Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2021 Trường THPT Lê Lợi

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

BỘ 05 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD 12

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

B. Người đang điều trị ở bệnh viện.

C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.

D. Người đang thi hành án.

Câu 2. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tố cáo.

Câu 3. Nhận định sau đây: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước” thuộc hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ trực tiếp.

B. Dân chủ tập trung.

C. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

D. Dân chủ gián tiếp.

Câu 4. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Nhận thư không đúng tên mình gởi, đem trả lại cho bưu điện.

B. Đọc dùm thư cho bạn khiếm thị.

C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gởi.

D. Bóc xem các thư gởi nhầm địa chỉ.

Câu 5. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là

A. không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.

B. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

C. không ai có quyền được bác bỏ ý kiến của người khác.

D. mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích.

Câu 6. Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì

A. tổ bầu cử mang hòm phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.

B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.

C. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.

D. không cần tham gia bầu cử.

Câu 7. Cơ quan đại biểu của dân là cơ quan nào?

A. Quốc hội và hội đồng Nhân dân các cấp.

B. Ủy ban Nhân dân các cấp.

C. Quốc hội và Ủy ban Nhân dân các cấp.

D. Hội đồng Nhân dân các cấp và Ủy ban Nhân dân các cấp.

Câu 8. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây?

A. Quyền đóng góp ý kiến.

B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

C. Quyền ứng cử.

D. Quyền kiểm tra, giám sát.

Câu 9. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, thì trong thời hạn do luật định người đó có quyền

A. không kiện nữa.

B. khởi kiện ra Tòa án Nhân dân.

C. khởi kiện ra Trung ương

D. khởi kiện lên cấp cao hơn.

Câu 10. Khi thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền tố cáo

C. Quyền nhân thân

D. Quyền khiếu nại

Câu 11. Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A.

A. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.

B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.

C. Thuê luật sư để giải quyết.

D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Câu 12. Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là đảm bảo

A. quyền tự chủ của mỗi cá nhân.

B. quyền tự do cá nhân cho mỗi công dân.

C. đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.

D. sự công bằng cho tất cả công dân.

Câu 13. Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước?

A. 3 bước.

B. 5 bước.

C. 4 bước.

D. 2 bước.

Câu 14. Quyền tự do ngôn luận là quyền

A. đảm bảo sự bình đẳng của công dân.

B. dân chủ cơ bản của công dân.

C. tự do cơ bản không thể thiếu của mỗi công dân.

D. đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

Câu 15. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo luật bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bỏ phiếu kín.

C. Trực tiếp.

D. Bình đẳng.

Câu 16. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm

A. tuyệt đối an toàn.

B. an toàn và bí mật.

C. an toàn và bảo mật.

D. tuyệt đối bảo mật.

Câu 17. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của

A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.

B. công dân từ 20 tuổi trở lên.

C. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 18. Ðâu là nhận định đúng về quyền khiếu nại của công dân?

A. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân.

B. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân, đe dọa, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những quyết định trái pháp luật của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Công dân có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 19. Pháp luật quy định đối tượng nào có quyền tố cáo?

A. Các cán bộ có thẩm quyền.

B. Cá nhân và tổ chức đều có quyền.

C. Chỉ công dân mới có quyền.

D. Chỉ các tổ chức mới có quyền.

Câu 20. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp. Vậy công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền ứng cử.

D. Quyền kiểm tra, giám sát.

Câu 21. Chị M bị Chủ tịch ủy ban nhân nhân xã N buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền dân chủ.

D. Quyền tố cáo.

Câu 22. Mục đích của khiếu nại là gì?

A. khôi phục nhân phẩm và danh dự của công dân.

B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

C. phát hiện, ngăn ngừa, xử lý việc làm trái pháp luật.

D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.

Câu 23. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường:

A. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

B. được đề cử và được giới thiệu ứng cử.

C. tự đề cử và tự ứng cử.

D. tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.

Câu 24. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản?

A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

B. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.

C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.

D. Học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền tự do cơ bản của mình.

Câu 25. Việc nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở

A. phạm vi cả nước.

B. phạm vi cơ sở.

C. mọi phạm vi.

D. phạm vi Trung ương.

Câu 26. Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Bình đẳng.

C. Phổ thông.

D. Trực tiếp.

Câu 27. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi nào?

A. Cả nước.

B. Cơ sở.

C. Cơ sở và địa phương.

D. Địa phương.

Câu 28. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Bình đẳng.

B. Phổ thông.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

Câu 29. Điền vào chỗ trống sau: “…là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.

A. Quyền khiếu nại

B. Quyền tố cáo

C. Quyền góp ý

D. Quyền bầu cử

Câu 30. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Trực tiếp, bình đẳng, phổ thông.

B. Phổ thông, gián tiếp, bình đẳng.

C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp, bỏ phiếu kín.

Câu 31. Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?

A. Phổ thông.

B. Trực tiếp.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Bình đẳng.

Câu 32. Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị

A. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự.

B. xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

C. cảnh cáo hoặc khiển trách.

D. khiển trách hoặc xử phạt dân sự.

Câu 33. Anh Q - trưởng công an xã - đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn khởi kiện trưởng công an xã lên Tòa án nhân dân huyện. Theo em, việc ông N viết đơn khởi kiện anh Q như vậy là

A. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

B. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

C. hoàn toàn hợp lý.

D. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 34. Mục đích của tố cáo là

A. khôi phục quyền và lợi ích của công dân.

B. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.

C. khôi phục danh dự.

D. bảo vệ quyền tự do cơ bản.

Câu 35. Trong lúc A bận việc riêng đi ra khỏi phòng làm việc thì điện thoại của A để trên bàn báo có tin nhắn, B (cùng phòng) đã tự ý mở điện thoại của A ra đọc. Hành vi của B đã xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.

D. Quyền tự do dân chủ của công dân.

Câu 36. Trong quá trình làm việc, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

A. Chuyển đơn tố cáo lên cấp trên trực tiếp để giải quyết.

B. Tiếp tục giải quyết theo mức độ phạm tội.

C. Ngừng tiếp nhận đơn vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.

D. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết.

Câu 37. Hiến pháp 2013 quy định tuổi bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân là bao nhiêu?

A. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.

C. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Từ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

Câu 38. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp của công dân được thực hiện theo cơ chế nào?

A. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

B. “Phổ thông, bình đẳng, dân chủ, trực tiếp”.

C. “Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và gián tiếp”.

D. “Dân biết, dân cần, dân làm, dân kiểm tra”.

Câu 39. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân ……… chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.

A. giúp đỡ

B. góp ý

C. kiến nghị

D. tham gia

Câu 40. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân

A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. thực hiện quyền dân chủ.

C. giám sát các cơ quan chức năng.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

ĐÁP ÁN

1D 2C 3A 4D 5B 6A 7A 8B 9B 10B 11A 12C 13C 14C 15C 16B 17D 18D 19C 20B

21B 22B 23A 24C 25A 26D 2728A 29B 30C 31A 32B 33A 34B 35C 36D 37B 38A 39D 40D

2. Đề số 2

Câu 1: Pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của:

A. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động

B. Giai cấp trí thức.

C. Giai cấp nông dân.

D. Nhân dân lao động.

Câu 2: Dấu hiệu để khẳng định vi phạm pháp luật là?

A. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực nhận thức thức hiện.

B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Hành vi có lỗi.

D. Hành hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể.

Câu 3: Văn bản hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam:

A. Hiến pháp.

B. Bộ Luật Hình sự.

C. Quyết định của Thủ tướng Chủ tịch nước.

D. Nghị quyết của Quốc hội.

Câu 4: Quy phạm xã hội được áp dụng:

A. Trong một đơn vị, tổ chức chính trị xã hội.

B. Cho mọi tổ chức trên phạm vi cả nước

C. Trong nhiều đơn vị thực hiện giống nhau.

D. Cho mọi cá nhân trên phạm vi cả nước.

Câu 5: Trách nhiệm pháp lý được hiểu là:

A. Công việc cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi.

B. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

C. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải thực hiện.

D. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với nhà nước.

Câu 6: Người có hành vi không hợp pháp là người:

A. Làm những việc pháp luật quy định phải làm.

B. Làm những việc pháp luật cho phép làm.

C. Tự do làm những việc theo khả năng của mình.

D. Không làm những việc pháp luật cấm.

Câu 7: Lỗi theo quy định pháp luật có hai loại cơ bản:

A. Cố ý và cẩu thả.

B. Cố ý trực tiếp và gián tiếp.

C. Cố ý và vô ý.

D. Vô ý cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Câu 8: Nguyễn văn Quốc, đang bị khởi tố hình sự về tội danh buôn bán người. Anh Quốc có được hưởng quyền ứng cử hay không? Tại sao?

A. Có, vì công dân bình đẳng trước pháp luật.

B. Có, sau khi không điều tra anh sẽ được ứng cử.

C. Không, vì bị khởi tố có nghĩa là vi phạm pháp luật.

D. Không, vì đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 9: Pháp luật là:

A. Hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

B. Quy tắc xử sự bắt buộc chung.

C. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi công dân.

D. Quy tắc xử sự bắt buộc của một cộng đồng.

Câu 10: Chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật:

A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

C. Mọi cá nhân, cơ quan tổ chức thực hiện.

D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.

Câu 11: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy định.

C. Tính dân tộc.

D. Tính hiện đại.

Câu 12: Mục đích nào không phải là tác dụng của trách nhiệm pháp lý:

A. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm.

B. Củng cố niềm tin của công dân ở tính nghiêm minh của pháp luật.

C. Trừng trị những người phạm tội.

D. Giáo dục, răn đe để những người khác tránh hoặc kiềm chế vi phạm pháp luật.

Câu 13: Người nào không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác và xã hội?

A. Không có hiểu biết về pháp luật

B. Không có năng lực trách nhiệm pháp lý

C. Cao tuổi, bị mắc bệnh.

D. Bị hạn chế về năng lực trách nhiệm pháp lý.

Câu 14: Nguyễn Văn Mạnh (13 tuổi) đánh người dẫn đến nạn nhân tử vong. Nguyễn văn Mạnh có vi phạm pháp luật không?

A. Có vi phạm vì gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

B. Có vi phạm vì đủ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý.

C. Không vi phạm vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.

D. Không vi phạm vì An đã bồi thường cho gia đình bị hại.

Câu 15: Hình thức phạt tù được áp dụng đối với:

A. Người vi phạm dân sự, vi phạm hành chính.

B. Người vi phạm hình sự.

C. Người phạm tội khi đủ 18 tuổi.

D. Bất kỳ người vi phạm pháp luật nào.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1. A 2. B 3. A 4. A5. B 6. C 7. C 8. D 9. A 10. A 11. A 12. A 13. A 14. C 15. A 16. B 17. D 18. B 19. C  20. D

21. D 22. D23. C 24. B 25. A 26. D 27. B 28. D 29. B 30. C 31. C 32. A 33. D

3. Đề số 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM)

Câu 1: T có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, H tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của T trên Email. Hành vi này xâm phạm:

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. quyền tự do dân chủ của công dân.

C. quyền tự do ngôn luận của công dân

D. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của công dân.

Câu 2: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 3: Công an chỉ được bắt người trong trường hợp

A. có quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.

B. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.

C. có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động

D. có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?

A. Viết bài thể hiện những nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người.

B. Gửi Clip và tin cho chuyên mục “ống kính khán giả” Truyền hình VTC 14.

C. Tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.

D. Ngăn không cho người khác phát biểu khi thấy ý kiến đó trái với mình.

Câu 5: Những người được tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là

A. Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật.

B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.

C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

D. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật..

Câu 6: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bầu cử của công dân?

A. Những người đủ 19 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.

B. Những người đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử

C. Những người đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.

D. Những người đủ 18 tuổi, trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.

Câu 7: Trong trường hợp bị một người hung hăng, liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ chọn cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?

A. Tìm cách lẩn trốn để bảo tồn tính mạng.

B. Nhờ người thân đến đánh người đó trước để họ sợ.

C. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.

D. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.

Câu 8: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

B. Quyền ứng cử của công dân

C. Quyền bầu cử của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 9: Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai, K lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này xâm phạm

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện thoại của công dân

C. quyền được, đảm bảo an toàn và bí mật về điện tín của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nơi đâu mà mình muốn

B. Tự do ngôn luận là việc công dân được tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.

C. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 11: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác, là xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

D. Quyền bí mật đời tư của công dân.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Ai cũng được khám nhà người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.

B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền khám nhà người phạm tội.

C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án

D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên

Câu 13: Trên một đoạn đường có người đi lại, V bị hai thanh niên trêu ghẹo: V phản đối thì bị họ lăng mạ và đánh. V cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

A. Im lặng để chờ người qua đường giúp đỡ!

B. Giả vờ xin lỗi họ để được đi tiếp.

C. Mắng và đánh lại những thanh niên đó.

D. Kêu lên để người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Câu 14: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.

B. Tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ

C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín

D. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 15: Giả mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây  

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

D. Quyền sở hữu của công dân.

Câu 16: Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông H và ông X định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.

B. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.

C. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.

D. Nói với hai ông không được vi phạm quyền về chỗ ở của người khác và đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 17: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi lao động ở tỉnh A

B. đang trong trại an dưỡng của tỉnh

C. đang đi công tác ở tỉnh B.

D. phạm tội quả tang

Câu 18: Chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh Đ gửi nhiều tin nhắn xúc phạm chị B và tung tin bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám nhìn mặt ai. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp chị?

A. Khuyên chị cùng một số người bạn đến vạch trần bộ mặt thật của kẻ đó.

B. Khuyên chị bình tĩnh, không cần để tâm đến kẻ xấu đó.

C. Khuyên chị thu thập chứng cứ, trình báo sự việc với cơ quan công an

D. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.

Câu 19: Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân ?

A. Công dân được bắt người đang bị truy nã.

B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.

C. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.

D. Công dân được bắt người đã thực hiện nội dung và đang bị đuổi bắt.

Câu 20: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc

A. trực tiếp

B. phổ thông

C. bỏ phiếu kín.

D. bình đẳng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 81: Trong thời gian chờ tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại về việc anh Q phải trả nhà cho bà N. Khi anh Q đi vắng, bà N cùng con trai tới phá khóa dọn hết đồ đạc của nhà anh Q ra ngoài và thay khóa khác. Khi trở về mặc dù rất tức giận nhưng anh vẫn sang và nói chuyện phải trái với bà N nhưng bà không nghe mà còn gọi mấy người anh em đến và đánh anh Q bị gãy tay và chân. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?

A. Con trai bà N và mấy người anh em.

B. Anh Q và mấy người anh em.

C. Bà N và mấy người anh em.

D. Bà N và con trai bà N.

Câu 82: Trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Chính phủ đã cho công bố bản dự thảo Hiến pháp trên báo Cứu quốc ngày 10/11/1945 với lời thông báo: ‘ Muốn cho toàn thể nhân dân Việt Nam dự vào việc lập pháp của Nhà nước nên chính phủ cho công bố bản dự thảo Hiếp pháp này để mọi người được đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc, phê bình, góp ý…” Việc làm trên của Chính phủ nhằm

A. nhân dân góp ý kiến xây dựng Hiến pháp.

B. nhân dân kiểm tra giám sát việc ban hành pháp luật.

C. nhân dân bàn bạc và quyết định những việc gắn liền với quyền và nghĩa vụ.

D. nhân dân biểu quyết vào những vấn đề trọng đại.

Câu 83: Theo em việc nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. giáo dục.

D. chính trị.

Câu 84: Có ba nhà sản xuất gạch với chất lượng như nhau. Nhưng có thời gian lao động cá biệt khác nhau. Để sản xuất 100 viên gạch anh M mất 10h. Anh N mất 12h. Anh P mất 14h. Theo em thời gian lao động xã hội cần thiết là bao nhiêu để anh M có lãi nhiều nhất và không ai bị lỗ?

A. 12h.

B. 13h.

C. 11h.

D. 14h.

Câu 85: Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách ra vào tấp nập nên chị K và anh M đã dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên Feabook. Anh U chia sẻ bài viết của K cho em F. Việc kinh doanh của chị S bị đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đổi chị S. Trong trường hợp này, hành vi của ai không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh U và em F.

C. Chị S, K và anh M.

B. Chị K và anh M.

D. Anh U và chị K.

Câu 86: Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa và là sự thể hiện chung của giá trị là

A. thanh toán.

B. trao đổi.

C. thị trường.

D. tiền tệ.

Câu 87: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo qui định của pháp luật thể hiện bình đẳng về

A. Thực hiện pháp luật.

B. Trách nhiệm công dân.

C. Trách nhiệm pháp lý.

D. Quyền và nghĩa vụ.

Câu 88: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh”

B. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc.

C. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

D. Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu 89: Nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát thì không ai bị bắt giam và giữ người trừ trường hợp phạm tội quả tang. Thể hiện quyền tự do cơ bản nào?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền đảm bảo về tính mạng và sức khỏe.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền tự do của công dân.

Câu 90: Luật Giáo dục quy định:” Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục, cơ sở quản lý giáo dục khen thưởng, trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính qui phạm phổ biến.

Câu 91: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Phát đơn tuyên truyền kích động.

B. Sử dụng tài sản công sai mục đích.

C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

D. Trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Câu 92: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình là thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực

A. lao động.

C. tuyển dụng.

B. kinh doanh.

D. lựa chọn nghề nghiệp.

Câu 93: Trong các nguyên nhân sau đâu không là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

A. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu.

B. sự thay đổi cung-cầu.

C. có điều kiện sản xuất khác nhau.

D. có lợi ích khác nhau.

Câu 94: Khả năng công dân thể hiện ý trí nguyện vọng của mình được bầu người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước là

A. Quyền bầu cử.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền tự do.

D. Quyền tự chủ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

81C 82A 83D 84D 85A 86D 87C 88C 89A 90D 91B 92A 93B 94A 95D 96C 97A 98B 99D 100B

101D 102A 103B 104B 105C 106A 107C 108D 109B 110A 111A 112C 113C 114C 115B 116B 117B 118D 119D 120C

4. Đề số 4

Câu 1: Công dân thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là thể hiện bản chất

A. dân chủ và tiến bộ của Nhà nước.          B. tiến bộ và văn minh của Nhà nước.

C. dân chủ và văn minh của Nhà nước.        D. nhân văn và tiến bộ của Nhà nước.

Câu 2: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

B. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.

C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.

Câu 3: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sao đây là đúng với quy định của pháp luật?

A. Trực tiếp viết phiếu bầu và gửi qua đường bưu điện.

B. Trực tiếp viết phiếu bầu cử và đi bỏ phiếu.

C. Ân cầm phiếu của cả gia đình đi bỏ phiếu.

D. Không trực tiếp viết phiếu bầu nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.

Câu 4: Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh A đã thực hiện điều gì?

A. Quyền hoạt động khoa học. B. Quyền phê bình văn học.

C. Quyền tác giả. D. Quyền sở hữu công nghiệp.

Câu 5: Theo Luật Bảo Hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện quyền

A. được tham gia của trẻ em B. sống còn của trẻ em

C. bình đẳng của trẻ em D. được phát triển của trẻ em

Câu 6: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.

C. Những người đại diện cho pháp luật.

D. Bất kì ai cũng có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân.

Câu 7: Sau cuộc trao đổi nội bộ về Đề án giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy lợi, lãnh đạo xã X đã quyết định thực hiện ngay đề án. Việc làm này đã vi phạm quyền gì của công dân?

A. Được thông báo để biết và thực hiện

B. Biểu quyết công khai

C. Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định

D. Giám sát các hoạt động của chính quyền

Câu 8: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chữi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

A. Gữi đơn khiếu nại đến Ủy bạn nhân dân thị trấn X.

B. Gữi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.

C. Bỏ việc ở cữa hàng này, xin làm ở cữa hàng khác.

D. Gữi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.

Câu 9: Cung là khối lượng hàng hoá, ......... hiện có trên thị trường và ............ thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức ......... , khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

A. ... sản phẩm ... cất trữ ... giá thành ...

B. ... dịch vụ ... chuẩn bị đưa ra ... giá cả ...

C. ... tiền tệ ... trên ... giá trị ...

D. ... dịch vụ ... lưu thông ... giá trị ...

Câu 10: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào

A. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.

B. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.

C. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.

D. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-A

2-A

3-B

4-C

5-D

6-A

7-C

8-D

9-B

10-D

11-D

12-D

13-C

14-A

15-A

16-A

17-A

18-C

19-B

20-D

21-D

22-A

23-C

24-B

25-C

26-A

27-D

28-D

29-C

30-D

31-C

32-A

33-B

34-B

35-C

36-D

37-C

38-C

39-C

40-D

5. Đề số 5

Câu 1: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn:

A. Việc làm theo sở thích của mình

B. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình

C. Việc làm phù họp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử

D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình

Câu 2: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là:

A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng

B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình

C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái

Câu 3: Tòa án xét xử các vụ án về sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh

D. Bình đẳng về quyền lao động

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ có quyền quyết định mọi thứ cho con khi con chưa đủ 18 tuổi

B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con

C. Cha mẹ và con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

D. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển

Câu 5: Hình thức sử dụng PL do:

A. Cá nhân có thẩm quyền thực hiện

B. Tòa án nhân dân thực hiện

C. Cơ quan Nhà nước thực hiện

D. Cá nhân, tổ chức thực hiện

Câu 6: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm:

A. Trừng trị     B. Thuyết phục     C. Cưỡng chế      D. Giáo dục

Câu 7: Lao động là một trong những:

A. Quyền của công dân             B. Nghĩa vụ của công dân

C. Quyền và nghĩa vụ của công dân    D. Trách nhiệm của công dân

Câu 8: Trong hợp đồng lao động, nếu người lao động không thực hiện đúng nội dung đã giao kết thì đó là vi phạm pháp luật gì?

A. Vi phạm hình sự       B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hành chính     D. Vi phạm kỉ luật

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế

Câu 10: Đâu là hành vi vi phạm pháp luật không do tham nhũng?

A. Cán bộ địa chính nhận tiền và giải quyết cho người dân xây thêm tầng nhà sai quy định

B. Cán bộ thuế nhà nước nhận tiền và ghi giảm thuế cho công ty

C. Đưa tiền hối lộ để được lên chức

D. Kê khai thu nhập thấp hơn thực tế để giảm tiền thuế phải nộp

Câu 11: Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?

A. Vì pháp luật thể hiện ý chí, quyền lực của Nhà nước

B. Vì pháp luật có tính cưỡng chế do Nhà nước thực hiện

C. Vì pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện

D. Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế

B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

D. Quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

1C 2B 3B 4B 5D 6D 7C 8D 9C 10D 11D 12C 13A 14B 15D 16D 17A 18C 19D 20B

21D 22C 23B 24C 25A 26D 27A 28B 29A 30A 31B 32A 33C 34B 35A 36C 37C 38A 39B 40A

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2021 Trường THPT Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?