/1967
d. 8/8/1967
Câu 3: Tháng 7/1967 tổ chức nào được thành lập ?
a. Cộng đồng than thép châu Âu
b. Cộng đồng kinh tế châu Âu
c. Cộng đồng châu Âu
d. Liên minh châu Âu
Câu 4: Đất nước lần đầu tiên đưa con người bay vào vũ trụ ?
a. Liên Xô
b. Pháp
c. Mỹ
d. Nhật Bản
Câu 5: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày ?
a. 22/7/1945
b. 1/10/1949
c. 7/10/1949
d. 1/10/1959
Câu 6: Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm ?
a. 1975
b. 1985
c. 1995
d. 1997
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX ?
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có sự phân hoá như thế nào ?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Long Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!