Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quỳnh Lưu 1

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?

A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.

B. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế Cộng sản, sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây là không đúng về ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam.

B. Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những thắng lợi của cách mạng.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng mạnh nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Câu 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì:

A. là lực lượng đông đảo nhất.

B. có ý thức quyền lợi giai cấp.

C. có tinh thần cách mạng triệt để.

D. có lòng yêu nước nồng nàn.

Câu 4. Tính sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện:

A. vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu.

B. vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản.

C. xác định con đường cách mạng Việt Nam trước tiên là làm cách mạng tư sản dân quyền sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và vô sản quốc tế.

Câu 5. Đánh giá nào sau đây là đúng về vai trò của giai cấp tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1929?

A. Giai cấp tư sản từ một lực lượng chính trị độc lập trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Giai cấp tư sản hoàn toàn không có vai trò gì trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925.

C. Giai cấp tư sản dân tộc là một bộ phận trong phong trào dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong cuộc đấu tranh dân tộc.

D. Giai cấp tư sản vừa đấu tranh chống thực dân Pháp, chống phong kiến vừa bóc lột tàn tệ giai cấp công nhân.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên?

A. Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.

C. Xác định lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông, còn đại địa chủ, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản thì phải lôi kéo hoặc làm cho họ trung lập.

D. Cương lĩnh coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.

Câu 7. Nội dung nào thể hiện rõ nét nhất tính chất nhân văn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

B. Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam.

C. Xác định cách mạng Việt Nam đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.

D. Xác định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Câu 8. Đánh giá nào sau đây là đúng về vai trò của giai cấp công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1929?

A. Giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất.

B. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng, đi đầu trong các phong trào dân tộc dân chủ.

C. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến, có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam.

Câu 9. Những giai cấp, tầng lớp nào dưới đây mà Đảng ta có thể trung lập hoặc lôi kéo họ đứng vào hàng ngũ cách mạng để đấu tranh giải phóng dân tộc?

A. Bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản.

B. Bộ phận tiểu tư sản trí thức và giai cấp công nhân.

C. Bộ phận trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.

D. bộ phận tiểu tư sản trí thức và tư sản mại bản.

Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.

B. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và giải phóng giai cấp.

C. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

D. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng học thuyết Mác - Lê nin  trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 

1. C

2. C

3. C

4. A

5. C

6. C

7. B

8. C

9. C

10. A

11. A

12. A

13. B

14. C

15. D

16. B

17. C

18. D

19. C

20. D

21. C

22. A

23. B

24. B

25. A

26. A

27. C

28. D

29. A

30. D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ

B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng

C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai

D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ

Câu 2. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với Trung Hoa Dân Quốc?

A. Tạm thời hòa hoãn

B. Đấu tranh vũ trang

C. Đấu tranh chính trị

D. Đấu tranh ngoại giao

Câu 3. Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với thực dân Pháp

A. Kháng chiến chống Pháp

B. Vừa đánh vừa đàm

C. Hòa để tiến

D. Đầu hàng

Câu 4. Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã có chủ trương gì vào ngày 12-12-1946?

A. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến

B. ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc

C. quyết định phát động cả nước kháng chiến

D. ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Câu 5. Chiến thắng nào của quân nhân Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp lần thứ hai đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông

D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Câu 6. Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp khi mở cuộc tiến công lên Việt Bắc vào cuối năm 1947 là

A. triệt đường liên lạc quốc tế của ta

B. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn

C. tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh

D. Khóa chặt biên giới Việt - Trung

Câu 7. Chiến thắng nào đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

C. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952

D. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952

Câu 8. “Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng” là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch quân sự nào?

A. Kế hoạch Valuy

B. Kế hoạch Rơve

C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi

D. Kế hoạch Nava

Câu 9. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là

A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh

B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự

D. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh

Câu 10. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là

A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu

B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất

C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu

D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1. C

2. A

3. C

4. A

5. A

6. C

7. B

8. C

9. C

10. C

11. A

12. B

13. B

14. B

15. B

16. A

17. D

18. B

19. B

20. D

21. B

22. C

23. A

24. C

25. B

26. D

27. C

28. A

29. B

30. A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Sau thất bại ở Đông Khê thực dân Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?

A. Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên

B. Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về

C. Từ sông Lô tấn công Chiêm Hoá và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về

D. Quân nhảy dù tấn công Bắc Cạn và quân thuỷ theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang

Câu 2. Ban thuờng vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động toàn quốc kháng chiến nhằm đáp lại hành động bội ước nào của thực dân Pháp

A. Tiến công vào vùng tự do của chính quyền cách mạng ở Hải Phòng, Lạng Sơn

B. Chiếm đóng các cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh

C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội

D. Khiêu khích chính quyền tại Hải Phòng, Lạng Sơn

Câu 3. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A. Phòng ngự chiến lược

B. Đánh lâu dài

C. Vừa đánh vừa đàm

D. Chiến tranh tổng lực

Câu 4. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

B. Toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

C. Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

D. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 5. Nội dung chính của kế hoạch Rơve của Pháp là

A. thực hiện tiến công chiến lược miền Trung và miền Nam

B. đánh phá hậu phương của ta

C. tập trung binh lực, xây dựng các đội quân cơ động mạnh

D. tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây

Câu 6. Với kế hoạch nào Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương

A. Kế hoạch Đờ lát Đờ Tátxinhi

B. Kế hoạch Rơve

C. Kế hoạch Nava

D. Đơ Catxtori

Câu 7. Chiến dịch nào dưới đây đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

B. Chiến dịch Việt Bắc - thu đông năm 1947

C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

D. Chiến dịch Trung Lào năm 1953

Câu 8. Hội nghị Ban thường vụ TW ĐCS Đông Dương 18-19/12/1946 có quyết định gì?

A. Phát động cả nước kháng chiến

B. Phát động thi đua yêu nước

C. Phát động lao động sản xuất giỏi

D. Phát động tất cả ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh

Câu 9. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta lại diễn ra trước tiên ở các đô thị?

A. Để giam chân Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não

B. Vì đây là nơi quân Pháp tập trung lực lượng đông nhất

C. Quân Pháp không quen địa bàn, thuận lợi cho quân dân ta

D. Để các lực lượng phản động không thể phá hoại

Câu 10. Ý nào sau đây giải thích không đúng về nội dung “Kháng chiến toàn dân” trong đuờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra trong năm 1946-1947

A. Mọi người dân của nước Việt Nam đều phải tham gia kháng chiến

B. Không phân biệt thành phần giai cấp, đảng phái, tôn giáo...trong xã hội

C. Kháng chiến diễn ra trong mọi mặt

D. Đánh Pháp với khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

A

D

B

C

A

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

D

B

D

D

C

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

B

A

A

C

B

D

D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng đã chỉ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò

A. to lớn đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

B. quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

C. quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

D. quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Câu 2. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của

cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. “Đồng khởi”.

B. Phá “ấp chiến lược”.

C. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

D. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 3. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là?

A. Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới, trong đó bộ phận chủ yếu là cơ cấu công nông nghiệp

B. Cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh

C. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống nhân dân

D. Cải thiện một bước đời sống vật chất của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

Câu 4. Miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

A. Vai trò quyết định nhất

B. Vai trò chủ yếu

C. Vai trò quan trọng

D. Vai trò quyết định trực tiếp

Câu 5. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là

A. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

B. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

C. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ được tiến hành bằng quân đội tay sai.

D. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ được tiến hành bằng quân đội Mĩ, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

Câu 6. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu

A. Lực lượng quân đội tay sai

B. Lực lượng quân đội Mĩ

C. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ

D. Lực lượng quân Mĩ và quân đội viễn chinh

Câu 7.  Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau hiệp định Giơnever là

A. Đấu tranh chính trị, hoà bình

B. Đấu tranh vũ trang

C. Khởi nghĩa giành chính quyền

D. Dùng bạo lực cách mạng

Câu 8. Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. Kiên trì con đường bạo lực cách mạng

B. Tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam

C. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu

D. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 9. Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết TW Đảng lần thứ 15, điểm gì có quan hệ với phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)?

A. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.

B. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng.

C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Khởi nghĩa bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu.

Câu 10. Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là

A. Tiến hành đông thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam

B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam

C. Tiến hành đông thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam

D. Cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

C

D

A

A

A

D

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

B

D

B

A

B

B

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

D

A

A

A

C

B

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (TH) Hãy sắp xếp các sự kiện sau đúng theo trình tự thời gian:

1. Cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa 2 bên, sau đó là bốn bên.

2. Hiệp định Pari được ký chính thức giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị.

3. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.

A. 1.2.3.                                  B. 1.3.2.

C. 2.3.1.                                  D. 3.2.1

Câu 2. (VDC) Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là:

A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn.

B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam.

C. Giáng một đòn mạnh và chính quyền và quân đội Sài Gòn.

D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 3. (VD) Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật

A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

B. “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”.

C. dồn dân lập ấp chiến lược”.

D. “tìm diệt” và “chiếm đóng”.

Câu 4. (NB) Một trong các lý do để ta chọn Tây Nguyên mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. Mâu thuẫn trong nội bộ địch ở Tây Nguyên lên cao độ.

B. Tây Nguyên có núi rừng hiểm trở.

C. Tây Nguyên xa hậu phương địch.

D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng.

Câu 5. (VDC) Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm Mậu thân 1968 là gì?

A. buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.

B. mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

C. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc.

D. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.

Câu 6. (NB) Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng

A. Hình thành cơ chế thị trường.

B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân.

C. Không mở rộng kinh tế đối ngoại.

D. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.

Câu 7. (VDC) Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, hạn chế lớn nhất nước ta vấp phải là

A. lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu.

B. trình độ khoa học kỹ thật chuyển biến chậm.

C. tình trạng tham nhũng lãng phí.

D. đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn.

Câu 8. (NB) Xuân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định

A. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống 1968.

B. sự thất bại nặng nề của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.

C. mâu thuẫn giữa Mĩ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đang ngày càng gay gắt.

D. sự ủng hộ to lớn của các nước CNXH với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.

Câu 9. (VD) Điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là

A. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 30 ngày.

B. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.

C. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.

D. các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 10. (VDC) Phương châm chiến lược của Đảng ta trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. đánh nhanh thắng nhanh, bất ngờ.

B. táo bạo, bất ngờ.

C. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

D. phân tán lực lượng, đánh chắc tiến chắc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1.B

2.B

3.B

4.D

5.D

6.C

7.A

8.A

9.D

10.C

11.B

12.A

13.A

14.C

15.B

16.B

17.D

18.D

19.B

20.B

21.A

22.C

23.C

24.C

25.B

26.C

27.D

28.D

29.A

30.A

 

...

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quỳnh Lưu 1. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?