TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc - Hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
(Trích Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nhân vật anh trong đoạn văn trên là ai ? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhân vật anh trong đoạn văn có tâm trạng như thế nào ? (0,5 điểm)
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên. Nêu khái niệm lời dẫn trực tiếp. (1,5 điểm)
Câu 5: Xác định khởi ngữ có ở đoạn văn trên. Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ (1,5 điểm)
Phần II. Làm văn (5,0 điểm)
Hiện nay, tình trạng vứt rắc ra đường hoặc ở nơi công cộng rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng này.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc - Hiểu (5,0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Câu 2: Nhân vật anh trong đoạn văn trên là ông Sáu
Câu 3: Nhân vật anh trong đoạn văn có tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, đau đớn vì bé Thu - là con gái ruột thịt lại đang sợ hãi chính mình.
Câu 4: Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên: "Má!Má!"
Khái niệm lời dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 5: Xác định khởi ngữ có ở đoạn văn trên:Còn anh,
Đặc điểm công dụng của khởi ngữ: Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.
Phần II. LÀM VĂN
Dàn ý
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề “vứt rác ra đường hoặc ở nơi công cộng rất phổ biến" đã gây nên thực trạng ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi ở nước ta hiện nay.
b) Thân bài
- Vứt rác ra đường hoặc ở nơi công cộn là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường.
- Nhiều người có thói quen vất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.
- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.
* Thực trạng hiện tượng vứt rác ra đường hoặc ở nơi công cộng rất phổ biến
- Dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân vô tư xả rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố.
- Khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre họ vẫn thản nhiên vứt xuống nền nhà...
- Khi đến các quán nước, sàn nhà đầy những tàn thuốc lá cùng với những bã kẹo cao su,...
- Người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa xuống đường
- Người ngồi trên xe ô tô, xe buýt, xe du lịch thì vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Phần Đọc - Hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn
Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn
Câu 4 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử
II. Phần tập làm văn (6,0 điểm)
Cảm nhận về bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần Đọc - Hiểu
Câu 1: Đoạn văn được trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2: Thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn: "Còn anh" trong câu văn thứ 2.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn: Cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách giữa anh Sáu và bé Thu.
Câu 4: Đoạn văn mẫu về tình phụ tử:
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm"
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy (1,0 điểm)
Câu 2. Bài thơ có những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình THCS. Điểm giống nhau của hai bài thơ đỏ là gì ? (1,0 điểm)
Câu 3. Câu thơ “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp của đoạn thơ trên là gì ?(1,0 điểm).
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của minh về truyền thống "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta.
Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!
(Trích Đồng chí, Chính Hữu)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Đọc - hiểu (4 điểm)
Câu 1:
- Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con đường chiến lược Trường Sơn. Bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ báo Văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng – Quầng lửa” (1970) của tác giả.
+ Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Miền Bắc được giải phóng miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hy sinh để vận chuyển tiếp viện miền Nam. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Lấy cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.
+ Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mỹ dũng cảm ngoan cường, lạc quan yêu đời trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lý tưởng cao cả là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Dương Bá Trạc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !