Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học lần 1 có đáp án chi tiết Trường THPT Trương Hán Siêu

TRƯỜNG THPT TRƯƠNG HÁN SIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 41. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây?

  A. Mg.                                   B. Ba.                             C. Cu.                                D. Ag.

Câu 42. Kim loại kiềm nào sau đây nhẹ nhất?

  A. Li.                                    B. Na.                              C. K.                                  D. Rb.

Câu 43. Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng nào sau đây?

  A. NaNO+ H2SO4  → HNO3 + NaHSO4.                  B. 4NO2 + 2H2O + O2 →  4HNO3.

  C. N2O5 + H2O →  2HNO3   .                                       D. 2Cu(NO3)2 + 2H2O →  Cu(OH)2 + 2HNO3.

Câu 44. Butyl axetat là este được dùng làm dung môi pha sơn. Công thức cấu tạo của butyl axetat là

  A. CH3-COO-CH2-CH2-CH2-CH3.                              B. CH3COO-CH2-CH2-CH3

  C. CH3-CH2-CH2-CH2-COO-CH3.                              D. CH3-COO-CH(CH3)-CH2-CH3.

Câu 45. Chất khí X có các tính chất sau: a) khi phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra kết tủa; b) gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu; c) không có phản ứng cháy; d) không làm mất màu nước brom. Chất X

  A. H2O.                                 B. CH4.                            C. CO2.                              D. SO2.

Câu 46. Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là

  A. Gly, Val, Ala.                   B. Gly, Ala, Glu.             C. Gly, Ala, Lys.              D. Val, Lys, Ala.

Câu 47. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH?

  A. Al.                                    B.  NaHCO3.                   C. Al2O3.                           D. NaAlO2.

Câu 48. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

  A. NO2.                                 B. Al2O3.                         C. Cr2O3.                           D. CrO3.

Câu 49. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

  A. Trùng ngưng axit e-aminocaproic.                           B. Trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.

  C. Trùng hợp metyl metacrylat.                                    D. Trùng hợp vinyl xianua.

Câu 50. Kim loại M nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu. Phản ứng hóa học đã xảy ra với kim loại M trong thí nghiệm là

  A. 2Na + Cl2 →  2NaCl.                                              B. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3.

  C. Cu + Cl2 →  CuCl2.                                                D. 2Fe + 3Cl2 →  2FeCl3.

Câu 51. Cho các chất sau: (X) glucozơ, (Y) saccarozơ, (Z) tinh bột, (T) glixerol, (R) xenlulozơ. Các chất tham gia phản ứng thủy phân là

  A. Y, Z, R.                            B. Z, T, R.                       C. X, Z, R.                        D. X, Y, Z.

Câu 52. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

  A. K3PO4.                             B. HCl.                            C. HNO3.                          D. KBr.

Câu 53. Cho 7,8 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,0M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

  A. 29,4.                                 B. 21,6.                            C. 22,9.                              D. 10,8.

Câu 54. Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 0,4M và FeCl3 0,3M. Kết thúc các phản ứng, thu được 1,12 lít khí (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 2,675.                               B. 2,140.                          C. 1,070.                            D. 3,210.

Câu 55. Cho các chất sau: mononatri glutamat, phenol, glucozơ, etylamin, axit e-aminocaproic. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl loãng là

  A. 2.                                      B. 3.                                 C. 5.                                   D. 4.

Câu 56. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 297 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là

  A. 300 kg.                             B. 210 kg.                        C. 420 kg.                          D. 100 kg.

  A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4.

  B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

PHẦN ĐÁP ÁN

41C

42A

43A

44A

45C

46A

47D

48B

49C

50D

51A

52C

53C

54B

55B

56B

57A

58A

59C

60A

61D

62D

63B

64C

65C

66D

67C

68B

69D

70D

71A

72C

73A

74A

75B

76B

77C

78B

79D

80B

 

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Chất nào sau đây có phản ứng biure?

  A. Axit glutamic.                  B. Metylamin.                 C. Glyxylalanin.                D. Anbumin.

Câu 2. Phương trình phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?

  A. Fe  +  CuSO4 →  FeSO4  +  Cu                               B. Ba  +  2H2O →  Ba(OH)2  +  H2

  C. 2Cr  +  6HCl  →  2CrCl3  +  3H2                                      D. KOH + KHCO3 →  K2CO3 + H2O

Câu 3. Ở nhiệt độ cao, khí hiđro khử được oxit nào sau đây?

  A. CaO.                                B. Na2O.                          C. CuO.                             D. MgO.

Câu 4. Criolit có công thức hóa học là

  A. MgCO3.CaCO3.               B. Al2O3.2H2O                C. Na3AlF6.                       D. Fe3O4.

Câu 5. Kim loại Cu không tác dụng với

  A. dung dịch HNO3 loãng.   B. dung dịch AgNO3.    

  C. dung dịch H2SO4 đặc.                                              D. dung dịch HCl loãng.

Câu 6. Sục khí CO2 vào nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là

  A. xuất hiện kết tủa màu trắng và sau đó kết tủa tan. 

  B. xuất hiện kết tủa màu đen.

  C. xuất hiện kết tủa màu đen và sau đó kết tủa tan.    

  D. xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 7. Công thức hóa học của triolein là

  A. (C15H31COO)3C3H5.        B. (C17H33COO)3C3H5.   C. (C17H31COO)3C3H5.     D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 8. Dung dịch K2Cr2O7 có màu

  A. vàng.                                B. da cam.                       C. tím.                               D. xanh.

Câu 9. Polime nào sau đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

  A. Cao su lưu hóa.                                                        B. Poli (hexametylen ađipamit).

  C. Polietilen.                                                                 D. Poli (phenol-fomanđehit).

Câu 10. Ure là một trong những loại phân bón hóa học phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân

  A. lân.                                   B. kali.                             C. đạm.                              D. phức hợp.

Câu 11. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được sản phẩm là

  A. saccarozơ.                        B. glucozơ.                      C. fructozơ.                       D. glucozơ và fructozơ.

Câu 12. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?

  A. Na.                                   B. Al.                               C. Cs.                                D. Li.

Câu 13. Cho một lượng Na vào dung dịch chứa 0,12 mol AlCl3, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa Giá trị của m là

  A. 7,02.                                 B. 9,36.                            C. 6,24.                              D. 7,80.

Câu 14. Cho glyxin tác dụng với metanol trong HCl khan, thu được chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Chất XY tương ứng là

  A. ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.               B. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.

  C. ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COONa.             D. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COONa.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

PHẦN ĐÁP ÁN

1D

2C

3C

4C

5D

6D

7B

8B

9C

10C

11B

12B

13C

14C

15D

16A

17B

18C

19A

20C

21D

22B

23D

24A

25D

26B

27B

28C

29A

30A

31D

32B

33B

34B

35A

36A

37A

38D

39B

40D

 

ĐỀ SỐ 3:
Câu 1
: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính cứng. 

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, có ánh kim.

D. Có ánh kim, tính dẫn điện, có khối lượng riêng nhỏ.

Câu 2: Cho các kim loại sau: Au, Al, Cu, Ag, Fe. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của các kim loại trên là

A. Fe, Cu, Al, Ag, Au                                                            B. Fe, Al, Au, Cu, Agen

C. Cu, Fe, Al, Au, Ag.                                                           D. Au, Fe, Cu, Al, Ag.

Câu 3: Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, ..

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Số nhận định đúng là

A. 4.                                        B. 5.                                        C. 3.                                        D. 6.

Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?

A. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hóa học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.

B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa thêm 1 hay nhiều nguyên tố (kim loại hoặc phi kim).

C. Thép là hợp kim của Fe và C.

D. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.

B. Khi hiđro hóa chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.

C. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.

D. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và ancol.

Câu 6: Nhiệt phân hỗn hợp gồm Mg và 0,16 mol Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 1,12 mol HCl, thu được dung dịch Z và 0,08 mol hỗn hợp khí T gồm hai đơn chất khí. Tỉ khối của T so với He bằng 2,125. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 59,96.                                 B. 59,84.                                 C. 59,72                                  D. 59,60.

Câu 7: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaC1 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I= 5A, sau thời gian 6176 giây thì dùng điện phân. Để yên bình điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y không màu. Cô cạn Y, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 29,64 gam chất rắn. Giá trị m là

A. 44,16.                                 B. 39,80.                                 C. 43,56.                                 D. 45,44

Câu 8: Anilin phản ứng được với dung dịch

A. NaOH.                               B. HCI.                                               C. Nacl.                                   D. Na2CO3.

Câu 9: Dãy so sánh tính chất vật lí của kim loại nào dưới đây là không đúng?

A. Tính cứng: Cs < Fe < W < Cr.

B. Tính dẻo: Al < Au < Ag.

C. Ở điều kiện thường Hg là chất lỏng, các kim loại còn lại là chất rắn.

D. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W.

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng:

Khí cacbonic → Tinh bột → Glucozo → Ancol etlylic

Hãy chọn câu đúng?

A. (1) là phản ứng quang hợp, (2) là phản ứng lên men, (3) là phản ứng thủy phân.

B. (1) là phản ứng quang hợp, (2) là phản ứng thủy phân, (3) là phản ứng lên men.

C. (1) là phản ứng thủy phân, (2) là phản ứng quang hợp, (3) là phản ứng lên men.

D. (1) là phản ứng lên men, (2) là phản ứng quang hợp, (3) là phản ứng lên men.

Câu 11:Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở và được tạo bởi các ancol no). Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp T gồm các muối của axit đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Tổng khối lượng của hai este đơn chức trong 0,2 mol hỗn hợp X là

A. 12,44                                  B. 10,82.                                 C. 14,93.                                 D. 12,36.

Câu 12: Phân tử khối trung bình của cao su thiên nhiên là 105 000. Số mắt xích gần đúng trong công thức phân tử của cao su là

A. 1544.                                  B. 1620.                                  C. 1120.                                  D. 1584

Câu 13: Dãy gồm các chất đều tác dụng với Cu(OH)2

A. glucozo, glixerol, anđehit fomic, natri axetat. 

B. glucozo, glixerol, axit fomic, ancol etylic.

C. glucozo, glixerol, axit fomic, axit axetic. 

D. glucozo, glixerol, axit fomic, natri axetat.

Câu 14: Trong cơ thể, protein chuyển hóa thành

A. axit béo.                             B. B-amino axit.                      C. a-amino axit.                      D. glucozo.

Câu 15: Khi đun nóng 2,225 kg chất béo Tristearin (có chứa 20% tạp chất trơ) với dung dịch NaOH dư. Giả sử hiệu suất của phản ứng 100%. Khối lượng glixerol thu được là

A. 0,184 kg                             B. 0,216 kg                             C. 0,235 kg                             D. 0,385 kg.

 

                            ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-C

2-B

3-A

4-A

5-D

6-C

7-A

8-B

9-B

10-B

11-D

12-A

13-C

14-C

15-A

16-A

17-D

18-D

19-A

20-D

21-C

22-A

23-B

24-B

25-D

26-D

27-D

28-B

29-B

30-D

31-C

32-C

33-C

34-B

35-D

36-C

37-C

38-C

39-C

40-A

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Cho mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-. Hóa chất không có khả năng làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. Dung dịch Na2CO3.                                            B. Dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.

C. Dung dịch Na3PO4.                                            D. Dung dịch HCl.

Câu 2: Cho các chất sau: buta-1,3-đien, isopren, 2-metylbut-2-en, đimetyl axetilen, vinyl axetilen. Số chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to) tạo ra butan là

A. 5.                                 B. 4.                                 C. 3.                                 D. 2.

Câu 3: Cho các chất: anilin, saccarozơ, metyl amoniclorua, vinyl axetat, tripanmitin, glixerol, Gly-Ala. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 6.                                 B. 3.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 4: Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước có nhiều phù sa. Để xử lý phù sa cho keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) làm nguồn nước sinh hoạt, người ta thêm vào nước một lượng chất:

A. giấm ăn.                      B. phèn chua.                  C. amoniac.                      D. muối ăn.

Câu 5: Nguyên liệu chủ yếu được dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là:

A. Đất sét.                       B. Quặng boxit.               C. Cao lanh.                     D. Criolit.

Câu 6: Kim loại Zn có thể khử được ion nào dưới đây ?

A. Na+.                            B. Mg2+.                          C. Ca2+.                            D. H+.

Câu 7: Kim loại phổ biến nhất có trong vỏ trái đất là:

A. Fe.                               B. Al.                               C. Cr.                               D. Ca.

Câu 8: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là:

A. 3.                                 B. 2.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 9: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên ?

A. Tơ nilon-6.                  B. Xenlulozơ.                  C. Cao su buna.               D. Polietilen.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp etyl axetat, metyl propionat và propyl fomat thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.                            B. 8,96.                            C. 4,48.                            D. 13,44.

Câu 11: Chất nào sau đây dùng để tạo màu lục cho thủy tinh ?

A. Fe2O3.                         B. Al2O3.                         C. Cr2O3.                         D. CrO3.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

a) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li, kim loại cứng nhất là Cr.

b) Cho viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn.

c) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự khử ion Cl-

d) H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hóa Al, Fe nên có thể dùng thùng bằng nhôm, sắt chuyên chở axit này.

e) Tính oxi hóa của Ag+>Fe2+>Cu2+.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.                                 B. 3.                                 C. 4.                                 D. 2.

Câu 13: Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3, thu được 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và còn lại 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của là:

A. 8,0.                              B. 5,6.                              C. 10,8.                             D. 8,4.

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

B. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.

D. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.

Câu 15: Etanol được coi là cồn sinh học, nó có tính cháy sinh nhiệt như xăng. Người ta pha trộn etanol vào xăng để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu, ngoài ra còn giúp giảm lượng CO từ 20-30%, CO2 khoảng 2% so với xăng khoáng thường. Kể từ ngày 1/1/2018 ở Việt Nam xăng E5 (pha 5% Etanol với 95% xăng khoáng) sẽ chính thức thay thế xăng RON 92. Công thức phân tử của etanol là:

A. C2H6O2.                      B. CH4O.                         C. C2H4O2.                      D. C2H6O.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án chi tiết môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Trương Hán Siêu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?