Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Võ Văn Tần

TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. (2) Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa ... lúc đẹp là lúc mất. (3) Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. (4) Gió chướng thông ngọn thì bông sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông bỏ vào lúc vinh quang nhất. (5) Nên tôi, trong vai người đứng ngắm phải ngẩn ngơ nhớ tiếc. (6) Đôi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhõm như cái bông sậy nhỏ nhoi này?

(Trích Chập chờn lau sậy ... - Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 93,94)

a. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn.

b. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2).

c. Tìm từ láy trong câu (6).

d. Em hiểu như thế nào về nội dung của đoạn văn?

Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)

Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.156)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a. Câu chủ đề của đoạn văn: Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai.

b. Thành phần biệt lập trong câu (2): "Dường như"

c. Từ láy trong câu (6): nhẹ nhõm, nhỏ nhoi

d. Nội dung của đoạn văn:

Câu 2.

Gợi ý: Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống như:

- Trong giáo dục, việc phải nghỉ học dài ngày đã khiến nhiều trường phải đưa ra giải pháp tổ chức dạy và học trực tuyến.

- Việc tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke… hay “lập hội” tán dóc với nhau của các “hội bà tám” cũng giảm hẳn.

- Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau… giờ cũng vắng hẳn.

- Thói quen hiếu kỳ, chen chân vào đám đông cũng giảm rõ rệt vì hầu như ai cũng ý thức được rằng ở đám đông đó đầy rủi ro nhiễm bệnh.

- Ở các chỗ đông người, trong các không gian công cộng, việc “đi nhẹ nói khẽ” cũng được thể hiện nhiều hơn, không chỉ từ sự tự điều chỉnh mà còn do… vướng cái khẩu trang!

- Mọi người dành thời gian cho gia đình và bản thân nhiều hơn, hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tập thể dục, tự giải trí ở nhà…

- Thái độ có trách nhiệm với cộng đồng được nâng cao, ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân của từng người được nâng lên.

- Thói quen ít rửa tay hoặc rửa tay qua loa vốn có ở nhiều người giờ được tác động mạnh mẽ để thay đổi

- Nhiều người cũng quan tâm việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình.

---(Để xem tiếp đáp án câu 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,

1, Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

“Ngày ngày một trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ."

Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sống đôi đó có tác dụng gì?

3. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứua thành phân biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).

4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…"

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” giúp em hiểu gì về vị danh tướng?

3. Từ cách ứng xử của danh tướng và thầy giáo trong văn bản trên, kết hợp với hiệu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Đọc hiểu:

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăng miền Bắc, vào viếng lăng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó.

2. Hình ảnh thực là Mặt Trời ở câu thơ thứ nhất (ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng), đây là Mặt Trời của vũ trụ, của tự nhiên.

Hình ảnh ẩn dụ sóng đôi là hình ảnh Mặt Trời ở dòng thơ thứ 2 (thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ), Mặt Trời này ý chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại, cứu vớt, dẫn đường cho dân tộc ta ra khỏi đêm trường nô lệ, bởi vậy người chính là Mặt Trời chiếu sáng của đất nước Việt Nam ta.

→ Việc xây dựng cặp hình ảnh sống đôi như vậy giúp tạo được sự song hành trong câu thơ. Qua đó làm bẩy lên được sự vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh - sóng vai cùng với Mặt Trời, vĩnh viễn chiếu sáng, sưởi ấm cho dân tộc Việt Nam.

3. Khổ thơ đã diễn tả một cách vô cùng sâu sắc và tinh tế những cảm xúc của nhà thơ khi đi vào trong lăng, trực tiếp ngắm nhìn di hài của Bác. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để nhắc đến sự ra đi của Bác. Rằng người chỉ đang ngủ một giấc ngủ bình yên và thảnh thơi sau những tháng ngày bôn ba vì tổ quốc mà thôi. Tuy vậy, nhưng từ người vẫn tỏa ra một vầng sáng trong trẻo, ấm ấp. Ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, để chỉ vẻ đẹp thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh trời xanh được xuất hiện, nó ẩn dụ cho sự vĩnh hằng, trường tồn bất diệt của Bác. Tuy Bác đã đi xa, nhưng những gì mà Bác đem lại cho dân tộc ta, những tình cảm ấm áp, chân thành của Người vẫn sẽ luôn còn mãi. Dẫu biết là thế, nhưng dường như những suy nghĩ an ủi ấy không thể nào có thể làm phai mờ đi nỗi đau của những người con, người cháu. Khiến tác giả phải chợt thối lên mà sao nghe nhói ở trong tim. Bởi vì sự ra đi của Bác là một nỗi đau, mất mát vô cùng lớn đối với hàng triệu trái tim Việt Nam.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2008)

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tên tác giả của bài thơ?

Câu 2. Em hiểu ý nghĩa của từ trung hiếu như thế nào?

Câu 3. Nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam ra sao?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1. Đoạn thơ được trích trong tác phẩm Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

Câu 2. trung hiếu ở đây là “trung với nước, hiếu với dân” - cũng là một trong những phẩm chất mà Bác đã dặn cán bộ và chiến sĩ.

Câu 3. Khi sắp phải trở về miền Nam, tác giả lưu luyến không muốn rời, ông muốn gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người.

+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.

+ Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng.

+ Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Võ Văn Tần. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?