TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRI PHƯƠNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Với những thành tựu vượt bậc mà nhân loại đã đạt được, có thể dễ dàng nhận định rằng con người là "tinh hoa của vũ trụ, động vật cao cấp nhất". Nhưng nếu nhìn vào cái cách mà con người ứng xử với tự nhiên chúng ta không khỏi giật mình tự hỏi, liệu con người có thông minh thực sự?
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên. (5đ)
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân. (5đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nghị luận xã hội
- Yêu cầu chung
+ Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài.
+ Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.
- Yêu cầu cụ thể
+ Đảm bảo kết cấu:
- Xác định được vấn đề: Con người xứng đáng là tinh hoa của vũ trụ với những thành tựu đã đạt được nhưng liệu có thông minh thực sự khi nhìn vào cái cách mà con người ứng xử với tự nhiên?
- Chứng minh con người là tinh hoa của vũ trụ bằng những thành tựu về khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội...
- Chứng minh thái độ ứng xử với tự nhiên của con người đã hủy hoại thiên nhiên, nhất là trong thế kỷ XX...
- Xác định nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên của con người trong thế kỷ này...
Câu 2: Nghị luận văn học
1. Đảm bảo kết cấu
2. Giới thiệu.
- Tác giả Kim Lân.
- Truyện ngắn "Vợ nhặt".
- Nhân bà cụ Tứ và diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
---(Để xem đầy đủ đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Ngày nay, Facebook trở thành một phần không thể thiếu của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là các em dễ bị "nghiện" khi đắm chìm trong thế giới online vô cùng sinh động. Khi đó thay vì tập trung vào học tập, làm việc, học sinh bị Facebook làm chủ mình, lấn át cả chuyện học hành, lấn át cả thời gian giao tiếp với cha mẹ và người thân. Lúc đó, Facebook như một mê cung mà khi đã vào thì không còn biết lối ra. Một nguy cơ lớn không kém đó là bạn trẻ dễ bị lôi cuốn vào các giá trị ảo. "Tút" một tấm ảnh cho thật đẹp để thu hút người thích, chăm chút từng câu status (trạng thái) để thu hút người bình luận. Thật ra, những điều đó ít có giá trị trong đời sống thực, ít mang đến hiệu quả.
Bản chất của mạng Facebook không xấu nhưng với nhiều bạn trẻ chưa kiểm soát tốt bản thân, để giá trị ảo chi phối thì "nghiện Facebook" không chỉ làm mất thời gian mà còn tự gây cho mình nhiều mối nguy hiểm khó lường."
(Theo: dantri.com.vn/nhipsongtre)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
3. Đoạn văn bản trên đã đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook?
4. Câu văn "Lúc đó Facebook như một mê cung mà khi đã vào rồi thì không còn biết lối ra" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Tác giả của văn bản trên cho rằng: "Bản chất của mạng Facebook không xấu", vậy anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5- 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả.
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Tnú trong truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4.0 điểm)
Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về chủ đề: Quê hương trong trái tim tôi.
Câu 2: (6.0 điểm)
Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm thấm nhuần tinh thần nhân đạo của Nguyễn Minh Châu. Anh/chị hãy phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ điều ấy.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2.0 điểm) Quê hương trong trái tim ta
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Có đầy đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quê hương có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi người
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
- Quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn, là máu thịt, là gia đình, cuộc sống...
- Yêu gia đình, quê hương là tình cảm tự nhiên của con người. Nó thể hiện ở sự gắn bó, trách nhiệm cá nhân, ở ý thức bảo vệ và giữ gìn bản sắc quê hương.
- Yêu quê hương, bảo vệ và tự hào về cảnh sắc quê hương ...
d. Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2: (5.0 điểm) Giá trị nhân đạo của chiếc thuyền ngoài xa, phân tích tác phẩm.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (5,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1⁄2 trang giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề xã hội trong phần ngữ liệu Đọc hiểumà anh, chị thấy tâm đắc.
Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
(Theo sách Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1
Đề yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (khoảng 1⁄2 trang giấy kiểm tra), nên bài làm của TS chỉ cần đạt được một số yêu cầu sau:
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn có thể triển khai một cách linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo cấu trúc đoạn, vận dụng tốt thao tác lập luận. Diễn đạt, kết cấu, ý tứ phải rõ ràng, mạch lạc – lô-gích.
2. Biết xác định vấn đề cần nghị luận
3. Nội dung: Chỉ yêu cầu hs chọn một vấn đề xã hội trong ngữ liệu mà mình tâm đắc để viết đoạn văn. Ví dụ: vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề di sản của mẹ cha, vấn đề chủ quyền đất nước...Cho nên nội dung đoạn văn cần toát lên: Sự nhận thức chính xác, sâu sắc về vấn đề mình tâm đắc;
4. Sự sáng tạo: cách viết sáng tạo, có ý hay, có chính kiến riêng.
Câu 2
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Phân tích được diễn biến tâm lí và hành động của Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ.
3. Triển khai thành các luận điểm
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải thao tác chính là thao tác phân tích). Biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng sát hợp. Nội dung cơ bản phải đảm bảo các ý sau:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm– hoàn cảnh sáng tác
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật người đàn bà hàng chài
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Người đàn bà vô danh, ngoại hình thô kệch, số phận bất hạnh... là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ.
- Tuy quê mùa thất học, sống cam chịu, nhẫn nhục nhưng chị rất sâu sắc thấu hiểu lẽ đời; giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung; thương yêu con vô bờ bến và biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.
- Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống khác nhau, vào nhiều mối quan hệ; bút pháp khắc họa theo lối tương phản, ngôn ngữ sinh động phù hợp với tính cách...
- Người đàn bà hàng chài mang trong mình vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh..
- Nhà văn cảm thông, thấu hiểu và trân trọng, ngợi ca những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Tri Phương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !