TRƯỜNG THPT TÂY THẠNH | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: 30 phút (6.0 điểm)
Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 0,4 mm. B. 0,5 mm. C. 0,6 mm. D. 0,7 mm.
Câu 2: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10 pF đến 360 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị
A. từ 4.10-8 s đến 2,4.10-7 s.
B. từ 2.10-8 s đến 3,6.10-7 s.
C. từ 4.10-8 s đến 3,2.10-7 s.
D. từ 2.10-8 s đến 3.10-7 s.
Câu 3: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 4: Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 mm. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19C. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là
A. 2,11 eV. B. 0,42 eV. C. 4,22 eV. D. 0,21 eV.
Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 mm. Vùng giao thoa trên màn rộng 24 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là
A. 10. B. 13. C. 12. D. 11.
Câu 6: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Nếu C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là
A. 12,5 MHz. B. 17,5 MHz. C. 6,0 MHz. D. 2,5 MHz.
Câu 7: Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc (thứ)
A. 6. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 8: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
B. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
D. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.
Câu 9: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Khúc xạ.
B. Mang năng lượng.
C. Phản xạ.
D. Truyền được trong chân không.
Câu 10: Trong quang phổ vạch của hiđrô (quang phổ của hiđrô), bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của êlectrôn (êlectron) từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217 μm , vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự chuyển M → L là 0,6563 μm . Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman ứng với sự chuyển M →K bằng
A. 0,7780 μm .
B. 0,1027 μm .
C. 0,3890 μm .
D. 0,5346 μm .
ĐÁP ÁN
1A, 2A, 3D, 4A, 5D, 6C, 7D, 8B, 9D, 10B
...
-(Nội dung tiếp theo của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang – phát quang.
B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.
D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 2: Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch LC và điện tích biến thiên trên tụ điện là
A. π/2 B. π/6 C. π/3 D. π/4
Câu 3: Theo nhà vật lí Bohr, ở trạng thái bình thường (trạng thái cơ bản) thì nguyên tử hiđrô
A. có năng lượng cao nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo K.
B. có năng lượng thấp nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo L.
C. có năng lượng thấp nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo K.
D. có năng lượng cao nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo L.
Câu 4: Khoảng vân là
A. khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân
B. khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp trên màn hứng vân
C. khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc trên màn hứng vân
D. khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối gần nó nhất
Câu 5: Hiện tượng các electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào gọi là hiện tượng
A. quang điện ngoài.
B. quang điện trong
C. quang dẫn.
D. quang phát quang.
Câu 6: Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là:
A. tia α và tia β
B. tia α và tia X
C. tia α; β ; γ
D. tia X và tia γ
Câu 7: Ở Trường Sa, để có thể xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại:
A. sóng cực ngắn
B. sóng dài
C. sóng trung
D. sóng ngắn
Câu 8: Đại lượng đặt trưng nhất của một sóng ánh sáng đơn sắc là
A. vận tốc truyền
B. tần số
C. chiết suất lăng kính với ánh sáng đó
D. màu sắc
Câu 9: Phép phân tích quang phổ được sử dụng rộng rãi trong thiên văn vì
A. cho phép ta xác định đồng thời vài chục nguyên tố.
B. phép tiến hành nhanh và đơn giản.
C. có độ chính xác cao.
D. có thể tiến hành từ xa.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?
A. Urani phân hạch có thể tạo ra 3 nơtron.
B. Urani phân hạch tỏa ra năng lượng rất lớn.
C. Urani phân hạch khi hấp thụ nơtron chuyển động nhanh.
D. Urani phân hạch vỡ ra thành hai hạt nhân có số khối từ 80 đến 160.
ĐÁP ÁN
1B 2A 3C 4A 5A 6D 7A 8B 9D 10C
...
-(Nội dung tiếp theo của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hạt nhân đơteri \(_1^2D\) có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân là
A. 0,67 MeV.
B. 1,86 MeV.
C. 2,02 MeV.
D. 2,23 MeV.
Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng về ánh sáng?
A. Ánh sáng mang năng lượng.
B. Hiện tượng quang điện đã chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
C. Sáng có lưỡng tính sóng hạt.
D. Ánh sáng có cùng bản chất với tia X.
Câu 3: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. khi chiếu ánh sáng vào bán dẫn làm điện trở của chất bán dẫn tăng lên.
B. khi chiếu ánh sáng vào kim loại mà êlectron không bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại.
C. giải phóng ra khỏi liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn và các lỗ trống tự do khi vật được chiếu sáng.
D. khi chiếu ánh sáng vào các điện môi thì êlectron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại.
Câu 4: Một tia X có bước sóng 80 pm. Năng lượng của phôton ứng với nó là
A. 2,12.10-16 J.
B. 1,6.10-18 J.
C. 2,48.10-15 J.
D. 9,22.10-19 J.
Câu 5: Ở nguyên tử hiđrô, khi nguyên tử có êlectron chuyển động trên quỹ đạo M và quỹ đạo L thì năng lượng ứng với các quỹ đạo đó tương ứng lần lượt là - 3,4 eV và -1,51 eV. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M đến quỹ đạo L thì nguyên tử
A. phát ra phôton có bước sóng 0,434 μm.
B. hấp thụ phôton có bước sóng 0,434 μm.
C. phát ra phôton có bước sóng 0,656 μm.
D. hấp thụ phôton có bước sóng 0,656 μm.
Câu 6: Kim loại có công thoát là 2,2 eV. Giới hạn quang điện là
A. 0,43.10-6m.
B. 0,48.10-6m.
C. 0,52.10-6m.
D. 0,19.10-6m.
Câu 7: Biết bán kính Bo của nguyên tử hiđrô là r0 = 0,53 pm. Bán kính quỹ đạo M là
A. 1,59 pm; B. 4,77 pm; C. 2,12 pm; D. 8,48 pm.
Câu 8: Giới hạn quang điện của Na là 0,50µm. Công thoát êlectron của nó là
A. 1,24 eV. B. 2,48 eV. C. 3,65 eV. D. 3,975 eV.
Câu 9: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ đơn sắc cao;
B. Cường độ lớn;
C. Độ định hướng cao;
D. Công suất lớn.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôton.
B. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.
C. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.
D. Năng lượng của các phôton ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
ĐÁP ÁN
1D 2B 3C 4C 5C 6D 7B 8B 9D 10D
...
-(Nội dung tiếp theo của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Phần I: Trắc nghiệm (7.0 điểm)
Câu 1: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ.
B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng.
D. Khúc xạ.
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì
A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
Câu 4: Tia tử ngoại
A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma
B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước
C. không truyền được trong chân không.
D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
Câu 5: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
Câu 6: Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính B0 thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron có thể là:
A. 12r0 B. 26r0 C. 9r0 D. 10r0
Câu 7: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A. cùng khối lượng
B. cùng số nơtrôn
C. cùng số nuclôn
D. cùng số prôtôn
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân: α + A1327 → X + n. Hạt nhân X là
A. Ne1020 B. Mg1224 C. Na1123 D. P1530
Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5 mm. B. 0,7 mm. C. 0,4 mm. D. 0,6 mm.
Câu 10: Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm.
B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. đều không phải là phản ứng hạt nhân.
D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | B | D | B | C | D | D | C | D |
...
-(Nội dung tiếp theo của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Lưu ý: Những câu có dấu sao ở đầu câu học sinh trình bày tự luận ra giấy thi riêng
Câu 1: Chọn câu đúng, về tia tử ngoại
A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76 µm.Bị lệch trong điện trường, từ trường
B. Tia tử ngoại là sóng điện từ mà mắt thường không nhìn thấy được.
C. Tia tử ngoại có năng lượng nhỏ hơn tia hồng ngoại
D. Tia tử ngoại không tác dụng lên kính ảnh.
Câu 2: *Một chất phóng xạ có chu kì bán ra T. Sau thời gian t = 3T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân bị phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác với số hạt nhân của chất phóng xạ còn lại
A. 3 B. 7 C. 1/3 D. 1/7
Câu 3: Giới hạn quang điện của kim loại Natri là λ0 = 0,50μm. Tính công thoát electron của Natri ra đơn vị eV?
A. 1,48 eV. B. 3,48eV C. 4,48eV D. 2,48eV
Câu 4: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A. cùng số nơtron.
B. cùng khối lượng.
C. cùng số prôtôn.
D. cùng số nuclôn
Câu 5: Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau
D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Câu 6: Xác định giới hạn quang điện của kim loại. Biết khi chiếu bức xạ l = 0,330(mm) vào bề mặt kim loại thì U hãm có giá trị 1,38(V):
A. 0,52.10–6(m)
B. 3,015.10–7(m)
C. 0,49.10–6(m)
D. 2,10.10–7(m)
Câu 7: * Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng
A. 2,29.104 m/s.
B. 9,24.103 m/s
C. 9,61.105 m/s
D. 1,34.106 m/s
Câu 8: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho
A. Một nuclôn
B. Một nơtrôn
C. Một hạt trong 1 mol nguyên tử.
D. Một prôtôn
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc :
A. Bước sóng ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào bản chất của môi trường ánh sáng truyền qua.
B. Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số của sóng ánh sáng đơn sắc.
C. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng vàng nhỏ hơn đối với ánh sáng đỏ.
D. Các sóng ánh sáng đơn sắc có phương dao động trùng với phương với phương truyền ánh.
Câu 10: Thực hiện thí nghiệm giao thoa I-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng = 0,5 μm. Khoảng cách giữa hai khe bằng 0,5 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát E bằng 200 cm. Tại vị trí M trên màn E có toạ độ 7mm là vị trí
A. vân tối thứ 7.
B. vân sáng bậc 7.
C. vân sáng bậc 4.
D. vân tối thứ 4
ĐÁP ÁN
1B 2B 3D 4C 5C 6A 7C 8D 9A 10D
...
-(Nội dung tiếp theo của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Tây Thạnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.