TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ | ĐỀ KSCL HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là bao nhiêu trở lên?
A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 16 tuổi. C. Từ đủ 14 tuổi. D. Từ 18 tuổi.
Câu 2: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
C. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 3: Câu nói: “Khách hàng là thượng đế” ý muốn nói
A. thể hiện sự quan tâm đến người mua và người bán.
B. đó là kết quả tất yếu của cạnh tranh.
C. lượng người bán nhiều hơn lượng người mua.
D. lượng người mua bao giờ cũng nhiều hơn lượng người bán.
Câu 4: Anh Z đang viết phiếu bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thì chị N là người trong tổ bầu cử hướng dẫn anh Z nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh Z không thực hiện theo. Bà G đã quay lại clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho bà 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K đánh để buộc bà N phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị N, anh K, bà G. B. Chị N và anh K.
C. Chị N. D. Bà G.
Câu 5: Anh H là trưởng phòng kinh doanh của một công ty liên doanh, cuối năm anh H được công ty thưởng 200 triệu đồng và chủ động đến cơ quan nộp thuế. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nghĩa vụ thuế gì?
A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 6: Bà P lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm vỉa hè và lập biên bản xử phạt thì bà P đã dùng lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng lực lượng chức năng. Hành vi của bà P đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và hành chính.
C. Hành chính và kỷ luật. D. Hình sự và hành chính.
Câu 7: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì
(1) vi phạm quy tắc đạo đức.
(2) vi phạm pháp luật hình sự.
(3) vi phạm pháp luật hành chính.
(4) phải chịu trách nhiệm hình sự.
(5) bị xử phạt vi phạm hành chính.
(6) bị dư luận xã hội lên án.
Các câu trả lời đúng là
A. (1), (2), (4), (6). B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (3), (5), (6).
Câu 8: Do mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nhà ở, anh Đ đã bàn bạc âm mưu với hai anh trai là K và T sang nhà ông Q hàng xóm để trả thù. Anh L người bạn thân của Đ đang ở chơi trong nhà vô tình nghe hết được sự việc. Sau đó, Đ và K rủ thêm M sang nhà ông Q chửi bới, đập phá đồ đạc và đánh ông Q bị trọng thương, tỉ lệ giám định thương tật là 18%. Anh T không đi được vì có việc đột xuất phải ra ngoài. Trong trường hợp này những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh Đ, K, T, anh M và anh L. B. Anh Đ, K và anh M.
C. Anh Đ, K và T. D. Anh Đ, K, T và anh M.
Câu 9: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 10: Anh X và Y hay chê bai phong tục của một số dân tộc thiểu số nên chị U và V đã nhắc nhở bạn mình là X và Y không nên nhận xét tiêu cực như vậy. Bực mình vì bị can thiệp nên X đã đăng tải lên trang cá nhân nói xấu chị U. Do đó, V đã nhờ H người đánh anh X và Y. Những ai đã vi phạm chính sách bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Chị V, U và H. B. Anh X và Y.
C. Anh X, Y, V và H. D. Chị V và H.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Từ ngày 15 – 12 – 2007, theo Nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện
A. bản chất của pháp luật. B. nội dung của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật. D. đặc trưng của pháp luật.
Câu 2: Giám đốc công ty K vì muốn cạnh tranh với công ty H. Do đó đã cho nhân viên sản xuất một số mặt hàng giống nhãn hiệu của công ty H đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của giám đốc công ty K đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền phát minh.
C. Quyền cải tiến kĩ thuật. D. Quyền tác giả.
Câu 3: Cơ quan cử chị X đi học nâng cao trình độ chuyên môn ở Hà Nội. Chị X bàn bạc và được chồng động viên đi học. Trong tình huống trên, chồng chị X đã có biểu hiện nào trong những mối quan hệ nhân thân sau đây giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong mọi việc gia đình.
B. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.
C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
D. Vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau.
Câu 4: Trên thị trường giả sử có ba người cùng sản xuất gạo H, I, K. Anh H cung ứng cho thị trường 50 tạ gạo với giá mỗi kg giá 6.500đ; Anh I cung ứng 60 tạ gạo với giá mỗi kg giá 7.000đ; Anh K cung ứng 90 tạ gạo với mỗi kg giá 7.500đ. Trong trường hợp này, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một kg gạo gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nào?
A. Không ai cả. B. Anh K. C. Anh I. D. Anh H.
Câu 5: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong những lĩnh vực nào?
A. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị.
B. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
C. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
D. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 6: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương của nước ta là
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Hội đồng nhân dân.
C. Tòa án nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 7: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì?
A. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
B. Tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
C. Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.
D. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo.
Câu 8: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
A. các quyền của mình. B. lợi ích kinh tế của mình.
C. quyền và nghĩa vụ của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 9: Để con được vào trường chuyên của tỉnh, ông bà U, V đã đưa cho chị T số tiền 50 triệu đồng để chị T nhờ ông S chạy điểm. Anh X là người yêu của chị T biết chuyện đã nhắn tin đe dọa và ép buộc ông U phải chi 30 triệu đồng để giữ im lặng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền học tập của công dân?
A. Ông U, bà V. B. Ông U, bà V, anh X, chị T, ông S.
C. Ông U, bà V, chị T, ông S. D. Chị T, ông S.
Câu 10: Ông G giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận đặt cọc số tiền 800 triệu đồng của anh T và anh S ông G đã trốn khỏi nơi đăng ký tạm trú và về quê sinh sống cùng bà H là vợ. Sau hai tháng anh T và S phát hiện chỗ ở của ông G. Anh T và S đã thuê L bắt giam và đánh bà H gây thương tích phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây đã vi phạm luật hình sự?
A. Ông G và L. B. Ông G và anh T, anh S.
C. Ông G, bà H, anh T anh S và L. D. Ông G, anh T, anh S và L.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Việc cha mẹ bắt con cái phải thi vào các trường đại học theo ý cha mẹ là vi phạm quyền gì trong các quyền dưới đây?
A. Quyền phát triển. B. Quyền học tập.
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. D. Quyền sáng tạo.
Câu 2: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H số tiền là 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh G, H và U. B. Anh K và anh G.
C. Anh G và H. D. Anh K, G, H và U.
Câu 3: Phải kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng và an ninh là do
A. phải tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
B. các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp cách mạng nước ta.
C. chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. chúng ta vừa phải xây dựng Tổ quốc vừa phải bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là bao nhiêu trở lên?
A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 16 tuổi. C. Từ đủ 14 tuổi. D. Từ 18 tuổi.
Câu 5: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định. Đây là bước thứ mấy trong quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo?
A. Bước 3. B. Bước 2. C. Bước 1. D. Bước 4.
Câu 6: Anh H là trưởng phòng kinh doanh của một công ty liên doanh, cuối năm anh H được công ty thưởng 200 triệu đồng và chủ động đến cơ quan nộp thuế. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nghĩa vụ thuế gì?
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế thu nhập cá nhân.
Câu 7: Bà P lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm vỉa hè và lập biên bản xử phạt thì bà P đã dùng lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng lực lượng chức năng. Hành vi của bà P đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính.
C. Hành chính và kỷ luật. D. Hình sự và dân sự.
Câu 8: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp trí thức. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân. D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.
Câu 9: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong những lĩnh vực nào?
A. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị.
B. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục.
C. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
Câu 10: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. kí hợp đồng lao động. B. tìm việc làm.
C. sử dụng lao động. D. thực hiện nghĩa vụ lao động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Tiệc sinh nhật của bạn T tại quán karaoke tiêu tốn hết 800.000 đồng trong đó tiền bánh kem hết 250.000 đồng, tiền nước uống và trái cây hết 250.000 đồng, còn lại trả tiền thuê phòng hát trong 2 tiếng. Ngoài ra, tiền giữ xe 3 chiếc mỗi chiếc 2.000 đồng vì là ngày lễ. Trong trường hợp này, số tiền phải chi trả cho hàng hóa dịch vụ là bao nhiêu?
A. 506.000 đồng. B. 306.000 đồng.
C. 500.000 đồng. D. 806.000 đồng.
Câu 2: Mục tiêu của chính sách dân số là
A. tăng tỉ lệ gia tăng dân số.
B. thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
C. Nhà nước đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác dân số.
D. nâng cao chất lượng dân số.
Câu 3: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong những lĩnh vực nào?
A. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
B. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị.
D. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Câu 4: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây?
A. Đi tắt đón đầu. B. Quá độ trực tiếp.
C. Quá độ gián tiếp. D. Theo quy luật khách quan.
Câu 5: Theo Hiến pháp nước ta, đối với công dân lao động là
A. nghĩa vụ. B. quyền và nghĩa vụ. C. quyền lợi. D. bổn phận.
Câu 6: Do mâu thuẫn khi ngồi cùng quán nước đầu làng, P bị một nhóm thanh niên đuổi đánh. Đúng lúc ông H đi xe máy qua, anh P liền nhờ ông chở về nhà mình. Ông H chở P thẳng vào trong sân, đúng lúc đó thì nhóm thanh niên cũng đuổi kịp hùng hổ xông vào nhà tìm đánh P, thấy ầm ĩ anh K hàng xóm chạy sang can ngăn. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Ông H và nhóm thanh niên. B. Ông H, Anh K và nhóm thanh niên.
C. Nhóm thanh niên. D. Anh K và nhóm thanh niên.
Câu 7: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là
A. bị can. B. nghi can. C. bị cáo. D. bị kết án.
Câu 8: Ông V là Giám đốc sở X, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã tham ô 500 triệu đồng của Nhà nước. Ông V phải chịu hình phạt là 20 năm tù giam và bồi hoàn số tiền trên. Hình phạt này đã thể hiện sự bình đẳng về
A. trách nhiệm hành chính. B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm kỉ luật. D. trách nhiệm dân sự.
Câu 9: Vô tình Y phát hiện ra bố mình nghiện ma túy. Y học sinh lớp 10 chán nản nên thường bỏ nhà đi bụi rồi gặp K (cùng lớp), K đã dụ dỗ lôi kéo Y sử dụng ma túy. Khi bị nhà trường phát hiện, mẹ Y đã đến nhà cô hiệu trưởng đưa 10 triệu đồng để cô không kỉ luật đuổi học. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. Bố mẹ Y, Y và K. B. Bố Y, Y và K.
C. Mẹ Y, cô hiệu trưởng và K. D. Bố mẹ Y.
Câu 10: Ông G giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận đặt cọc số tiền 800 triệu đồng của anh T và anh S ông G đã trốn khỏi nơi đăng ký tạm trú và về quê sinh sống cùng bà H là vợ. Sau hai tháng anh T và S phát hiện chỗ ở của ông G. Anh T và S đã thuê L bắt giam và đánh bà H gây thương tích phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây đã vi phạm luật hình sự?
A. Ông G và L. B. Ông G và anh T, anh S.
C. Ông G, bà H, anh T anh S và L. D. Ông G, anh T, anh S và L.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề KSCL HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: