SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC
| KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ THI MÔN SỬ 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm 05 trang. |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất vì:
A. Vì Nghệ - Tĩnh đã lập được chính quyền xô viết.
B. Vì nhân dân ở đây có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
C. Vì Nghệ - Tĩnh có tổ chức cộng sản và cơ sở đảng khá mạnh.
D. Vì cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy ở Nghệ - Tĩnh là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam.
Câu 2: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
B. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập
D. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
Câu 3: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?
A. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình".
B. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày".
C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến".
D. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít".
Câu 4: Nơi thí điểm xây dựng các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh là:
A. Thái Nguyên. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Hà Nội.
Câu 5: Ý nghĩa then chốt , quan trọng nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai?
A. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
B. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
C. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ
D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất
Câu 6: Trong Cách mạng tháng Tám 1945, các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước là
A. Bắc Giang, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Quảng Ngãi.
B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh,Quảng Nam.
D. Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam.
Câu 7: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là:
A. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.
B. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.
C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
D. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.
Câu 8: Nhân tố quan trọng thúc đẩy Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX là:
A. Nhờ có vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết…
B. Nguồn lợi nhuận thu được từ các nước thuộc địa
C. Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT
D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài
Câu 9: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là:
A. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp.
B. Liên minh tư sản và địa chủ.
C. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 10: Sau thế chiến thứ I, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới là do ảnh hưởng của:
A. Nước Pháp phát triển kinh tế nhanh. B. Hậu quả của thế chiến I.
C. Cách mạng tháng Mười Nga. D. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 11: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX là:
A. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B. khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
Câu 12: Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự:
A. Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.
D. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 13: Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp,cải lương khi đế quốc mạnh. Đó là đặc điểm của:
A. Giai cấp tư sản địa chủ. B. Giai cấp đại chủ phong kiến.
C. Tầng lớp tư sản mại bản D. Tầng lớp tư sản dân tộc.
Câu 14: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới ?
A. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
B. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
C. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
D. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
Câu 15: Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là gì ?
A. Nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người.
B. Do sự bừng nổ dân sô.
C. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
D. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí ,sáng tạo vũ khí mới.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất vì:
A. Vì Nghệ - Tĩnh có tổ chức cộng sản và cơ sở đảng khá mạnh.
B. Vì nhân dân ở đây có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
C. Vì cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy ở Nghệ - Tĩnh là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam.
D. Vì Nghệ - Tĩnh đã lập được chính quyền xô viết.
Câu 2: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:
A. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
B. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
C. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
D. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
Câu 3: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ
A. chính trị, quân sự và kinh tế
B. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
C. chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân.
D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Câu 4: Ngày 15/8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước ở Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập là
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Việt Nam, Lào, Inđonexia.
C. Việt Nam, Thái Lan, Lào. D. Thái Lan, Bru-nây, Malaixia.
Câu 5: Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự:
A. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
Câu 6: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân ?
A. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
B. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.
C. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
D. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
Câu 7: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là:
A. Công nhân, nông dân.
B. Liên minh tư sản và địa chủ.
C. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp.
D. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
Câu 8: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới ?
A. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
B. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
C. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 9: Nước nào được mệnh danh là “người khổng lồ về kinh tế, nhưng là chú lùn về chính trị”?
A. Tây Âu B. Nga C. Mĩ D. Nhật Bản
Câu 10: Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp,cải lương khi đế quốc mạnh. Đó là đặc điểm của:
A. Giai cấp đại chủ phong kiến. B. Giai cấp tư sản địa chủ.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc. D. Tầng lớp tư sản mại bản
Câu 11: Sau thế chiến thứ I, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới là do ảnh hưởng của:
A. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Nước Pháp phát triển kinh tế nhanh. D. Hậu quả của thế chiến I.
Câu 12: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực khoa học-kĩ thuật?
A. Lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Trái Đất.
B. Lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng.
C. Lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ cùng con người bay vòng quanh Trái Đất.
D. Lần đầu tiên đưa tàu lên thăm dò Sao Hỏa.
Câu 13: Trong Cách mạng tháng Tám 1945, các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước là
A. Bắc Giang, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Quảng Ngãi.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh,Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam.
D. Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam.
Câu 14: Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì” là:
A. 1952-1960 B. 973-1991 C. 1960-1973 D. 1945-1952
Câu 15: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
B. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập
C. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
D. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc được thực hiện vào năm nào:
A. 1985 B. 1986 C. 1976 D. 1978
Câu 2: Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là gì ?
A. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
B. Nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người.
C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí ,sáng tạo vũ khí mới.
D. Do sự bừng nổ dân sô.
Câu 3: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?
A. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến".
B. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày".
C. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình".
D. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít".
Câu 4: Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?
A. Phát hành và sử dụng đồng EURO.
B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.
C. Tạo ra 1 cộng đồng kinh tế và 1 thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Hợp tác liên minh giữa các nước trong tất cả các lĩnh vực.
Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lạnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam.
B. Là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
C. Chứng tỏ sức mạnh của liên minh công- nông là 2 lực lượng nòng cốt của cách mạng để giành thắng lợi.
D. Đã tập hợp được tất cả lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Câu 6: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là:
A. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.
B. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.
C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
D. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.
Câu 7: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
B. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập
D. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Câu 8: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là:
A. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp.
B. Liên minh tư sản và địa chủ.
C. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 9: Ngày 15/8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước ở Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập là
A. Việt Nam, Lào, Inđonexia. B. Việt Nam, Thái Lan, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Thái Lan, Bru-nây, Malaixia.
Câu 10: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân ?
A. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
B. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.
C. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
D. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
Câu 11: Bản chất của quá trình toàn cầu hóa là:
A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
C. tạo nên sự phát triển vượt bậc cho kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
D. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
Câu 12: Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp,cải lương khi đế quốc mạnh. Đó là đặc điểm của:
A. Giai cấp tư sản địa chủ. B. Giai cấp đại chủ phong kiến.
C. Tầng lớp tư sản mại bản D. Tầng lớp tư sản dân tộc.
Câu 13: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới ?
A. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
B. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
C. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 14: Trong Cách mạng tháng Tám 1945, các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước là
A. Bắc Giang, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Quảng Ngãi.
B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh,Quảng Nam.
D. Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam.
Câu 15: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực khoa học-kĩ thuật?
A. Lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Trái Đất.
B. Lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng.
C. Lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ cùng con người bay vòng quanh Trái Đất.
D. Lần đầu tiên đưa tàu lên thăm dò Sao Hỏa.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc đã:
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân dân ,tiến lên Tư bản Chủ Nghĩa.
B. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ,tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Câu 2: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là
A. Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới
B. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập
C. Đặc trưng thế giới bị chia thành hai cực-hai phe
D. Sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Câu 3: Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước Châu Phi là:
A. trên lĩnh vực quân sự. B. chính trị hợp pháp, thương lượng hòa bình.
C. vũ trang, dùng bạo lực. D. trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 4: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?
A. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình".
B. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến".
C. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít".
D. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày".
Câu 5: Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp,cải lương khi đế quốc mạnh. Đó là đặc điểm của:
A. Tầng lớp tư sản mại bản B. Giai cấp đại chủ phong kiến.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc. D. Giai cấp tư sản địa chủ.
Câu 6: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
B. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập
C. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
D. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
Câu 7: Ý nghĩa then chốt , quan trọng nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai?
A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất
B. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ
C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
D. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
Câu 8: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân ?
A. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
B. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
C. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
D. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.
Câu 9: Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập không tham gia bất kì liên minh quân sự hoặc chính trị. Đó là đường lối của của:
A. Lào từ1954-1970. B. Campuchia 1954-1970.
C. Lào từ1954-1975. D. Campuchia 1954-1975.
Câu 10: Hãy nêu nhưng mâu thuẫn của xã hội Việt Nam sau chiền tranh thế giới lần thứ nhất ?
A. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa iai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
B. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp , giữa tất cả các giai cấp trong xã hội do địa vị và quyền lợi khác nhau nên đều mâu thuẫn.
C. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa giai cấp nông dân với giai cấp tư sản.
D. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 11: Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là?
A. Hội những người Việt Nam yêu nước. B. Tâm tâm xã.
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
Câu 12: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới ?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
B. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
C. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 13: Việc thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6-1945) có ý nghĩa như thế nào?
A. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa của cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập.
B. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở nước ta.
C. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
D. Việt Bắc trở thành thủ đô của Chính phủ lâm thời.
Câu 14: Bản chất của quá trình toàn cầu hóa là:
A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
C. tạo nên sự phát triển vượt bậc cho kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
D. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
Câu 15: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là:
A. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
B. Theo cách mạng tháng mười Nga.
C. Theo chủ nghĩa Mác.
D. Theo chủ nghĩa quốc gia độc lập.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Thái Học. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.