BỘ 40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2018- 2019
Câu 1: Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì?
A. Kiểu văn bản nghị luận.
B. Kiểu văn bản tự sự.
C. Kiểu văn bản biểu cảm. D. Cả A-B-C đều sai.
Câu 2: Kiểu văn bản đó qui định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào dưới đây:
A. Hệ thống sự việc.
B. Hệ thống luận điểm.
C. Bố cục theo từng phần: mở bài – thân bài - kết bài.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Em hiểu gì về tác giả Chu Quang Tiềm từ văn bản “Bàn về đọc sách” của ông?
A. Ông là người yêu quí sách.
B. Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.
C. Là ngườì có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” là của:
A. Chu Quang Tiềm.
B. Nguyễn Đình Thi
C. Nguyễn Khoa Điềm.
D. Vũ Khoan
Câu 5: Giá trị trong văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi thể hiện: “Tiếng nói của văn nghệ” là
A. Giàu tính văn học nên hấp dẫn người đọc.
B. Kết hợp cảm xúc - trí tuệ nên mở rộng cả trí tuệ và tâm hồn người đọc.
C. Cả hai đều đúng.
D. Cả hai đều sai.
Câu 6: Bài văn “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là của tác giả.
A. Chu Quang Tiềm
B. Nguyễn Đình Thi
C. Vũ Khoan
D. Lưu Quang Vũ.
Câu 7: Bài văn “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” thuộc kiểu văn bản.
A. Văn bản tự sự.
B. Văn bản nghị luận xã hội.
C. Nghị luận văn học.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 8: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là văn bản nghị luận xã hội vì
A. Tác giả sử dụng phương thức lập luận.
B. Tác giả bàn về vấn đề kinh tế xã hội.
C. Cả A-B đều đúng.
D. Cả A-B đều sai.
Câu 9: Những điểm mạnh của con người Việt Nam:
A. Thông minh, nhạy bén, thích ứng nhanh.
B. Cần cù sáng tạo, đoàn kết trong kháng chiến.
C. Biết xác định yếu tố con người là quan trọng.
D. Ý A – B là đúng.
Câu 10: Em học tập được gì về cách viết nghị luận của tác giả Vũ Khoan:
A. Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng.
B. Lập luận ngắn gọn, sử dụng thành ngữ tục ngữ.
C. Cả A – B đều đúng.
D. Cả A – B đều sai.
Câu 11: Bài văn: “Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten” là của tác giả:
A. Mô – pa – xăng
B. La – phong – ten
C. Đuy – phông
D. H. Ten
Câu 12: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phong-ten” là:
A. Tự sự.
C. Miêu tả
B. Nghị luận
D. Biểu cảm.
Câu 13: Trong bài thơ ngụ ngôn, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hoá
D. Hoán dụ.
Câu 14: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là của tác giả:
A. Thanh Hải
B. Chế Lan Viên
C. Nguyễn Khoa Điềm
D. Y Phương.
Câu 15: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 16: Cảm nhận của em về lời thơ:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
A. Hình ảnh so sánh
B. Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hy vọng.
C. Cả 2 đều đúng.
D. Cả 2 đều sai
Câu 17: Em hiểu ý nguyện muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” là:
A. Chân thành dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống.
B. Muốn làm một mùa xuân rực rỡ, đầy sắc hương.
C. Ý nguyện chung sống, sẽ chia với mọi người
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 18: Tên thật của tác giả bài thơ “Viếng lăng Bác” là:
A. Phạm Bá Ngoãn
B. Phan Thanh Viễn
C. Nguyễn Khoa Điềm
D. Cù Huy Cận
Câu 19: Người con đã cảm nhận gì đang diễn ra trước trên khi viếng lăng Bác:
A. Mặt trời trên lăng
B. Đoá hoa toả hương.
C. Hàng tre bát ngát
D. Cả 3 đều đúng
Câu 20: Trong khổ cưối bài thơ “Viếng lăng Bác” tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ
C. Điệp ngữ
D. So sánh
Câu 21: Hình ảnh “Cây tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa như thế nào?
A. Cây tre là vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.
B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
C. Cây tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 22: Người phổ nhạc thành công bài thơ “viếng lăng Bác” thành công nhất là nhạc sĩ nào?
A. Trần Hoàn
B. Phan Huỳnh Điểu
C. Nguyễn Văn Tí
D. Nguyễn Văn Thương
Câu 23: Tác giả của bài thơ “Sang thu” là:
A. Hữu Thỉnh
B. Thanh Hải
C. Huy Cận
D. Nguyễn Khuyến
Câu 24: Ấn tượng ban đầu về bài thơ về bài thơ này có âm điệu:
A. Êm ái và chậm rãi
B. Êm ái và nhanh
C. Giọng hùng hồn, diễn cảm
D. Giọng buồn, tha thiết.
Câu 25: Tác giả đã dùng bao nhiêu yếu tố để miêu tả cảnh thiên nhiên chuyển mùa.
A. Tám
B. Chín
C. Mười
D. Mười một
Câu 26: Câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 27: Với bài thơ “Sang thu” em thấy đóng góp mới của thơ Hữu Thỉnh là gì?
A. Viết về thời điểm chớm thu và gắn sang thu thời tiết với đời người sang thu.
B. Viết về mùa thu chín.
C. Viết về mùa thu thật lộng lẫy, sinh động, rực rỡ.
D. Ý A và B đúng.
Câu 28: Bài thơ “Nói với con” là của
A. Viễn Phương
B. Y Phương
C. Huy Cận
D. Chế Lan Viên
Câu 29: Lời thơ trong bài thơ “Nói với con” có gì mới lạ so với các bài thơ em đã học:
A. Thể thơ tự do, ít vần.
B. Thễ thơ tự do, từ ngữ mộc mạc.
C. Thể thơ tự do, ít vần, lời thơ mộc mạc, nhiều hình ảnh lạ.
D. Thơ hùng hồn, giọng điệu mạnh mẽ.
Câu 30: Cách nói: “Người đồng mình thô sơ da thịt” gợi cho em hình dung thế nào về con người nơi đây:
A. Chân chất, khỏe mạnh.
B. Khoẻ mạnh, tự chủ.
C. Chân chất, tự chủ
D. Chân chất, khỏe mạnh, tự chủ trong cuộc sống.
Câu 31: Người cha nói với con về: “Người đồng mình chẳng mấy ai nhỏ bé” và “không bao
giờ nhỏ bé được”, em hiểu thế nào về ý muốn của ngưòi cha?
A. Con người không nhỏ bé, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
B. Con cần noi gương, tiếp bước truyền thống, không được khác đi, không đánh mất mình.
C. Tự hào về rừng núi giàu có.
D. Ý A và B là ý đúng.
Câu 32: Qua bài: “Nói với con”, em hiểu gì về cuộc sống của người dân miền núi.
A. Đầy sức sống, mạnh mẽ, bền bỉ.
B. Tâm hồn gắn bó với quê hương, dân tộc.
C. Anh hùng, bất khất, thông minh, trí tuệ.
D. Câu A và B là hai câu đúng.
Câu 33: Tác giả của bài thơ "Mây và sóng" là của:
A. Ta-go
B. Pus-kin
C. Ô.Hen-ry
D. M.Gor-ki
Câu 34: Nhân vật trữ tình của bài thơ "Mây và sóng" là:
A. Mây
B. Sóng
C. Em bé
D. Mẹ
Câu 35: Em bé trong bài “Mây và sóng” có nhu cầu gì khi nói rằng “Nhưng làm thế nào mình
lên đó được?”
A. Muốn đi chơi cùng mây.
B. Muốn đi chơi cùng mây và cùng mẹ.
C. Không muốn đi chơi mà ờ nhà với mẹ dù rất muốn đi.
D. Ý A và B là ý đúng.
Câu 36: Theo em, khi nghe em bé từ chối lời rủ của mây, người mẹ sẽ có thái độ thế nào?
A. Vui vì con ngoan.
B. Có thể cho phép con đi chơi, vì yêu con.
C. Mẹ muốn đi chơi nhưng có mình cùng đi.
D. Ý A và B là ý đúng.
Câu 37: Tác giả “Những ngôi sao xa xôi” là:
A. Ông Lê Minh Khuê
B. Bà Lê Minh Khuê
C. Nguyễn Minh Châu
D. Nguyễn Thành Long
Câu 38: Nhan đề của truyện là “Nhưng ngôi sao xa xôi”. Theo em, tên truyện mang ý nghĩa
nào?
A. Hoán dụ
B. Liên tưởng
C. So sánh.
D. Ẩn dụ
Câu 39: Theo em cách hiểu như trên, nhân vật nào là “Những ngôi sao xa xôi”
A. Chị Phương Định.
B. Chị Thao
C. Nho
D. Cả 3 nhân vật trên.
Câu 40: Qua truyện “Những ngôi sao xa xôi”, em thu nhận được những điểm mới nào trong
cách kể chuyện của tác giả?
A. Giong trần thuật tự nhiên.
B. Câu văn linh hoạt, phóng túng.
C. Lời văn trau chuốt.
D. Cả ý A và B là ý đúng.
Trên đây là trích dẫn một phần bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 . Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Bộ 10 đề cương ôn thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---