TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 12 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Thời gian mở đầu và kết thúc của Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A. ngày 26 tháng 04 và ngày 02 tháng 05.
B. ngày 25 tháng 04 và ngày 02 tháng 05.
C. ngày 24 tháng 06 và ngày 02 tháng 05.
D. ngày 02 tháng 04 và ngày 26 tháng 05
Câu 2. Thắng lợi của phong trào "Đồng Khởi" dẫn đến sự ra đời của:
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.
C. kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959).
Câu 3. Điểm giống nhau của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì?
A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. Gắn "Việt Nam hóa" với "Đông Dương hóa chiến tranh".
C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
Câu 4. Âm mưu của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là:
A. mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại.
B. vừa "bình định" miền Nam, phá hoại miền Bắc.
C. đánh phá miền Nam.
D. phá hoại miền Bắc vô cùng ác liệt.
Câu 5. Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đế quốc Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh thế nào?
A. Ra toàn Đông Dương.
B. Ra toàn miền Nam và Đông Dương.
C. Ra cả miền Bắc.
D. Ra toàn miền Nam.
Câu 6. Thắng lợi nào sau đây của nhân dân miền Nam đánh dấu thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mĩ?
A. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
B. Phong trào "Đồng khởi".
C. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
Câu 7. Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam giai đoạn hiện tại là:
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 8. Thành phố Sài Gòn - Gia định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh từ sự kiện nào?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung tiến hành ngày 25/4/1976.
B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975.
C. Hội nghị Trung ương lần thứ 24 (9/1975) hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Quốc hội khóa VI kì họp đầu tiên từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976.
Câu 9. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm dùng thủ đoạn: 1/123
A. "đả thực", "bài phong", "diệt cộng".
B. "tố cộng", "diệt cộng".
C. "Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc".
D."Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót".
Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của quân, dân ta:
A. có chính quyền dân chủ nhân dân, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh.
B. sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
C. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm, có hậu phương miền Bắc lớn mạnh.
D. có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1. A 2. B 3. A 4. B 5. C | 6. C 7. A 8. D 9. B 10. D | 11. D 12. D 13. C 14. D 15. A | 16. C 17. D 18. B 19. B 20. C | 21. B 22. A 23. C 24. C 25. C | 26. C 27. A 28. A 29. D 30. B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 là:
A. chính quyền phản động miền Nam và Mĩ.
B. chính quyền Sài Gòn và Ngô Đình Diệm.
C. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bọn phảm động.
D. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Câu 2: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Việt Nam hoá chiến tranh” là gì?
A. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
B. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần.
C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
D. Hệ thống cố vấn Mĩ được tăng cường tối đa trong khi đó viện trợ của Mĩ giảm.
Câu 3: Thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” là:
A. Chiến thắng Bình Giã.
B. Chiến thắng Núi Thành.
C. Chiến thắng Vạn Tường.
D. Chiến thắng Ấp Bắc.
Câu 4: Hiệp định Pari ngày 27/1/1973 có nội dung quan trọng nhất là:
A. công nhận miền Nam có hai chính quyền.
B. tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
C. ngừng ném bom ở miền Nam.
D. công nhận miền Nam có ba lực lượng chính trị.
Câu 5: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ có tác dụng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới?
A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
C. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng .
D. Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
Câu 6: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định gì đối với cách mạng miền Nam?
A. Tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình.
B. Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm.
D. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Câu 7: Đến cuối tháng 6 năm 1972, với cuộc tiến công chiến lược ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch
A. Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
C. Huế, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột.
D. Phước Long, Plâyku và Quảng Trị.
Câu 8: Thắng lợi quyết định của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
A. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
B. Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm cuối năm 1972.
C. Thắng lợi trong Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 .
D. Thắng lợi trong việc đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971.
Câu 9: Thắng lợi quân sự mở đầu, có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là:
A. Ấp Bắc.
B. Vạn Tường.
C. Núi Thành.
D. Ba Gia.
Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là:
A. đều được tiến hành bằng quân đội Mỹ.
B. đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. đều tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
D. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
A. Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, phát triển kinh tế TBCN ở Miền Nam
B. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
C. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Câu 2: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam:
A. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" 1972
B. Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973
C. Chiến thắng chiến tranh phá hoại lần 1
D. Cuộc tiến công chiến lược 1972
Câu 3: Thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở Miền Nam là
A. Phá hoại tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
B. Tiếp tục thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt".
C. Tổ chức các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào căn cứ quân giải phóng.
D. Cấu kết với Trung Quốc để cô lập cuộc kháng chiến của ta.
Câu 4: Dựa vào những dữ liệu dưới đây, hãy sắp xếp theo đúng trình tự thời gian:
1. Chiến thắng Ấp Bắc.
3. Chiến thắng Vạn Tường.
2. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
4. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
A. 1, 3, 4, 2
B. 3, 1, 4, 2
C. 2, 3, 4, 1.
D. 1, 4, 2, 3
Câu 5: Thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân Miền nam trong chiến đấu chống "Chiến tranh đặc biệt" là
A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng Bình Giã
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 6: Thắng lợi quân sự mở đầu, có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ là
A. Ba Gia.
B. Vạn Tường.
C. Núi Thành.
D. Ấp Bắc.
Câu 7: Đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
A. Mĩ thay chân Pháp đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
B. Miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau
D. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội
Câu 8: Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968), Mĩ có âm mưu gì?
A. "Trả đũa" quân ta sau "sự kiện Vịnh Bắc Bộ".
B. "Trả đũa" việc đưa quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâyku.
C. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc để chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mô lớn
D. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng ,công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn nguồn chi viện từ Bắc vào Nam; làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân 2 miền.
Câu 9: Lúc 10h45 phút ngày 30/4/1975 diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?
A. Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình bàn giao chính quyền.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
C. Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
D. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Câu 10: Chiến thắng Vạn Tường chứng minh khả năng gì của quân ta trong chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ"?
A. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị trong "chiến tranh cục bộ"
B. Có khả năng đánh thắng quân Mĩ trong "chiến tranh cục bộ"
C. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược "chiến tranh cục bộ"
D. Đánh thắng hoàn toàn quân Mĩ trong chiến lược "chiến tranh cục bộ"
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. B 2. B 3. C 4. A 5. C 6. B 7. C 8. D 9. C 10. B | 11. B 12. A 13. A 14. A 15. C 16. D 17. A 18. D 19. D 20. D | 21. D 22. C 23. C 24. B 25. A 26. C 27. D 28. C 29. B 30. D | 31. D 32. D 33. A 34. A 35. C 36. A 37. C 38. A 39. D 40. B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, cuộc Đồng khởi nổ ra ở ba xã điểm là
A. Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp.
B. Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri.
C. Vĩnh Thạnh, Bình Định, Bác Ái.
D. Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.
Câu 2: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, các chiến thuật quân sự được Mĩ sử dụng phổ biến là
A. “tố cộng, diệt cộng”.
B. “tìm diệt” và “bình định”.
C. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
D. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
Câu 3: Năm 1975, tỉnh nào ở miền Nam Việt Nam được giải phóng cuối cùng?
A. Phước Long.
B. Châu Đốc.
C. Hà Tiên.
D. Sài Gòn.
Câu 4: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam?
A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
B. Núi Thành (Quảng Nam).
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Hòa Vang, Chu Lai (Quảng Nam).
Câu 5: Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược
A. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Chiến tranh đơn phương”.
Câu 6: Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang
A. ở thế chủ động chiến lược.
B. bị mất ưu thế về hỏa lực.
C. bị thất bại trên chiến trường.
D. bị mất ưu thế về binh lực.
Câu 7: Đến tháng 6/1972, quân dân Việt Nam đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của Mĩ và Chính quyền Sài Gòn là
A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Quảng Ngãi, Mĩ Tho.
D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, sài Gòn.
Câu 8: Trong đông - xuân 1965 - 1966, Mĩ và Chính quyền Sài Gòn đã mở các cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào hai hướng chiến lược chính ở
A. Đông Nam Bộ và Khu V.
B. Tây Nam Bộ và khu III.
C. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Câu 9: Ngày 24/4/1970 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập.
B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.
C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
D. Hiệp định Pa-ri về chấm chứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết.
Câu 10: Hướng tiến công chủ yếu của quân dân Việt Nam trong năm 1972 là
A. Tây Nguyên.
B. Quảng Trị.
C. Đông Nam Bộ.
D. Quảng Nam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 – A | 2 – D | 3 – B | 4 – C | 5 – C | 6 – C | 7 – B | 8 – A |
9 – A | 10 – B | 11 – C | 12 – B | 13 – A | 14 – A | 15 – B | 16 – C |
17 – D | 18 – D | 19 – D | 20 – C | 21 – C | 22 – A | 23 – B | 24 – B |
25 – D | 26 – D | 27 – D | 28 – D | 29 – A | 30 – B | 31 – C | 32 – B |
33 – D | 34 – C | 35 – B | 36 – A | 37 – D | 38 – D | 39 – B | 40 – A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Ngày 10/10/1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
B. Bộ đội Việt Nam vào tiếp quản Hà Nội.
C. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.
D. Quân Mĩ đổ bộ vào Miền Nam Việt Nam.
Câu 2: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ?
A. An Lão (Bình Định).
B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. Bình Giã (Bà Rịa).
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 3: Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở
A. Núi Thành (Quảng Nam).
B. Chu Lai (Quảng Nam).
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 4: Tháng 1/1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
A. Đường 9-Nam Lào.
B. Huế-Đà Nẵng.
C. Tây Nguyên.
D. Đường 14-Phước Long.
Câu 5: Ngày 20/12/1960 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
C. Mĩ nhảy vào miền Nam, đưa bọn tay sai lên nắm chính quyền.
D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 6: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 7: Ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Đồng Xoài (Bình Phước).
C. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
D. Ba Gia (Quảng Ngãi).
Câu 8: Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc Việt Nam là
A. ra sức phát triển thương nghiệp.
B. hoàn thành cải cách ruộng đất.
C. khôi phục và phát triển kinh tế.
D. tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ có tên gọi là gì?
A. Kế hoạch Giôn-xơn - Mác Namara.
B. Kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược”.
C. Kế hoạch Xtalây - Taylo.
D. Kế hoạch “tìm diệt” và “bình định”.
Câu 10: Từ năm 1965 đến năm 1968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Đông Dương hóa chiến tranh.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh đặc biệt.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 – B | 2 – D | 3 – C | 4 – D | 5 – A | 6 – C | 7 – C | 8 – D |
9 – C | 10 – C | 11 – C | 12 – A | 13 – C | 14 – A | 15 – B | 16 – C |
17 – B | 18 – D | 19 – B | 20 – A | 21 – C | 22 – D | 23 – B | 24 – A |
25 – C | 26 – B | 27 – C | 28 – B | 29 – B | 30 – C | 31 – B | 32 – A |
33 – C | 34 – C | 35 – A | 36 – A | 37 – D | 38 – D | 39 – C | 40 – A |
...
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Duy Trinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Tương Dương 2
- Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Hồng Phong
Chúc các em học tập tốt !