Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Kim Đồng

TRƯỜNG THCS

KIM ĐỒNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Câu 2:  Ở một loài sinh vật có 2n = 48. Số lượng NST kép trong tế bào của các tế bào ứng vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NSTđơn của các tế bào cùng đang phân li về 2 cực của tế bào là 2400, còn tổng số NST có trong 2 nhóm tế bào đó bằng 5280.

  1. Tìm số lượng tế bào con của từng nhóm ứng vào thời điểm nói trên đang nguyên phân?
  2. Số lượng tế bào con được tạo ra khi hai nhóm tế bào nói trên kết thúc nguyên phân?

Câu 3:  Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng.

          Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng:

                1) 3:3:1:1                  2) 1:1:1:1

Câu 4: Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:

  • Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô.
  • Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2:    A = T : 2 = G : 3 =X : 4

 Xác định:

  1. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
  2. Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

 

Di truyền độc lập

Di truyền liên kết

So sánh

P: Hạt vàng,trơn   x Hạt xanh,nhăn.

         AaBb                     aabb

G: AB:Ab: aB: ab              ab

F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 

     1V,T  : 1V,N  : 1X,T : 1 X,N

  • Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.
  • Xuất hiện biến dị tổ hợp: V,N;X,T

P:Thân xám, cánh dài xThân đen,cánh cụt

         BV/ bv                       bv/ bv

G: 1BV: 1bv                      1bv

F:         1BV/bv      :      1bv/1bv

             1X,D         :        1Đ,C

-Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.

- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.

 

ý nghĩa

DTLK đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST  trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

 

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. Giải thích vì sao có sự  giống và khác nhau đó. (Cho ví dụ về lai 1 cặp tính trạng cụ thể để so sánh)

Câu 2:  Một cơ thể lưỡng bội 2n có 2 cặp gen dị hợp BbCc. Hãy dùng sơ đồ phân bào và nêu những sự kiện quan trọng để chứng minh cho quá trình sau:

                          2n      Nguyên phân     2n

Câu 3: Nêu những điểm  khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?

Câu 4: ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? 

Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

          Gen (một đoạn ADN)         1        mARN          2             Pr 

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Học sinh viết được sơ đồ lai từ P đến F1.

- Giống nhau: F1 đều đồng tính  vì P thuần chủng nên chỉ cho 1 loại giao tử do đó F1 chỉ  có 1 KG duy nhất.

- Khác nhau:

Trường hợp trội hoàn toàn

Trường hợp trội không hoàn toàn

+ KH F1 mang tính trạng trội.

+ Do tính trạng trội hoàn toàn nên át hoàn toàn được tính trạng lặn.

+ F1 thể hiện tính trạng trung gian.

+ Do tính trạng trội không hoàn toàn nên không át hoàn toàn được tính trạng lặn.

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a) Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân của hiện tượng này?

b) Chứng minh tính thống nhất nhưng đa dạng của các loài sinh vật dựa trên cơ sở cấu tạo của ADN.

c) Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có: số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Xác định số nuclêôtit loại A của gen.

Câu 2

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai (P): ♀AaBbDdGG x ♂AaBbDdGG. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các cặp khác giảm phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Biết mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái nói trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử thể ba nhiễm?

Câu 3

 Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.

  1. Tính số hợp tử tạo thành.
  2. Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
  3. Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai.

Câu 4

Ở lúa, tính trạng  thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 11 thân thấp.

          a. Xác định kiểu gen của các cây thân  cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng.

          b. Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì  ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2.

Câu 5

 Trong một phân tử AND, số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn là 531.104 và số liên kết hyđrô trong các cặp A- T bằng số chu kì xoắn của nó trong phân tử.

  1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử AND trên.
  2. Tính khối lượng và chiều dài của AND trên (theo micrômét)
  3. Phân tử AND trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.104 Ađênin tự do. Xác định số lần tái bản của AND (Cho biết khôi slượng 1 nuclêôtit trung bình bằng 300 đơn vị C)

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Nguyên nhân: Số lượng gen trong nhân tế bào rất lớn, trong khi đó số lượng NST có hạn → trên mỗi NST chứa nhiều gen → Các gen trên cùng một NST tạo thành nhóm gen liên kết

b) ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất từ 4 loại nuclêôtit tạo nên, đây là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới

- Tính đa dạng và đặc thù của AND: số lượng, thành phần, và trình tự các loại Nu là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SVc) Theo bài ra ta có: H = 2A + 3G = 2128 (*)

- Mạch 1: có A1=T1, G1=2A1, X1= 3T1

- Vì: Agen = A1 + A2 = A1 + T1 = 2A1 

+ Ggen = G1 + G2 = G1 + X1 = 2A1 + 3T1 = 2A1 + 3A1 = 5A1

Thay Agen, Ggen vào (*) ta được: 2.2A1 + 3.5A1 = 2128 => A1 = 112 -> Agen = A1 + A2  = 2A1 = 224.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a) Một nhà chọn giống gây đột biến alen A thành alen a trên một giống cây trồng và thấy rằng thể đột biến đã bị giảm năng suất. Biết các tính trạng khác không thay đổi. Nhà chọn giống kết luận: Đột biến alen A thành alen a là đột biến có hại nên đã loại bỏ các thể đột biến này. Em có đồng ý với kết luận và hành động của nhà chọn giống trên không? Tại sao?

b) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính với tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gen ở thực vật.

Câu 2

Giống thỏ Himalaya có hiện tượng phần thân lông màu trắng muốt, trong khi đó các phần đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Để tìm hiểu hiện tượng này các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: Cạo phần lông màu trắng trên lưng thỏ và thường xuyên buộc vào đó cục nước đá, tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Biết màu sắc lông ở giống thỏ này do gen tổng hợp sắc tố mêlanin qui định và các tế bào trên cùng một cơ thể là có kiểu gen giống nhau.

a) Em hãy giải thích hiện tượng trên.

b) Trong sinh học, hiện tượng trên được gọi là gì? Nêu đặc điểm và ý nghĩa của hiện tượng đó đối với đời sống sinh vật.

Câu 3

Ở cà chua, alen D quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả màu vàng. Trên lô đất A, người ta gieo giống cà chua quả màu đỏ thuần chủng làm cây bố. Trên lô đất B, người ta gieo giống cà chua quả màu vàng làm cây mẹ.

a) Trình bày các thao tác lai giữa giống cây ở lô đất A với giống cây ở lô đất B.

b) Khi thu hoạch quả ở lô đất B, tỉ lệ kiểu hình về màu quả thu được như thế nào? Giải thích.

c) Tiếp tục đem hạt cà chua thu được từ những cây ở lô đất B nói trên gieo vào lô đất C. Sau khi cây trưởng thành, cho tạp giao. Đến khi thu hoạch quả, các quả thu được từ những cây ở lô đất C có tỉ lệ kiểu hình về màu quả như thế nào? Giải thích.

Câu 4

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò chỉ tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò.

Em hãy cho biết tên và đặc điểm của các mối quan hệ giữa bò với các sinh vật có tên ở trên.

Câu 5

Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho các cây thân cao – hoa màu đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 765 cây thân cao – hoa màu đỏ; 15 cây thân cao – hoa màu trắng; 15 cây thân thấp – hoa màu đỏ; 5 cây thân thấp – hoa màu trắng.

          Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả trên. Biết các gen phân li độc lập, không có đột biến xảy ra và các cây (P) gồm có hai kiểu gen khác nhau về các tính trạng đang xét. 

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Không đồng ý với kết luận và hành động của nhà chon giống trên vì:

+ Mặc dù trong tổ hợp gen và điều kiện môi trường nhà chọn giống thí nghiệm thì alen đột biến a là có hại (làm giảm năng suất).

+ Tuy nhiên sự biểu hiện ra kiểu hình của alen đột biến a còn phụ thuộc vào tổ hợp gen và tùy thuộc vào điều kiện môi trường, trong tổ hợp gen và điều kiện môi trường cũ alen đột biến là có hại nhưng khi ở tổ hợp gen mới hoặc điều kiên môi trường mới thì nó có thể lại trở thành có lợi

b)

Phương pháp lai tạo

Phương pháp gây đột biến gen

- Dựa trên cơ sở là BDTH: Nên về kiểu gen của giống là sự tái tổ hợp các alen đã có ở bố mẹ, về KH thường là sự tái tổ hợp các tính trạng đã có ở bố mẹ

- Đặc điểm: Đơn giản, dễ làm nhưng tốn thời gian…

- Dựa trên cơ sở là BDĐB: Nên về KG của giống có xuất hiện alen mới, về KH có thể xuất hiện những tính trạng hoàn toàn khác so với bố mẹ.

- Đặc điểm: Khó làm, nhanh cho kết quả...

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Kim Đồng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?