TRƯỜNG THPT HƯNG BÌNH | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Poli (vinyl clorua). | B. Tơ nitron. | C. Tơ tằm. | D. Tơ nilon -6,6. |
Câu 2: Tên thay thế của axit α-aminopropionic là
A. axit 3–aminopropanoic. | B. axit 3–aminopropionic. |
C. axit 2–aminopropionic. | D. axit 2–aminopropanoic. |
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam trilinolein cần dùng 15,7 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị m là
A. 175,6. | B. 131,7. | C. 166,5. | D. 219,5. |
Câu 4: Cho Fe lần lượt tác dụng với lượng dư các dung dịch: HCl, AgNO3, Cu(NO3)2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, NaOH. Số trường hợp tạo muối sắt (III) là
A. 6. | B. 3. | C. 4. | D. 5. |
Câu 5: Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit acrylic với ancol metylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este X có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOC2H5. | B. C2H5COOCH=CH2. | C. CH2=CHCOOC2H5. | D. CH2=CHCOOCH3. |
Câu 6: Trong dãy chất saccarozơ, etyl axetat, ancol etylic, tripanmitin và Ala-Gly, số chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 3. | B. 2. | C. 4. | D. 5. |
Câu 7: Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 kg sobitol với hiệu suất phản ứng 70% có giá trị gần nhất là
A. 1,82 kg. | B. 1,80 kg. | C. 2,6 kg. | D. 1,44 kg. |
Câu 8: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2nO2 (n ≥ 2). | B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). | C. CnH2n-2O2 (n ≥ 3). | D. CnH2n-2O2 (n ≥ 2). |
Câu 9: Kim loại cứng nhất là
A. Os. | B. Cr. | C. Fe. | D. W. |
Câu 10: Cho các protein sau: fibroin, hemoglobin, anbumin. Số protein có thể tan trong nước là
A. 3. | B. 0. | C. 1. | D. 2. |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH3. X có tên gọi nào sau đây?
A. Etyl fomat. B. Metyl fomat. C. Axit axetic. D. Metyl axetat.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải axit béo?
A. axit fomic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic.
Câu 3: Loại cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong?
A. tinh bột. B. mantozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ.
Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. CH3-COOH. B. CH3-CH2-OH. C. CH3-NH2. D. NaCl.
Câu 5: Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây là của glyxin (axit α-amino axetic)?
A. NH2-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(CH3)-COOH.
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH. D. NH2-CH2-COOH.
Câu 6: Có bao nhiêu amin đơn chức có công thức phân tử C2H7N?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 7: Dung dịch glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na. B. Cu(OH)2. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. NaCl.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo rắn không tan trong nước nhưng chất béo lỏng thường tan nhiều trong nước.
C. Thành phần nguyên tố chính của dầu bôi trơn động cơ là C, H và O.
D. Chất béo rắn là trieste của glixerol và các axit cacboxylic đơn chức có không quá 5 nguyên tử cacbon.
Câu 9: Khi thay thế một nguyên tử H trong gốc hiđrocacbon của phân tử axit axetic bằng 1 nhóm -NH2 thì tạo thành hợp chất mới là
A. một α-amino axit. B. muối amoni axetat. C. amin bậc 2. D. một este của axit axetic.
Câu 10: Đun hoàn lưu 1 mol metyl fomat (HCOOCH3) với dung dịch chứa 2 mol NaOH (đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn), dung dịch thu được chứa các chất tan là
A. CH3-COONa và NaOH dư. B. HCOONa và CH3OH.
C. CH3COONa và HCOOCH3 dư. D. HCOONa, CH3OH và NaOH dư.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Benzyl axetat là thành phần của các loại tinh dầu từ hoa nhài, ylang-ylang, tobira. Nó có mùi thơm ngọt ngào dễ chịu . Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm. Công thức thu gọn của benzyl axetat là
A. CH3COOCH2C6H5. B. CH3COOC6H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 2: Cacbohiđrat bị thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra sản phẩm glucozơ là
A. tristearin. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. xenlulozơ.
Câu 3: Glyxin là amino axit
A. đa chức. B. khi hòa tan vào nước tạo thành dung dịch không làm quì tím đổi màu.
C. no đơn chức, mạch hở. D. không có tính lưỡng tính.
Câu 4: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A. oxi hóa. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa.
Câu 5: Công thức cấu tạo của alanin là :
A. H2NCH2COOH B. CH3-CH(NH2)COOH
C. H2NCH2CH2COOH D. C6H5NH2
Câu 6: Sau khi làm thí nghiệm với anilin, để rửa ống nghiệm ,người ta dùng dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch NaCl C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaOH
Câu 7: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?
A. Tơ nilon -6,6. B. Tơ tằm. C. Bông. D. Tơ visco.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. C6H5NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. H2N-[CH2]6–NH2 D. CH3–NH–CH3
Câu 9: Vật liệu mà polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PE B. amilopectin C. nhựa bakelit D. PVC
Câu 10: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. axit axetic. B. axit terephtalic. C. glyxin. D. etylen glicol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Khi thủy phân chất nào sau đây thu được glixerol ?
A. Muối. B. Etyl axetat. C. Este đơn chức. D. Triolein.
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Anilin ít tan trong nước. B. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.
C. Metylamin dễ tan trong nước. D. Tính bazơ của anilin mạnh hơn etylamin.
Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Hòa tan chất béo rắn trong dung môi hữu cơ thu được chất béo lỏng.
B. Dầu mỡ dùng để bôi trơn là một loại chất béo.
C. Đun chất béo với dung dịch NaOH thu được sản phẩm hòa tan Cu(OH)2.
D. Chất béo là tên gọi chung cho các loại lipit.
Câu 5: Cơ thể con người có thể tiêu hóa được bao nhiêu chất trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 6: Chất nào sau đây khi thủy phân tạo sản phẩm có fructozơ?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 1: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là:
A. K, Cu, Zn. B. Zn, Cu, K. C. K, Zn, Cu. D. Cu, K, Zn.
Câu 9: Chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H6O2. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 10: Các aminoaxit đều
A. tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polipeptit.
B. phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
C. có phản ứng với Cu(OH)2.
D. tan trong nước tạo dung dịch có pH < 7.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Mùi quả đào chín là este etyl fomat. Công thức của etyl fomat là:
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 2: Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), metyl axetat (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 3: Tính chất nào sau đây không thể chứng minh trong phân tử glucozơ có nhóm chức –CH=O ?
A. Nước Br2. B. H2(Ni, t0). C. AgNO3/NH3. D. Lên men.
Câu 4: Cho chuỗi biến đổi sau: Cacbonic Tinh bột Glucozơ Ancol etylic. Các phản ứng (1), (2), (3) lần lượt là:
A. Quang hợp, lên men, thuỷ phân B. Quang hợp, thuỷ phân, lên men
C. Thuỷ phân, quang hợp, lên men D. Lên men, quang hợp, lên men.
Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với amin?
A. Khối lượng phân tử của amin đơn chức luôn là số lẻ.
B. Tất cả các dd amin đặc đều tạo hiện tượng “thăng hoa” khi tác dụng với HCl đặc.
C. Khi đốt cháy hoàn toàn a mol amin X luôn thu được a/2 mol N2.
D. Các amin đều có khả năng tác dụng với axit.
Câu 7: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 8. B. 7. C. 5. D. 4.
Câu 8: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 9: Cho các phát biểu:
(a) Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.
(b) Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
(c) Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n + 3N (n ≥ 1)
(d) C6H5 –CH2- NH – CH3 là amin thơm bậc 2.
(e) Amin C3H9N có 4 đồng phân cấu tạo.
(g) C4H9Cl có sô đồng phân cấu tạo ít hơn C4H11N.
Số phát biểu đúng là ? A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 10: Polime X có công thức (–NH-[CH2]5-CO-)n Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. X thuộc poliamit C. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n
B. X có thể kéo sợi. D. X chỉ được tạo ra rừ phản ứng trùng ngưng
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Hưng Bình. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !