Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trân lần 2

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng

A. về phía xích đạo.

C. về phía bên trái theo hướng chuyển động.

B. về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. về phía bên phải theo hướng chuyển động.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông?

A. Hải Dương.         B. Quảng Ngãi.           C. Phú Yên.     D. Hà Nam

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh,thành phố có đường biên giới chung với Lào?

A. 10.           B. 11.  C. 12.  D. 13.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

C. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ các vùng núi).

D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.

Câu 5: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là

A. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.

B. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.

C. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.

D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.

Câu 6: Biển Đông trước hết ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào?

A. Đất đai.   B. Khí hậu.      C. Sông ngòi.  D. Địa hình.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và 2014

( đơn vị : %)

Năm

2005

2014

Thành thị

37,0

54,5

Nông thôn

63,0

45,5

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2014

A. Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi

B. Năm 2014, tỷ lệ dân thành thị ít hơn dân nông thôn

C. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng

D. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng

Câu 8: Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của

A. dãy núi Nam Trung Bộ.  B. các dãy núi Đông Bắc.

C. các dãy núi Tây Bắc.       D. dãy núi Tây Bắc và Nam Trung Bộ.

Câu 9: Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do nước ta nằm

A. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

B. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

C. liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

D. ở vị trí tiếp giáp ở lục địa và đại dương.

Câu 10: Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là

A. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.

B. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.

C. tiếp cận nguồn lực thế giới về công nghệ.

D. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.

ĐÁP ÁN

1-C

2-D

3-A

4-B

5-A

6-B

7-C

8-C

9-A

10-A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là đều

A. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

B. Không được nâng lên trong các vận động tân kiến tạo.

C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 2: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã làm cho

A. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

B. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn

C. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

D. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên bị phá vỡ.

Câu 3: Điểm khác biệt nổi bật của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là:

A. sườn núi ít bất đối xứng hơn.      B. địa hình núi cao hơn hẳn .

C. sườn núi dốc hơn D. có nhiều đỉnh núi hơn.

Câu 4: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông thể hiện qua yếu tố

A. hải văn và sinh vật biển. B. thủy triều và độ muối nước biển.

C. hải văn và sóng biển.      D. dòng biển và sinh vật biển.

Câu 5: Cho bảng số liệu:                                        

DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA TRUNG QUỐC, NĂM 1985 VÀ 2004

Năm

1985

2004

Số dân (triệu người)

1.058

1.300

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

339,8

422,5

 

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của Trung Quốc năm 1985 và 2004 lần lượt là: (Đơn vị: kg/người)

A. 321,2 và 325,0.   B. 320,1 và 325,0.       C. 321,2 và 325,1.       D. 325,0 và 324,0.

Câu 6: Nguyên nhân đỉnh mưa của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do

A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.

B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão.

C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam.

D. hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hóa đa dạng là do

A. gió mùa và hướng các dãy núi.   B. độ cao của các dãy núi.

C. ảnh hưởng của biển.        D. chế độ khí hậu của các vùng.

Câu 8: Cho biểu đồ về thương mại của Liên Bang Nga qua các năm.

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?

A. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm.

B. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm.

C. Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Liên Bang Nga qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm.

Câu 9: Cho thông tin sau:” ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm,...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta

A. có nguồn lợi hải sản phong phú. B. giàu tôm cá.

C. có nhiều đặc sản. D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.

Câu 10: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do

A. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.

B. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.

D. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.

ĐÁP ÁN

1-D

2-B

3-A

4-A

5-A

6-B

7-A

8-C

9-A

10-C

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Campuchia?

A. Gia Lai.   B. Kon Tum.   C. Quảng Nam.           D. Đắk Lắk.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Tây Nguyên?

A. Cao nguyên Di Linh.      B. Cao nguyên Mơ Nông.

C. Cao nguyên Lâm Viên.   D. Cao nguyên Đắk Lắk.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ đâu đến đâu?

A. Móng Cái – Hà Tiên.      B. Quảng Ninh – Cà Mau.

C. Hải Phòng – Kiên Giang.            D. Móng Cái – mũi Cà Mau.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết bán đảo Sơn Trà nằm ở tỉnh(thành phố) nào sau đây?

A. Đà Nẵng. B. Bình Thuận. C. Quảng Nam. D. Thừa Thiên – Huế.

Câu 5: Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ thuộc vùng núi nào của nước ta?

A. Đông Bắc.           B. Trường Sơn Nam.  C. Tây Bắc.     D. Trường Sơn Bắc.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết quốc gia nào sau đây không có chung

Biển Đông với Việt Nam?

A. Xingapo. B. Mianma.     C. Malaixia.    D. Indonesia.

Câu 7: Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

A. Vùng Trung tâm đất đen.            B. Vùng Trung ương.

C. Vùng Viễn Đông.            D. Vùng Uran.

Câu 8: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có

A. nhiệt độ trung bình cao.  B. độ ẩm không khí lớn.

C. sự phân mùa khí hậu.      D. địa hình nhiều đồi núi.

Câu 9: Vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có các đồng bằng nhỏ, đất tốt ven Thái Bình Dương.

B. Tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, bôxit…

C. Có các dãy núi cao trung bình 1000-1500m, sườn thoải.

D. Có các dãy núi trẻ, xen giữa là các bồn địa, cao nguyên.

Câu 10: Tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng biển

nào của nước ta?

A. Lãnh hải. B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Vùng đặc quyền kinh tế. D. Nội thủy.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

A

A

B

B

C

B

C

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Vùng núi gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng đông bắc – tây nam là:

A. Trường Sơn Nam.Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu 2: Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng tây bắc – đông nam điển hình là:

A. Đông Bắc.           B. Trường Sơn Nam.  C. Trường Sơn Bắc.    D. Tây Bắc.

Câu 3: Vùng núi cao nhất nước ta là:

A. Trường Sơn Nam.           B. Đông Bắc.  C. Trường Sơn Bắc.    D. Tây Bắc.

Câu 4: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đều có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

B. Đều có 2/3 diện tích đất phèn và đất mặn.

C. Đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.

D. Đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông.

Câu 5: Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt

A. Giữa đất liền và biển.      B. Giữa đồi núi với ven biển.

C. Giữa miền núi với đồng bằng.    D. Giữa miền Bắc với miền Nam.

Câu 6: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề

A. làm muối B. khai thác thủy hải sản

C. Nuôi trồng thủy sản         D. Chế biến thủy sản

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên?

A. Quyết định đến sự biến động dân số của 1 quốc gia.

B. Tác động lớn đến cơ cấu dân số theo tuổi của quốc gia.

C. Ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố dân cư của quốc gia.

D. Là động lực phát triển dân số của quốc gia, thế giới.

Câu 8: Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo

A. giới và theo lao động.

B. lao động và theo tuổi.

C. trình độ văn hóa và theo giới.

D. lao động và trình độ văn hóa.

Câu 9: Điểm nào sau đây không đúng với bán bình nguyên Đông Nam Bộ?

A. Độ cao khoảng 100 – 200 m.      B. Có nhiều núi cao.

C. Có các bề mặt phủ badan.           D. Có các bậc thềm phù sa cổ.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng.

A. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng.

B. Có vịnh, vụng biển, đầm phá, mũi đất.

C. Có nhiều vùng núi, đồi và các đồng bằng.

D. có đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

A

B

C

C

B

C

B

 
 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trân lần 2. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?