Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Lê Lai có đáp án

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 12

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho giới hạn quang điện của đồng là λ0 = 0,3 (μm ). Tính động năng ban đầu cực đại của electron quang điện khi chiếu vào bề mặt tấm kim loại này bước sóng kích thích λ = 0,2 μm. Cho biết h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s

Đ/S. Wđomax = 3,3125.10-19 (J)

Câu 2: Một bức xạ điện từ có bước sóng 0,2 (μm). Tính năng lượng lượng tử của bức xạ đó biết h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s

Đ/S.  = 9,9375.10-19 (J)                                

Câu 3: Trong thí nghiệm Young, người ta chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 ( ) và λ2. Tìm bước sóng λ2 để vị trí vân sáng bậc 5 của λ1 trùng với vị trí vân sáng bậc 4 của λ2

Đ/S. λ2 = 0,75 (μm )   

Câu 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 (mm), khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 (m). Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3 (mm) có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

Đ/S. λ = 0,5μm           

Câu 5: Công thoát electron ra khỏi bề mặt một kim loại là A = 2,88 (eV). Biết h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

Đ/S. 0,4313 μm          

Câu 6: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t (A).Tụ điện trong mạch có điện dung 5µF. Độ tự cảm L của cuộn dây thuần cảm là

Đ/S. L = 0,05 H

Câu 7: Trong thí nghiệm Young, cho biết khoảng vân i = 1 (mm), biết bề rộng giao thoa là L = 25 (mm). Tìm tổng số của vân sáng và tối

Đ/S. 51 vân

Câu 8: Khung dao động LC có C = 10mF; L = 0,1H. Tìm chu kỳ của mạch dao động

Đ/S. T = 6,283.10-3 s        

-------Hết đề thi số 1--------

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm L = 2 mH và C = 1800 pF.

a) Tính chu kì dao động riêng của máy?

b) Nó có thể thu được sóng vô tuyến điện với bước sóng bằng bao nhiêu? Biết vận tốc ánh sáng trong chân không bằng 3.108 m/s.
Câu 2: Trong nguyên tử hidro, khi electron chuyển động trên quỹ đạo K bán kính Bo 5,3.10-11m thì tốc độ góc của electron trên quỹ đạo đó bằng bao nhiêu?

Câu 3: Trong một thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau 2mm, màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6mm.

a) Tính khoảng vân.

b) Tính vị trí vân sáng thứ ba kể từ vân sáng trung tâm.

Câu 4: Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại canxi là 2,76 eV. Tính giới hạn quang điện của canxi?
Câu 5: Trong thí nghiệm khe Iâng, ta có a = 0,5mm, D = 2m. Thí nghiệm với ánh sáng có bước sóng λ = 0,5 . Bề rộng vùng giao thoa là 33mm. Tính số vân sáng quan sát được trên màn?

Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Young, cho khoảng cách hai khe là 1mm, màn cách hai khe là 2m. Nguốn sáng S phát đồng thời hai bức xạ λ1 = 0,460μm và λ2. Vân sáng bậc 4 của λ1 trùng với vân sáng bậc 3 của λ2. Tính λ2 và xác định vị trí này?

Câu 7: Một tia X có bước sóng 125pm. Tính năng lượng phôtôn của tia X?

Câu 8: Một kim loại có giới hạn quang điện l0 = 0,6 μm, nhận một chùm sáng đơn sắc l = 0,4 μm.

a) Hỏi có xảy ra hiện tượng quang điện không? Vì sao?

b) Tính công thoát của electron khỏi bề mặt kim loại theo đơn vị Jun.

------- Nội dung phần đáp án của đề thi, mời các em đăng nhập để xem online hoặc tải về-------

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kỳ 0,05s. Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi điều hòa với tần số là bao nhiêu?

Câu 2. Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung 4μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 20V. Năng lượng dao động điện từ trong mạch bằng bao nhiêu?

Câu 3. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6mm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai vân tối liên tiếp cách nhau một đoạn là bao nhiêu?

Câu 4. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng 0,5 µm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 là bao nhiêu?

Câu 5. Giữa anôt và catôt của một ống phát tia X có hiệu điện thế không đổi là 25 kV. Bỏ qua động năng của êlectron khi bứt ra từ catôt. Bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra bằng bao nhiêu?

Câu 6. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452μm và 0,243μm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s và = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng bao nhiêu?

Câu 7. Biết năng ℓượng của êℓectron ở trạng thái dừng thứ n được tính theo công thức: En = −13,6/n2 với n = 1, 2, 3… Tính năng ℓượng của êℓectron ở quỹ đạo M.

Câu 8. Bán kính quỹ đạo Bohr thứ 5 là 13,25A0. Một bán kính khác bằng 19,08.10-10 m sẽ ứng với bán kính quỹ đạo Bohr thứ mấy?

------- Nội dung phần đáp án của đề thi, mời các em đăng nhập để xem online hoặc tải về-------

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 6 có giá trị là

Câu 2: Cho khối lượng của hạt nhân U235, prôtôn và nơtron lần lượt là 234,9933 u ;1,0073 u; 1,0087 u. Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân U là

Câu 3: Trong chân không, bức xạ đơn sắc lam có bước sóng là 0,48 mm. Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1eV = 1,6.10-19 J. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là

Câu 4: Chiếu một tia sáng gồm hai bức xạ màu da cam và màu chàm từ không khí tới mặt chất lỏng với góc tới 450. Biết chiết suất của chất lỏng với ánh sáng màu da cam và màu chàm lần lượt là 1,328 và 1,343. Góc tạo bởi tia khúc xạ màu da cam và tia khúc xạ màu chàm ở trong chất lỏng có giá trị là

Câu 5: Hạt nhân nguyên tử 238U sau nhiều lần phóng xạ và biến thành hạt nhân bền 206Pb. Biết chu kì bán rã của sự biến đổi tổng hợp này là T = 4,6.109 năm. Giả sử ban đầu một loại đá chỉ chứa urani, không có chì. Nếu hiện nay tỉ lệ các khối lượng của U238 và Pb206 là 40 thì tuổi của đá ấy là bao nhiêu năm ?

------- Nội dung phần đáp án của đề thi, mời các em đăng nhập để xem online hoặc tải về-------

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Chiếu vào một kim loại ánh sáng có bước sóng l = 0,4µm, công suất của chùm sáng chiếu tới là P = 3mW. Tính số photon mà chùm sáng phát ra trong một phút?

Câu 2: Một kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 600nm được chiếu bởi một tia sáng đơn sắc có bước sóng λ = 400nm. Cho rằng năng lượng photon mà một electron hấp thụ một phần để giải phóng nó, phần còn lại biến thành động năng cực đại của electron.Tính động năng cực đại đó?

Câu 3: Trong nguyên tử Hidro,bán kính quỹ đạo dừng thứ năm (n = 5) là 13,25.10-10m. Một bán kính khác bằng 4,77.10-10 m sẽ ứng với bán kính quỹ đạo dừng thứ mấy?

Câu 4: 210Po là chất phóng xạ α. Ban đầu có 20g Po nguyên chất, chu kỳ bán rã là 138,4 ngày đêm.Tìm khối lượng còn lại của Po sau 1 năm. ( Coi 1 năm có 365 ngày ).

Câu 5: 235U hấp thụ nơtrôn nhiệt, phân hạch và sau một vài quá trình phản ứng dẫn đến kết quả tạo thành các hạt nhân bền theo phương trình sau:

\({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{60}^{143}Nd\, + \,{}_{40}^{90}Zr + x{}_0^1n + y{}_{ - 1}^0e\)

trong đó x và y tương ứng là số hạt nơtrôn, êlectrôn phát ra. Hãy tìm x và y?

Câu 6: Cho phản ứng hạt nhân \(n + {}_3^6Li\, \to \,T + \alpha  + 4,8MeV\). Tính năng lượng tỏa ra (theo đơn vị Jun) khi phân tích hòan tòan 1g Li từ phản ứng trên? Cho NA = 6,02.1023 mol-1.

Câu 7: Một ống phóng tia X có điện áp giữa Anốt và Catốt là UAK = 2.10 4 V.Tìm tần số lớn nhất của chùm tia X? ( Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catốt)

Câu 8: Đồng vị phóng xạ phân rã 210Po, biến đổi thành đồng vị bền 206Pb với chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu Po tinh khiết. Đến thời điểm t, tổng số hạt a và số hạt nhân Pb (được tạo ra) gấp 6 lần số hạt nhân Po còn lại. Tính thời gian t?

------- Nội dung phần đáp án của đề thi, mời các em đăng nhập để xem online hoặc tải về-------

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Lai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?