TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. (2) Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. (3) Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? (4) Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? (5) Không hẳn. (6) Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta đang quay quanh Mặt trời. (7) Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. (8) Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. (9) Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. (10) Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. (11) Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
(Trích Tôi tư duy, tôi thành đạt - John Maxwell)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trình bày ý theo cách nào trong các cách sau đây? (0,5 điểm)
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Móc xích
D. Song hành
E. Tổng - phân - hợp
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn từ câu (6) đến câu (9). (1,0 điểm)
Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là tư duy số đông? Anh/Chị ứng xử với tư duy số đông như thế nào? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
Anh/Chị hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2. Cách trình bày ý của đoạn văn trên: E. Tổng - phân - hợp
Câu 3.
Phép lặp cấu trúc. Tác dụng: Nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận, giọng điệu hùng biện lôi cuốn hấp dẫn thể hiện nhiệt huyết của người viết; tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu..
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
("Hơi ấm ổ rơm" - Nguyễn Duy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của mình về tình cảm của "bà mẹ" dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,75 điểm)
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
...Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.
(Trích Con cò - Chế Lan Viên)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Xác định phép tu từ ẩn dụ và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 3. Xác định thể thơ và cách hiệp vần của đoạn thơ .
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
PHẦN II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những lời hát ru.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ ngữ liệu và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3
Nhưng anh không đánh đổi
nơi mẹ anh cắt rốn cho anh
không đánh đổi
quả dưa nương hiền hậu
lấy trái cây tẩm độc
không đánh đổi
khoai lệ phố
lấy khoai tây đầy dư lượng thuốc rầy
Sau bao năm chiến tranh
cha mẹ anh
về dựng lại ngôi nhà
vách đất tranh tre
anh không đánh đổi nhà cha mẹ mình
lấy những lời hứa hẹn linh tinh
Và anh không đánh đổi
biển của Lạc Long Quân
đất của Âu Cơ
anh không đánh đổi
Việt Nam hình chữ S
lấy bất cứ thứ gì khác
(Trích Không đánh đổi, Thanh Thảo, Báo Văn nghệ ngày 04/02/2015)
Câu 1 (1,0 điểm). Ngữ liệu trên thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu ngắn gọn nội dung mà ngữ liệu tập trung thể hiện.
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều lần trong ngữ liệu và chỉ ra tác dụng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1⁄2 trang giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề xã hội trong phần ngữ liệu Đọc hiểumà anh, chị thấy tâm đắc.
Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
(Theo sách Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1.
- Ngữ liệu trên thuộc thể loại thơ. TS có thể trả lời là thơ tự do (0,5 điểm).
- Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu là biểu cảm (0,5 điểm).
Câu 2. Nội dung ngữ liệu tập trung thể hiện: Thể hiện thái độ dứt khoát không đánh đổi những gì thân thuộc, quý giá của đời mình (quê hương, nhà cửa của cha mẹ, đất nước) để đổi lấy bất cứ thứ gì khác.
Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật: 0,5 điểm; chỉ ra tác dụng: 0,5 điểm
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất là: phép điệp (lặp) "không đánh đổi".
- Tác dụng:
+ Tạo âm hưởng, tiết tấu dồn dập, dứt khoát, rắn rỏi (0,25 điểm);
+ Làm nổi bật tinh thần dân tộc của tác giả hoặc TS có thể trả lời khác đi, nhưng miễn không trượt ra ngoài ý "tinh thần dân tộc" của tác giả là chấp nhận (0,25 điểm).
---(Đáp án đầy đủ của những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
(Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học - 1961)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2: Đoạn thơ đề cập đến nội dung gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Con ong làm mật, yêu hoa/Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.
Câu 4: Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: Con người muốn sống, con ơi/Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Câu 5: Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 dòng).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !