Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Thủ Đức

TRƯỜNG THCS THỦ ĐỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng:

“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

A. Những ngôi sao xa xôi

B. Lặng lẽ Sa Pa

C. Làng

D. Chiếc lược ngà

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết câu nào là chủ yếu?

A. Phép thế

B. Phép nối

C. Phép liên tưởng

D. Phép lặp từ ngữ

Câu 4. Trong đoạn trích, “Tôi” để chỉ nhân vật nào?

A. Ông Hai

B. Ông Sáu

C. Phương Định

D. Anh thanh niên

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 5 (3,0 điểm).

“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

(Tố Hữu - Một khúc ca)

Em hãy viết một đoạn văn trả lời cho câu hỏi trên của nhà thơ Tố Hữu. Trong đoạn văn, sử dụng ít nhất một câu có chứa thành phần phụ chú. Gạch chân dưới câu chứa thành phần phụ chú đó.

Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. A

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4. C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5

* Dẫn dắt vào vấn đề: mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.

* Bàn luận

- Sống đẹp là như thế nào ? Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

- Ý nghĩa của việc sống đẹp

+ Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Địa hình đồi núi và trùng điệp với động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ. Ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác trên các sườn núi ven hồ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

(Theo Wikipedia - Internet)

a. (0.5 điểm) Tìm 01 từ láy có trong văn bản trên

b. (0.5 điểm) Theo văn bản, yếu tố nào cho phép Hòa Bình phát triển du lịch vùng lòng hồ?

c. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi"

d. (1.0 điểm) Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương Hòa Bình? (trả lời trong khoảng 3 -5 dòng)

Câu 2 (2.0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) về các giải pháp để bảo vệ cảnh thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2017)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a. Từ láy: thấp thoáng; rải rác

b. Yếu tố cho phép Hòa Bình phát triển du lịch lòng hồ: địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiến, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Nooc mở ra những tuyển du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch lòng hồ.

c.

- Biện pháp liệt kê: Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự đa dạng, phong phủ trong tài nguyên thiên nhiên Hòa Bình.

d. Qua văn bản đã gợi lên cho em:

+ Lòng yêu quý tự hào về quê hương.

+ Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữa gin và phát huy vẻ đẹp vốn có của quê hương.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I - Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

"Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc :

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con !

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa."

(Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ây.

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3 (1.5 điểm): Đoạn trích trên miêu tả đôi mắt của hai nhân vật, đó là những nhân vật nào? Đôi mắt của mỗi nhân vật cho ta biết gì về tâm trạng của nhân vật và hãy lý giải tại sao nhân vật lại có tâm trạng ấy?

Phần II - Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 - Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng và sâu nặng. Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình cảm gia đình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bông tái đi, rồi vụt chạy và kêu thé lên "Má! Má!. Còn anh! anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"

(Ngữ văn 9 tập 1)

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

c. Tìm cầu văn có khởi ngữ trong đoạn trích trên? Chỉ ra đầu là khởi ngữ trong câu văn đó? Nêu tác dụng của khởi ngũ vừa tìm được?

Câu 2: (2,0 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để thấy được tinh thần chống COVID-19 của nước ta trong thời gian qua.

Câu 3: (6,0 điểm) Em hãy phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích "Mùa xuân nho nhỏ " - Thanh Hải)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a. Đoạn trích trên trích từ Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

b. Nội dung đoạn trích: sự ngạc nhiên, sợ hãi của bé Thu khi gặp lại ba nó và sự tổn thương của anh Sáu khi con không nhận ra mình.

c. Khởi ngữ: còn anh

Tác dụng: nhấn mạnh vào tâm trạng anh Sáu.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Thủ Đức. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?