BỘ 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là :
A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH. D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm etanol và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch natri hiđroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là :
A. 22%. B. 44%. C. 50%. D. 51%.
Câu 3: Cho 13,6 gam phenyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là :
A. 12,2 gam. B. 16,2 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam.
Câu 4: Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Vậy công thức cấu tạo của E là :
A. CH3COOCH2CH2CH3. B. HCOOCH2CH2CH3. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 5: Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 6: Đun glixerol với hỗn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
A. . B. . C. . D. .
Câu 7: Este etyl fomat có công thức là :
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 8: Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần ?
A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.
C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 9: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng
A. không thuận nghịch. C. thuận nghịch (trừ những trường hợp đặc biệt).
B. luôn sinh ra axit và ancol. D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
Câu 10: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là :
A. không thuận nghịch. B. luôn sinh ra axit và ancol.
C. thuận nghịch. D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
Câu 11: Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn : A tác dụng được dung dịch NaOH đun nóng và dung dịch AgNO3/NH3, to. Vậy A có CTCT là :
A. C2H5COOH. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. HOCCH2CH2OH.
Câu 12: Cho các chất lỏng sau : axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím. B. nước và dd NaOH. C. dd NaOH. D. nước brom.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 14: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là :
A. 5%. B. 10%. C. 15%. D. 30%.
Câu 15: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là :
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 54%.
---(Để xem nội dung đề vào đáp án của đề tham khảo số 1 thi HK1 môn Hóa 12 năm 2019-2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là :
A. etyl fomat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 2: Làm bay hơi 7,4 gam một este X thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi thực hiện phản ứng xà phòng hoá 7,4 gam X với dung dịch NaOH (phản ứng hoàn toàn) thu được sản phẩm có 6,8 gam muối. Tên gọi của X là :
A. etyl fomat. B. vinyl fomat. C. metyl axetat. D. isopropyl fomat.
Câu 3: Cho 13,6 gam phenyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là :
A. 12,2 gam. B. 16,2 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam.
Câu 4: Đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH (đủ), thu được 13,4 gam muối của axit đa chức và 9,2 gam ancol đơn chức, có thể tích 8,32 lít (ở 127oC, 600 mmHg). X có công thức là :
A. CH(COOCH3)3. B. C2H4(COOC2H5)2. C. (COOC2H5)2. D. (COOC3H5)2.
Câu 5: Đốt hoàn toàn 4,2 gam một este E thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Công thức cấu tạo của E là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 6: Chất nào sau đây không phải là este ?
A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C3H5(COOCH3)3.
Câu 7: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là :
A. CnH2nO2 (n 2). B. CnH2n - 2O2 (n 2). C. CnH2n + 2O2 (n 2). D. CnH2nO (n 2).
Câu 8: Cho các chất đơn chức có CTPT là C4H8O2. Có bao nhiêu chất phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 9: Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 10: Este vinyl axetat có công thức là :
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 11: Tính chất hoá học quan trọng nhất của este là :
A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng thuỷ phân. D. Tất cả các phản ứng trên.
Câu 12: Khi cho axit axetic phản ứng với axetilen ở điều kiện thích hợp ta thu được este có công thức là :
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH3COOCH2CH3. D. HCOOCH2CH3.
Câu 13: Có thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOH bằng
A. AgNO3/NH3 B. CaCO3. C. Na. D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là :
A. chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo
C. sản phẩm của công nghệ hoá dầu
D. có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật
Câu 15: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là :
A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
---(Để xem nội dung đề vào đáp án của đề tham khảo số 2 thi HK1 môn Hóa 12 năm 2019-2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Để nhận biết các đồng phân đơn chức có công thức phân tử C3H6O2có thể dùng các hóa chất nào sau đây
A. Quỳ tím và AgNO3/NH3 B. Quỳ tím và NaOH C. Na2CO3 và NaOH D. NaOH và Ag2O/NH3
Câu 2: Muốn chuyển hóa triolein thành tristearin cần cho chất béo đó tác dụng với chất nào dưới đây?
A. Dung dịch NaOH, đun nóng
B. H2 ở nhiệt độ, áp suất cao, có Ni xúc tác
C. Dung dịch H2SO4 loãng nóng
D. H2, ở nhiệt độ phòng.
Câu 3: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần ?
A.H2O, NH3, CH3NH2, C6H5NH2 B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, H2O
C. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, H2O D. NH3, H2O, CH3NH2, C6H5NH2
Câu 4: Nilon–6,6 là một loại:
A. tơ axetat B. tơ poliamit C. polieste D. tơ visco
Câu 5: Phát biểu không đúng là:
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
Câu 6: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na.
B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 7: Cho các hợp chất hữu cơ sau: Glucozơ, Saccarozơ, Fructozơ, Tinh bột, Glyxerol. Có bao nhiêu chất KHÔNG tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất
Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ. B. anđehit axetic, axit fomic, glucozơ.
C. axit fomic, saccarozơ, glucozơ. D. anđehit fomic, glucozơ, saccarozơ.
Câu 9: Este có công thức phân tử C3H6O2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là:
A. axit axetic B. Axit propanoic C. Axit propionic D. Axit fomic
Câu 10: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3.
B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. HCOO-CH=CH-CH3.
D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 11: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 42 kg. B. 10 kg. C. 30 kg. D. 21 kg.
Câu 12: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 13: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 14: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). CTCT thu gọn của X và Y là:
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
Câu 15: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là:
A. protit luôn chứa chức hiđroxyl. B. protit luôn chứa nitơ.
C. protit luôn là chất hữu cơ no. D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
--(Để xem nội dung đề vào đáp án của đề tham khảo số 3 thi HK1 môn Hóa 12 năm 2019-2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Este có công thức phân tử C3H6O2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là:
A. axit axetic B. Axit propanoic C. Axit propionic D. Axit fomic
Câu 2: Hai hợp chất hữu cơ (A) và (B) có cùng công thức phân tử C2H4O2. (A) cho được phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na, (B) vừa cho được phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của (A) và (B) lần lượt là:
A. H–COOCH3 và CH3COOH B. HO–CH2–CHO và CH3COOH
C. H–COOCH3 và CH3–O–CHO D. CH3COOH và H–COOCH3
Câu 3: Cho các hợp chất hữu cơ sau: Glucozơ, Saccarozơ, Fructozơ, Tinh bột, Glyxerol. Có bao nhiêu chất KHÔNG tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất
Câu 4: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. CH3COOC2H5
Câu 5: Glucozơ và fructozơ sẽ cho cùng sản phẩm khi thực hiện phản ứng với:
A. Cu(OH)2 B. ddAgNO3/NH3 C. H2/Ni, nhiệt độ D. Na kim loạị
Câu 6: Công thức thu gọn của xenlulozơ là:
A. [C6H5O2(OH)3]n B. [C6H7O2(OH)3]n C. [C6H6O(OH)4]n D. [C6H8O2(OH)3]n
Câu 7: Tinh bột là hỗn hợp của:
A. glucozơ và fructozơ. B. nhiều gốc glucozơ. C. amilozơ và amilopectin. D. saccarozơ và xenlulozơ.
Câu 8: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam.
Câu 9: Cho các hợp chất hữu cơ: Glucozơ, Saccarozơ, Fructozơ, Tinh bột, Glyxerol và etanol. Có bao nhiêu chất KHÔNG tham gia phản ứng với Cu(OH)2?
- A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất
Câu 10: Đặc điểm của phản ứng este hóa là:
A. Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì.
B. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.
C. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.
D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 loãng xúc tác.
Câu 11: Chất X có CTPT là C4H6O2. Biết X không tác dụng với Na, X có phản ứng tráng bạc, khi thủy phân X thu được các sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. CTCT của X là:
A. HOCH2CH=CH–CHO B. HCOOCH2–CH=CH2
C. CH3–COOCH=CH2 D. HCOOCH=CH–CH3
Câu 12: Công thức phân tử C3H9N ứng với bao nhiêu đồng phân?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 13: Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:
Glucozơ → ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna. Hiệu suất quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4kg cao su thì khối lượng glucozo cần dùng là:
A. 96kg B. 144kg C. 108kg D. 81kg
Câu 14: Tên gọi đúng C6H5NH2 đúng?
A. Benzyl amoni B. Phenyl amoni C. Hexylamin D. Anilin
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc Hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc vào gốc H-C, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.
---(Để xem nội dung đề vào đáp án của đề tham khảo số 4 thi HK1 môn Hóa 12 năm 2019-2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thêm tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- 60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Đề cương thi HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !