TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2. B. ns1. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 2: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 3: Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Nhiệt phân NaNO3.
C. Điện phân NaCl nóng chảy. D. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl.
Câu 4: Cho Al + HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là
A. 3 và 4 B. 3 và 2 C. 4 và 3 D. 1 và 3
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 33,3 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
A. 16,20. B. 4,05. C. 8,10. D. 18,00.
Câu 6: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 7: Sục a mol CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu dược 3 gam kết tủa, lọc tách kết tủa dung dịch còn lại mang đun nóng thu được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị a mol là:
A. 0,05 mol B. 0,06 mol C. 0,08 mol D. 0,07 mol
Câu 8: Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
A. axit acrylic. B. axit metacrylic C. axit etanoic D. axit propanoic
Câu 9: Có 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ mất nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được mỗi chất ?
A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch HCl.
Câu 10: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
Câu 11: Cho mỗi chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, FeCO3 lần lượt phản ứng với axit HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 12: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Mg, Fe B. Al, Ca. C. Al, Fe. D. Zn, Al
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng :
(a) X + H2O → Y
(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3
(c) Y → E + Z
(d) Z + H2O → X + G
X, Y, Z lần lượt là:
A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
Câu 14: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. C5H9O4N. B. C5H11O2N. C. C4H10O2N. D. C4H8O4N2.
Câu 15: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hoá tạo ra một anđehit?(Không tính đồng phân hình học cis - trans)
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca → CaC2 (b) C + 2H2 → CH4
(c) C + CO2 → 2CO (d) 3C + 4Al → Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (a) B. (b) C. (c) D. (d)
Câu 2: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hoá tạo ra một anđehit?(Không tính đồng phân hình học cis - trans)
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 3: Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Nhiệt phân NaNO3.
C. Điện phân dung dịch NaCl. D. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl.
Câu 4: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 5: Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm ( có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương của vật là
A. quá trình khử Cu. B. quá trình khử Zn.
C. quá trình oxi hoá ion H+. D. quá trình khử ion H+.
Câu 6: Sục a mol CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu dược 3 gam kết tủa, lọc tách kết tủa dung dịch còn lại mang đun nóng thu được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị a mol là:
A. 0,05 mol B. 0,06 mol C. 0,08 mol D. 0,07 mol
Câu 7: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là
A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 8: Có 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ mất nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được mỗi chất ?
A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch HCl.
Câu 9: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. CaO. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch Ba(OH)2.
Câu 10: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
A. 1 : 1. B. 2 : 3. C. 1 : 3. D. 1 : 2.
Câu 11: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá – khử ?
A. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
B. 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O
C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
D. K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng :
(a) X + H2O → Y
(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3
(c) Y → E + Z
(d) Z + H2O → X + G
X, Y, Z lần lượt là:
A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
Câu 13: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. C5H9O4N. B. C5H11O2N. C. C4H10O2N. D. C4H8O4N2.
Câu 14: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 15: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CH4 và H2O. B. N2 và CO. C. CO2 và CH4. D. CO2 và O2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1. B. ns1. C. ns2np2. D. ns2.
Câu 2: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong CTPT của X chỉ có 1 nguyên tử S, vậy CTPT của X là
A. C2H6NS. B. CH4N2S. C. C2H2N2S. D. CH4NS.
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc . B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc . D. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
Câu 4: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom. B. CaO. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Ba(OH)2.
Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Al, Fe. B. Zn, Al C. Al, Ca. D. Mg, Fe
Câu 6: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
A. 1 : 1. B. 2 : 3. C. 1 : 3. D. 1 : 2.
Câu 7: Có 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ mất nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được mỗi chất ?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch CuSO4. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 8: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. C5H9O4N. B. C5H11O2N. C. C4H10O2N. D. C4H8O4N2.
Câu 9: Este X ( C4H8O2) thoả mãn các điều kiện:
X → Y1 + Y2
Y1 → Y2
X có tên là
A. n-propyl fomat B. iso-propyl fomatt C. etyl axetat. D. metyl propionat
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng :
(a) X + H2O → Y
(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3
(c) Y → E + Z
(d) Z + H2O → X + G
X, Y, Z lần lượt là:
A. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. B. Tinh bột, glucozơ, etanol.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
Câu 11: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. Cu(OH)2. D. dung dịch NaCl.
Câu 12: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CH4 và H2O. B. N2 và CO. C. CO2 và O2. D. CO2 và CH4.
Câu 13: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 14: Đốt cháy este X đơn chức, mạnh hở, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O với số mol CO2 - mol H2O bằng số mol X đem đốt cháy. Thuỷ phân 21,5 gam X thì cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 20,5 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H3COOCH3 B. CH3COOC2H3 C. HCOOC3H5 D. CH3COOC2H5
Câu 15: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là
A. Mg và Ca B. Ca và Sr C. Be và Mg D. Sr và Ba
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaCl. B. Cu(OH)2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl.
Câu 2: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. FeCl3 B. HCl, O2 C. AgNO3 D. HNO3.
Câu 3: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Al, Fe. B. Zn, Al C. Al, Ca. D. Mg, Fe
Câu 4: Trong các dung dịch sau đây : K2CO3 ; KCl ; CH3COONa ; NH4Cl ; NaHSO4 ; Na2S. Có bao nhiêu dung dịch có pH > 7?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 5: Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl. D. Nhiệt phân NaNO3.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng :
(a) X + H2O → Y
(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3
(c) Y → E + Z
(d) Z + H2O → X + G
X, Y, Z lần lượt là:
A. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Tinh bột, glucozơ, etanol.
Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 33,3 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
A. 18,00. B. 16,20. C. 8,10. D. 4,05.
Câu 8: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(a) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
(b) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(d) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(e) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?
A. NaOH B. HCl C. NH3 D. HNO3
Câu 10: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
A. 1 : 1. B. 2 : 3. C. 1 : 2. D. 1 : 3.
Câu 11: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CH4 và H2O. B. N2 và CO. C. CO2 và O2. D. CO2 và CH4.
Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 13: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. C4H10O2N. B. C5H11O2N. C. C5H9O4N. D. C4H8O4N2.
Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 32,0. B. 16,0. C. 3,2. D. 8,0.
Câu 15: Cho 0,1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X. cho một luồng khí clo dư đi chậm qua dung dịch X để phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là;
A. 18,75 g B. 19,75 g C. 20,75 g D. 18,5 g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Đô Lương. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.