TRƯỜNG THPT LÊ THỊ RIÊNG | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Poli(vinyl axetat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2. B. CH2=CH-COO-CH3.
C. CH3-COO-CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COO-CH3.
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin và alanin. Số đipeptit mạch hở thu được tối đa là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 3: Cho các chất: FeO, FeCO3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất bị dung dịch HNO3 loãng oxi hóa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 4: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X (đốt nóng) gồm Fe2O3, Al2O3, ZnO, CuO đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chất rắn Y gồm
A. Al2O3, Fe, Zn, Cu. B. Al, Fe, Zn, Cu.
C. Fe, Al2O3, ZnO, Cu. D. Fe2O3, Al2O3, ZnO, Cu.
Câu 5: Thuốc thử được dùng để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ là
A. dung dịch HCl. B. quỳ tím. C. dung dịch brom. D. dung dịch NaOH.
Câu 6: Tiến hành trùng hợp 1,0 tấn etilen với hiệu suất phản ứng trùng hợp là 70%. Khối lượng polietilen thu được là
A. 2,8 tấn. B. 1,0 tấn. C. 0,5 tấn. D. 0,7 tấn.
Câu 7: Cacbon không phản ứng được (khi đun nóng) với chất nào sau đây?
A. Fe2O3. B. Al2O3. C. CO2. D. H2.
Câu 8: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?
A. Poli(hexametylen ađipamit). B. Poliisopren.
C. Polibutađien. D. Polietilen.
Câu 9: Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh?
A. C2H5OH. B. Na2CO3. C. Fe(OH)3. D. CH3COOH.
Câu 10: Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng là
A. nitơ. B. kali. C. photpho. D. canxi.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-C | 2-A | 3-A | 4-A | 5-C | 6-D | 7-B | 8-D | 9-B | 10-C |
11-C | 12-B | 13-D | 14-C | 15-B | 16-B | 17-A | 18-A | 19-C | 20-D |
21-B | 22-D | 23-D | 24-D | 25-C | 26-B | 27-A | 28-A | 29-C | 30-B |
31-B | 32-B | 33-A | 34-C | 35-A | 36-D | 37-D | 38-A | 39-D | 40-C |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Al B. Na. C. Mg. D. Fe.
Câu 2. Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào đung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là
A. 2,7 gam và 2,8 gam. B. 2,8 gam và 2,7 gam.
C. 2,5 gam và 3,0 gam. D. 3,5 gam và 2,0 gam.
Câu 3. Nhôm oxit không phản ứng được với dung dịch
A. NaOH. B. HNO3. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 4. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NaOH dư. B. HCl dư. C. AgNO3 dư. D. NH3 dư.
Câu 5. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl.
Câu 6. Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Dung dịch sau phản ứng chứa
A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.
C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O
C. Ở nhiệt độ cao, các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại
D. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa.
Câu 8. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
A. 7 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 9. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là:
A. CnH2nO2 B. CnH2n+2O2 C. CnH2n-2O2 D. CnH2nO4
Câu 10. Amin CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 có tên là:
A. 3-amino butan B. 2-amino butan
C. metyl propyl amin D. đietyl amin
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo CH2=C(CH3)CH=CH2 là
A. buta-1,3-đien. B. isopren. C. đivinyl. D. isopenten.
Câu 2: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?
A. Ancol etylic. B. Glixerol. C. Propan-1,2-điol. D. Ancol benzylic.
Câu 3: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Cs. B. Os. C. Ca. D. Li.
Câu 4: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli(etilen terephtalat). B. Poli(phenol fomanđehit).
C. Poli(metyl metacrilat). D. Poli(hexametilen ađipamit).
Câu 5: Khi bị nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây tạo sản phẩm là kim loại?
A. AgNO3. B. Fe(NO3)2 C. KNO3 D. Cu(NO3)2
Câu 6: Dung dịch NaHCO3 không tác dụng với dung dịch
A. NaHSO4. B. NaOH. C. Na2SO4. D. HCl.
Câu 7: Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. K. B. Al. C. Na. D. Ca.
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Fructozơ
Câu 9: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối?
A. Fe3O4 B. Fe C. Fe2O3 D. FeO
Câu 10: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaAlO2 và HCl. B. AgNO3 và NaCl.
C. NaHSO4 và NaHCO3. D. CuSO4 và AlCl3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-B | 2-B | 3-D | 4-C | 5-A | 6-C | 7-B | 8-A | 9-A | 10-D |
11-D | 12-C | 13-B | 14-C | 15-D | 16-A | 17-B | 18-A | 19-D | 20-C |
21-A | 22-D | 23-C | 24-C | 25-D | 26-A | 27-A | 28-C | 29-A | 30-C |
31-D | 32-D | 33-B | 34-B | 35-B | 36-C | 37-B | 38-C | 39-A | 40-D |
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
A. C15H31COOCH3. B. CH3COOCH2C6H5. C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 2: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 3: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. NH3 và HCl. B. CO2 và O2. C. H2S và N2. D. SO2 và NO2.
Câu 4: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là:
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Zn.
Câu 5: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:
A. amoniac. B. kali hiđroxit. C. anilin. D. lysin.
Câu 6: Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là:
A. N2. B. NO2. C. NO. D. N2O.
Câu 7: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất có ký hiệu hóa học là:
A. Hg. B. W. C. Os. D. Cr.
Câu 8: Chất không bị nhiệt phân hủy là
A. KHCO3. B. KMnO4. C. Na2CO3. D. Cu(NO3)2.
Câu 9: Hợp chất H2NCH2COOH có tên gọi là
A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. axit glutamic.
Câu 10: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag. B. Cu. C. Na. D. Fe.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1-D | 2-D | 3-D | 4-B | 5-C | 6-B | 7-B | 8-C | 9-B | 10-C |
11-B | 12-A | 13-D | 14-C | 15-B | 16-A | 17-A | 18-D | 19-D | 20-D |
21-C | 22-A | 23-B | 24-B | 25-A | 26-D | 27-C | 28-A | 29-C | 30-C |
31-D | 32-A | 33-C | 34-C | 35-A | 36-A | 37-D | 38-C | 39-B | 40-B |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 có đáp án Trường THPT Lê Thị Riêng Lần 1. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: