Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc-hiểu (2 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Theo tin tức từ India Today, một ngày, sau cả ngày họp hành, anh Kumar - một kỹ sư Ấn Độ bước vào khách sạn Sabrina, thành phố Malappuram, bang Kerala, Ấn Độ ăn tối.

Khi phần ăn của anh được dọn ra, anh thấy hai đứa trẻ tội nghiệp suy dinh dưỡng đi lang thang nhặt rác để kiếm sống ở bên ngoài cửa đang đưa những ánh mắt thèm khát nhìn về phía mình. Anh đã quay về phía hai đứa trẻ vẫy tay để chúng lại gần mình. Thấy vậy, cậu bé liền nắm tay em gái mình đi tới. Kumar hỏi hai anh em: "Các cháu muốn ăn gì nào?". Hai đứa trẻ không nói gì, cậu bé chỉ vào đồ ăn của anh đang để trên bàn ăn, còn cô bé thì chỉ mở to đôi mắt nhìn anh, ngạc nhiên như không thể tin vào tai mình. Kumar đã gọi cho hai anh em cậu bé hai phần cơm giống hệt của anh.

Lúc thức ăn được đặt trước mặt hai đứa trẻ, cậu bé đã rất đói và muốn ăn luôn nhưng bé gái nắm lấy tay anh trai mình và nhắc anh là hai anh em nên đi rửa tay trước khi ăn. Rửa tay xong, hai anh em cậu bé nhanh chóng ăn hết phần thức ăn của mình. Chàng kỹ sư ngồi nhìn hai đứa trẻ ăn với ánh mắt rất ấm áp. Đợi cho hai anh em cậu bé ăn xong, cúi chào bước đi rồi, Kumar mới ăn phần cơm của mình.

Sau đó, Kumar yêu cầu được thanh toán tiền. Khi đi rửa tay rồi quay lại bàn ăn của mình để nhận hóa đơn, anh đã rất bất ngờ vì trong hóa đơn không có số tiền anh cần trả mà là một dòng chữ: "Chúng tôi không có máy để tính toán được giá trị của con người. Mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với anh!"

(Theo India Today- Khánh Vy )

1. Câu chuyện đã cung cấp cho người đọc những thông tin cá nhân gì về anh Kumar và hai đứa trẻ? (0.5 đ)

2. Chi tiết anh Kumar ngồi nhìn hai đứa trẻ ăn với ánh mắt rất ấm áp cho thấy tình cảm gì của anh dành cho chúng? (0.5 đ)

3. Anh/ chị hãy đặt nhan đề cho câu chuyện. (0.5đ)

4. Dòng chữ trên hóa đơn gợi cho anh/chị nghĩ gì về giá trị của con người? Hãy viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị. (0.5đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

* Giải thích thế nào là sống đẹp

- Sống đẹp là sống có mục đích, có lí tưởng, lành mạnh, tích cực,…

- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa

- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.

- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

* Phân tích, chứng minh, bàn luận:

- Các khía cạnh của sống đẹp, nêu những tấm gương sống đẹp, có thể lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc thơ văn…

- Bàn luận cách thức để sống đẹp: thường xuyên học tập, rèn luyện,…

- Phê phán lối sống không đẹp: thiếu ý chí, nghị lực, ích kỉ, vô trách nhiệm,…

- Bài học rút ra cho bản thân: sống đẹp để trau dồi, rèn luyện nhân cách

---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5,0 điểm)

Anh/chị hãy biết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nên trong phần đọc hiểu: Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã ba lần nói tới “nắm lá ngón”. Những ngày Mị mới về làm dâu nhà thống lý Pá Tra: Mị ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết.

Khi đã chấp nhận trở lại làm dâu nhà thống lý: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa.

Trong đêm tình mùa xuân: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.

Phân tích tâm lí nhân vật Mị qua 3 lần xuấn hiện hình ảnh nắm lá ngón trên. Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Mị.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Nêu vấn đề

- Giải thích:

+ Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu như ruột thịt của mỗi chúng ta. Đó là nơi bao bọc, che chở, nâng đỡ mỗi con người trên bước đường trưởng thành.

+ Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi con người khi chào đời. Nơi đó có mọi người ta quen biết thân thiết, có cánh diều vi vu, có những kỉ niệm bên bạn bè, người thân,…

+ Chiếc nôi nâng đỡ nghĩa là từ thuở còn nằm trong nôi, mỗi người đều được ươm ủ trong những câu hát ru à ơi đầy yêu thương của mẹ, của bà. Không những thế “chiếc nôi” ấy còn là sự bao bọc, chở che cho con người sau hành trình dài lưu lạc khi tìm về chốn cũ thân thương..

Như vậy: gia đình và quê hương chính là nguồn cội, là nơi bắt đầu để hình thành tình yêu thương trong mỗi con người.

- Bàn luận:

+ Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi đó có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lí của trẻ.

+ Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Dù ai đi đâu, về đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở phải nhớ về quê hương.

+ Mỗi người chỉ có một nguồn cội

- Bài học nhận thức và hành động:

Câu 2:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

* Giới thiệu nhân vật Mị

- Nhan sắc: Trai đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị

- Tài năng: Thổi sáo, thổi lá

- Phẩm chất tốt đẹp.

=> Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của cường quyền, thần quyền vùi giập.

* Phân tích hình ảnh nắm lá ngón trong ba lần xuất hiện:

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra (4đ)

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ âm thanh tiếng sáo và hình ảnh bát cháo hành (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy nhận xét về vai trò của các tác nhân đối với tâm hồn con người (6đ).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Vùng an toàn: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

* Bàn luận vấn đề:

- Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau.

+ Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công.

- Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bởi vậy dũng cảm trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

+ Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách.

- Bạn sẽ được gì khi bước khỏi vùng an toàn:

+ Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo.

+ Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp.

+ Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân.

+ Cơ hội để bạn đạt đến thành công.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.

* Tổng kết vấn đề: thay đổi môi trường sống, bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục). Từ đó liên hệ với hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương (SGK Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề nghị luận.

* Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài.

- Được tái hiện trong tình huống nghịch lý, qua cái nhìn trực tiếp của nhân vật Phùng:

+ Ngoại hình thô kệch xấu xí, lam lũ, vất vả.

+ Bị chồng đánh đập một cách tàn bạo mà vẫn im lặng không van xin, chống trả hay chạy trốn… chỉ tỏ ra đau đớn, xấu hổ, nhục nhã vì làm tổn thương tâm hồn những đứa con thơ dại.

⟹ Chân dung chứa đựng những nghịch lý éo le, bất hạnh.

- Qua câu chuyện đời tự kể:

+ Thời con gái thua thiệt về nhan sắc, muộn duyên. Lấy chồng nhưng hoàn cảnh cơ cực, nghèo khổ, thuyền chật, con đông, mưu sinh bằng nghề sông nước nhọc nhằn đầy bất trắc; thường xuyên bị hành hạ về thể xác, đày đoạ về tinh thần, là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình…

+ Có tình yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh bản thân, sống cam chịu, nhẫn nhục, không muốn ly hôn với người chồng vũ phu, độc ác chỉ vì thương con, thấu hiểu, bao dung với chồng…

+ Có lòng vị tha, bao dung, thất học mà không tăm tối, quê mùa mà sâu sắc hiểu đời, vượt lên trên nỗi đau bản thân để sống và chắt chiu hạnh phúc…

- Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo và từ những điểm nhìn khác nhau; nhân vật được khắc hoạ rõ nét qua bút pháp tương phản giữa bề ngoài và bên trong, thân phận và phẩm chất…

* Liên hệ với hình tượng bà Tú.

- Cuộc sống lam lũ, công việc mưu sinh mưa nắng, vất vả, chứa đầy những hiểm nguy, bất trắc…

- Đảm đang tần tảo, thảo hiền nhu thuận, giàu đức hy sinh, nhẫn nại vì một chút duyên với ông Tú mà phải vất vả lặn lội đầu sông cuối bãi, bươn chải lam lũ giữa chợ đời phồn tạp…

- Bằng giọng điệu trữ tình, chất chứa đầy cảm thương, pha chút hóm hỉnh, Tú Xương thể hiện sự thấu hiểu, tri ân, xót thương da diết, ngợi ca bà Tú, ngợi ca người phụ nữ với vẻ đẹp truyền thống.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?